Hỏi đáp / Thiết kế móng cọc
Nhờ Bác Ngọc về vấn đề basic method - Tư vấn Kết cấu, BTCT, thi công xây dựng

  Nhờ Bác Ngọc về vấn đề basic method

     Em mờ topic này nhờ Bác Ngọc giải thích nguyên lý và cấu tạo của basic method. Thật sự tôi cũng chưa rõ vấn đề này mong anh tôi cùng trao đổi và chia sẻ tài liệu và kinh nghiệm. Cám ơn nhiều.
Có 58 câu trả lời!!
Có thể bạn chưa biết:
thietkelogo Basic method là cái gì ??? Tôi chưa hiểu nó là cái gì thì làm sao giải thích được nó???
thietkelogo
ClintomEa
Em không hiểu và không biết mới nhờ BÁC mà. Thật đấy
ClintomEa
MrAn12345 Ý của bạn là về phương pháp cơ bản hay kiến thức cơ bản ??? Bạn thử cố trình bày cái ý của bạn thuần tiếng Việt mà không dùng thuật ngữ xem để tôi có thể hiểu bạn định hỏi cái gì ???
MrAn12345
kukuca Tất cả mọi thứ. Từ lúc thi công khoan lỗ đến hạ cọc và những vấn đề cần chú ý, kinh nghiệm xử lý cọc....giống như cọc khoan nhồi mới vào VN thì cũng phải học hỏi mới hiểu và biết nó là gì chứ nghe quảng bá hoặc giới thiệu tôi chưa hiểu lắm.
kukuca
ao anh xa OK. Bây giờ mới hiểu một chút, Hóa ra bạn muốn các phương pháp cơ bản cho việc thi công cọc. Thế mà ban đầu tôi tưởng bạn hỏi về phương pháp cơ bản về .... làm tôi sợ quá. Về cọc thì nó có nhiều loại lắm. Với mỗi loại nó có các phương pháp khác nhau. Bạn định quan tâm loại nào. Ngay với mỗi một loại, nó cũng lại có rất nhiều phương pháp thi công khác nhau phù hợp với từng điều kiện cụ thể. Vì vậy, để có thể trình bày được thì có lẽ cần phải đi vào từng phương pháp cụ thế chứ khó mà có thể gộp chung nó vào một chỗ được.
ao anh xa
Vincentpype Xây nhà trọn gói đang là xu hướng xây dựng hiện nay bởi những ưu điểm tuyệt vời cho gia chủ. Đặc biệt bạn được miễn phí thiết kế nhà Hải Phòng khi Xây trọn gói. Và được tặng tủ bếp (free Thiết kế và thi công nội thất)
Luckyman
Vincentpype
___Hi, tôi xin chen ngang hỏi bác 1 vấn đề luôn, vấn đề tôi đang gặp phải mà chưa biết giải quyết cách nào cho đúng, mặc dù tôi đã hỏi rồi ___Em có 1 cái móng bè cho 1 cái Silo, dày khoảng 1m, kích thước 40mx40m, đan thép fi28 a150 2 lớp. Ở dưới cái móng đó là cọc BTCT ứng lực trước, có khoảng 300 cái. Hiện tại thì có 2 cái cọc ở gần nhau bị gãy, mới chỉ ép cọc thôi, chưa đổ đài. Vấn đề là không thể đưa máy ép cọc vào ép lại vì nhiều lý do. Chủ đầu tư yêu cầu là có biện pháp xử lý, tôi thì kiến thức có hạn mới chỉ nghĩ ra là tăng cường thép vào đài móng ở vị trí đó hoặc đặt thêm hệ dầm móng chia nhỏ cái khu bị gãy cọc ra thôi. ___Bác có phương pháp nào xử lý giúp tôi vấn đề này không ạ. Tôi nghĩ phương án đơn giản nhất là thuyết phục chủ đầu tư rằng tuy thiếu 2 cọc nhưng các cái cọc còn lại vẫn đủ sức chịu tải, (bên thi công cũng đề xuất vậy) nhưng mà khổ quá, tôi chẳng biết chứng minh kiểu gì, lý thuyết tính toán cái bọn móng bè to tổ bố như vậy, tôi tìm chẳng ra. Đấy bác xem, học dốt khổ thế đấy>>
Vincentpype
sukem13579 Nó có phải là biện pháp thi công phần ngầm không bác Co
sukem13579
AlbertgeK Không phải. Nó là móng cọc gồm: Hố khoan+đất+vữa XM+hạ cọc ống BTCT DUL vào trong hố thế là xong (dạng cọc tổng hợp). Nói vậy nhưng nhiều vấn đề chưa rõ, hiểu nên mới hỏi Sư phụ nền móng
AlbertgeK
StevenKl Bạn có thể nói rõ hơn về nền đất và loại cọc , chiều sâu hạ cọc để mọi người ngâm kíu cách sử lý Thông thường khi bị sự cố , thi công phải xử lý ngay tại lúc đó , việc thiếu trách nhiệm khi bị sự cố sẽ dẫn tới trường hợp rất xấu , đặc biệt là vấn đề về cọc , sự cố cọc có thể làm cho công trình đắp chiếu và không có phương án sử lý . Thường thì hỏng một cọc , tùy theo diều kiện và tính toán lại , có thể phải bổ xung 1 đến 2 cọc gì đó bên cạnh nó ngay sau khi sự cố sảy ra , còn khi đã ép cọc rồi mới sử lý thì hết đường cho máy móc, thiết bị vào được .
StevenKl
Haroldser Hì , dòng đỏ : vấn đề này nhiều khi cũng bị dính vào cái tế nhị lắm bác ơi , còn phải xem quan hệ họ hàng giữa chủ đầu tư, thiết kế, và thi công + Nếu gãy 2 cọc mà bên thi công chỉ ra là công trình vẫn đảm bảo => chứng tỏ ông thiết kế làm ẩu , làm thừa , gây tốn kém . + Nếu bên chủ đầu tư khẳng định phải bổ xung cọc , và bên thiết kế tính toán là hỏng 2 cọc , công trình sẽ không đảm bảo => bên thi công làm láo
Haroldser
Robertgomo ___Khổ tôi có thiết kế từ đầu đâu mà biết, tôi bị đẩy cho cái cục xương khó gặm này. Liên hệ với bên thiết kế thì họ cứ ậm ừ, tôi đoán là họ cũng đang tịt, mà tôi cũng đang tịt nốt ___Em được cung cấp mỗi cái tải trọng toàn bộ của Silo lên mặt móng thôi. Tôi chia ngược lại cho sức chịu tải của từng cọc thì thấy vẫn còn thừa chán, nên tôi mới nghĩ là mất 2 cọc vẫn ổn. Nhưng giải thích trình bày thế nào bằng tính toán thì tôi chịu, vì tôi chả biết tính móng bè trên cọc kiểu gì cả>>> ___Bác nào có kinh nghiệm lĩnh vực này chỉ bảo tôi với
Robertgomo
BrandonMr Màu đỏ : đó là chia đều , bây giờ mất 2 cọc , sự làm việc nó không còn đồng đều nữa, nó phân bố cọc chịu nhiều, cọc chịu ít thì sao ? Màu xanh : Cọc chịu được, nhưng giả sử 2 cọc đấy không làm việc , vậy cái đài nó tựa vào các đầu cọc bây giờ là khôgn đều , nếu bỏ qua cọc gãy, chỗ đó đài vượt nhịp lớn , liệu đài có chịu nổi không ?
BrandonMr
sukem13579 1. Tôi thì không biết gì nhưng với dữ liệu trên anh mô hình lại móng này vô CSI rồi xem phảm lực đầu cọc khi không có hai cọc đó xem ok không. 2. xem nội lực móng ngay vị trí mất cọc có lớn không sau đó tính thép riêng cho phần đó như biện pháp anh gia cường. 2 cái trên đều thỏa kết luận hùng hồn là phương của tôi gia cường là quá chuẩn rồi mấy bác CĐT ạh hihi. ps : anh nói phét giỏi thì khoảng này chắc ok hihi.>>> chúc anh sớm bợ được tiền nhé Em, Ái
sukem13579
tieu sao
Có mấy vấn đề cần xem xét và bàn bạc: 1. Một cái silô có 300 cây cọc và bị gẫy 2 cọc thì nó chỉ mất khoảng 2/300 = 0,7%. Khi tính toán thiết kế phân chia tải lên cọc thì thường người ta cho phép sai số khoảng 5 %. So sánh 0,7% với 5% thì thấy sao nó nhỏ thế nhỉ. Với trường hợp móng si lô có nhiều cọc thì nó khác với các móng ít cọc. Nếu kiểm tra lại tải trọng tác động lên cọc khi bỏ 2 cọc mà thấy không đảm bảo thì cần phải xem lại toàn bộ thiết kế. Lúc này có thể nhận thấy hệ số an toàn của cái móng này khi thiết kế ban đầu là quá thấp. Cái việc có sự cố gãy cọc trong quá trình thi công là khó có thể tránh được nhất là khi số lượng cọc ép nhiều đến 300 cái. Khi thiết kế, người thiết kế có kinh nghiệm phải lường trước vấn đề này và nên cho có dư dư ra để dự phòng. Nếu tính sát quá thì cần phải xem lại cái người ngày xưa đã cắt rốn cho tôi. . Túm lại là 2 cọc gãy là hơi ít. Nên thiết kế sao cho có khoảng 6 cọc gãy thì vẫn chẳng sao cả. 2. Mặc dù đã nói trong phần 1 là như vậy nhưng cũng cần phải tính toán lại để xem nó có thực là như thế không. Cái việc tính toán phân chia tải tác đông lên cọc trong trường hợp này thì rất đơn giản. Mặc dù cái móng chỉ dày có 1 m và rông 40m x 40 m nhưng vẫn có thể coi móng này là cứng lớn bởi tải trọng tác động lên silô thường là đều (nếu không đều thì nên xét đến như móng mềm và sẽ khác với cái được trình bày ở đây). Do đã coi đài cọc là cứng lớn thì việc phân tải lên cọc sẽ được làm bình thường. Nghĩa là: Tìm tâm hình học của nhóm cọc đã bỏ đi các cọc gãy rồi đưa tải trọng về tâm đó. Sau đó áp dụng phân tải theo cái công thức N/n + Mx.x/ tổng(x^2) + .... gì đó. Thế thôi. Nếu mà thấy thiếu nhiều thì nên tính lại cho trường hợp chưa có cọc nào gãy cả. Đảm bảo rằng trường hợp này cũng sẽ thiếu. 3. Cái việc xét đến có nên gia cường thêm thép ở đài cọc tại chỗ có cọc bị gẫy hay không và nếu có gia cường thì gia cường như thế nào thì nên tính toán cụ thể. Để tính chính xác thì hơi khó nhưng có thể tính gần đúng được. Cách tính thì cứ coi cái chỗ ko có cọc là bản kê với kích thước của bản đó chính là cái khoảng cách không có cọc (cọc gẫy bỏ đi). Đến như thế này mà không tính được thì chịu không bày hơn được nữa, chắc chỉ còn cách đi thuê người khác tính mà thôi. (Lưu ý, trước khi đi thuê thì nhớ đốt cái bằng KSXD của tôi đi đã nhé).
tieu sao
deptrainhatnha Em dự là cái cọc này cải tiến giống cái cọc I nhồi vào trong làm cốt cho anh chàng cọc xi măng đất. Tuy nhiên chắc là cọc rỗng kia nặng hơn nên thi công có khác tí. Tính toán thì như cọc ép và chiều sâu thì có thể lớn hơn so với ép thông thừong nhất là ở hà nội. Tôi cũng quan tâm đến vấn đề cọc này, mong bác Ngọc chỉ giáo cho tí ti
deptrainhatnha
ngoduong89
> Giả sử 2 cái cọc trắng bị hỏng 1) : Bài toán bỏ cọc hỏng để tính : quan tâm đến những cái cọc lân cận , vì khi đó tải trọng sẽ " chui vào " những cái cọc gần đấy nhất . Xem cọc đó có chịu được hay không ( các cọc ở trong vòng lổn nhổn ) .
Trích:
Bác Ngọc : 1. Một cái silô có 300 cây cọc và bị gẫy 2 cọc thì nó chỉ mất khoảng 2/300 = 0,7%. Khi tính toán thiết kế phân chia tải lên cọc thì thường người ta cho phép sai số khoảng 5 %. So sánh 0,7% với 5% thì thấy sao nó nhỏ thế nhỉ. Với trường hợp móng si lô có nhiều cọc thì nó khác với các móng ít cọc. Nếu kiểm tra lại tải trọng tác động lên cọc khi bỏ 2 cọc mà thấy không đảm bảo thì cần phải xem lại toàn bộ thiết kế
Theo bác ngọc thì tuy là ít , nhưng ít cũng phải xem xét chứ không nên lấy cái sai số 5% rồi xét đến thiết kế thế nọ hay thế kia Ví dụ : có 1000 cái cọc cho phép cọc hỏng là 50 cái ( 5% ) nhưng 50 cái cọc đấy lại tập chung tất cả ở một cụm thì coi như vứt đi . 2) : Bài toán tính tấm đế : xem lại sự làm việc của tấm đế.... Các đây 2 năm tôi cũng làm một cái móng cho bồn bể 15000m3 , đài móng như cái mâm, cọc khoảng 250 cái khi thi công cũng bị hỏng mất 1 cọc , lúc đầu bên tôi cũng tính lại để tăng cường đài móng nhưng sau cùng kết luận : Hỏng cái nào thì bổ xung ngay tại lúc đó ( mỗi cọc hỏng là bổ xung 2 cái bên cạnh ), sau này đỡ lằng nhằng về thanh quyết toán và nghiệm thu ( hiển nhiên trong trường hợp này vấn đề tiền nong cũng thuộc dạng xông sênh )
ngoduong89
SpencerJalf
___Thanks các bác, nhờ các bác chỉ bảo tôi đã biết cách làm tiếp theo như thế nào rùi ạ. Hê hê, nhiều khi cứ nghĩ nó phức tạp quá, tôi quan niệm nó thiên về an toàn chút là có cách để thuyết phục chủ đầu tư rồi. ___Các bác cứ bảo là hỏng cọc lúc đóng thì bổ xung ngay, nhưng khốn nỗi 2 cái cọc đấy mãi sau này mới phát hiện ra là nó bị hỏng, nghe bên thi công trình bày là 2 cái cọc cạnh hố pit sâu nên đất sụt mới phát hiện ra. Ối giời, thế mấy cái cọc ở bên trong thì chắc chỉ có thổ công mới biết tình trạng nó như thế nào. Chỉ khổ cái thân tôi có tận mắt chứng kiến hay xuống công trường gì đâu, đang chạy long nhong thì sếp túm được bắt làm đấy chứ>>>
SpencerJalf
profilmuoinam15 Trả lời cái 1: Chẳng ai nói là cho phép hỏng gãy 5% số cọc cả. Toàn tự suy đoán. Đọc kỹ lại đi. Với kinh nghiệm đã có thì chưa có silô nào mà không có cọc gãy cả. Khi thiết kế thường giả định nó gãy cỡ 1 % để tính toán thì sẽ nhàn. Nếu chưa có kinh nghiệm mà thiết kế bình thường thì gãy 2 cọc chẳng bị làm sao đâu. kể cả khi nó ở cùng 1 chỗ. Trả lời cái 2: Cái việc hỏng đâu đóng bổ sung đó là khó thành công (ép thì có thể được) vì cọc đóng sau hay bị xiên chệch đâm vào cọc trước lắm. Nói chung thì đóng bổ sung ngay chỉ là để giải quyết vấn đề tâm lý thôi. Nếu xét cho kỹ thì với khoảng cách các cọc như vậy thì cái anh cọc bổ sung khó có thể được coi làm việc như là cọc đơn được và còn nhiều cái phải xét đến lắm chứ không thể cứ mắm môi mắm lợi mà đóng xong rồi lại coi nó là cọc bình thường được. Nếu được thì người ta quy định cái khoảng cách của cọc để làm gì. Tuy nhiên, cái việc đóng cọc bổ sung lại giải quyết tốt cái chuyện không cần bổ sung thép trong đài ở cái nơi có cọc bị gãy.
profilmuoinam15
noithatchangson Trả lời màu đỏ : sorry bác ngọc mắt tôi hóa ra lại bị quáng gà , coi lại thì thấy đúng là nhầm > Trả lời màu nâu : hồi đó bên tôi làm cọc ép , với lại có khoan dẫn nên cũng dễ dàng đưa cọc xuống được . Đặc biệt là chỗ đó có một lớp quặng phù du rất cứng nên bên tôi quyết định khoan dẫn đến đúng lớp quặng đấy luôn ( nghe bên khảo sát nói đấy là quặng sắt , cứng ngắc )
noithatchangson
thietkelogo
thậm chí nhà cháu chưa biết các bác đang bàn cái gì nhưng cứ bon chen phát nhà cháu ko rành về kết cấu, nhưng nghĩ nếu cái đài móng nó cứng, dù thiếu vắng một số cọc liền nhau thì sự truyền tải trọng nó cũng ko dồn cả vào mấy cọc xung quan như bạn Cu Lủng Lẳng vẽ đâu nhỉ. bác nào khai thông giúp phát, nếu nó có dồn vào mấy cái cọc lân cận chỗ hổng đó thì tính toán như thế nào???
thietkelogo
MattieHek ___May quá tôi đang định hỏi các bác luôn là thế nào thì được gọi là đài móng cứng. Có tiêu chuẩn gì không hay có con số giới hạn nào cần phải vượt qua không thì gọi là cứng ạ. Cái đài này 40mx40mx1m BTCT mác 400 thì phải.
MattieHek
SpencerJalf Khi 1 cái răng bị mất thì cơm sẽ không nhai được ở chỗ đó mà nó sẽ chạy đến chỗ có răng để được nhai. Lúc này cả hàm răng đều phải chia sẻ nhiệm vụ nhai chỗ cơm đó chứ cứ bắt cái anh răng lân cận phải nhai hộ thì mệt lắm. Cái việc phân chia nhiệm vụ nhai chỗ cơm này là tùy thuộc vào độ cứng của cả bộ lợi (Lợi mà mềm thì coi như xong, cơm sẽ bắt anh lân cận phải nhai) và vị trí của các răng còn lại trong cái bộ màm răng móm mém đó. Còn cái anh có cái Lủng Lẳng cho là chỉ cái răng lân cận chịu hết là bởi anh ấy nghĩ như thế. Nếu tiến hành tính toán phân bố lại cơm trong miệng thì thấy nó không phải như vậy mà nó phân chia cho tất cả các răng còn lại nếu bộ lợi vẫn còn đủ cứng.
SpencerJalf
tieu sao Móng cứng lớn là móng ít bị uốn khi có mô men uốn. Móng mềm là móng bị uốn khi có mô men uốn. Vì thế, khi mấy cô biểu diễn xiếc uốn cái than hình của cô ấy như là uốn cái lạt thì người ta thốt lên dẻo quá mềm quá. Mà cần gì phải xem đâu xa, cứ liên hệ bản thân thì biết. Để có móng cứng thì cái móng đó phải đủ dầy so với các kích thước khác. Với bề rộng móng của bạn ở đây là 40 m thì bề dày phải cỡ 4 m thì mới có thể coi là móng cứng được. Lúc này phân bố tải lên cọc sẽ theo công thức thông thường. Còn có một cách khác mà không thèm quan tâm đến mềm cứng gì cả, đó là cho vào SAP mà tính với kích thước thật của đài và độ cứng đàn hồi của cọc. Nếu thấy cái đài nó uốn nhiều thì là móng mềm còn cái đài nó uốn ít thì là móng cứng. Khi tải trọng lên móng phân bố đều như trong các sillô thì cái móng này nó ít bị uốn nên vẫn có thể áp dụng công thức cho trường hợp móng cứng mặc dù độ cứng của móng là rất mềm.
tieu sao
ArthurGip ___Thanks bác, có vẻ như bác biết tôi dốt kết cấu nên bác giải thích dễ hiểu quá, nợ bác mấy cốc bia nhé
ArthurGip
moaza12vs Tôi không có ý là tất cả chịu hết bác ạ , tôi chỉ quan tâm đến anh lân cận , vì anh lân cận là anh bị ảnh hưởng trực tiếp , còng lưng ra mà gánh . Giống như trong xóm có một ông bị cháy nhà, thì nhà cạnh ông ấy cũng dễ bị bén lửa lắm > Theo hình vẽ , nếu xét phẳng một cách "thô thiển" là thì : F =-F => P1+P2+P3+P4 = P , trong đó P1>P2>P3>P4 Vậy cọc lân cận sẽ bị tập chung lực nhiều hơn . Nếu xét về sự phân bố nội lực theo công thức " thô thiển " theo kiểu ql^2 thì cọc P1 sẽ chịu gấp 4 lần cái anh P2 . Một trường hợp khác , nếu móng chưa " đủ cứng " ( ???? ) thì cái anh P2 kia có khi lại còn chịu nhổ . ( cứ tưởng tượng rằng chỗ cọc hỏng bị tải phân bố rất lớn , cọc lân cận là điểm tựa , cọc xa xa xẽ bị " nhấc bổng " lên
moaza12vs
moaza12vs Bình tĩnh xem lại cách tính của tôi đi. Hì hì. Đầy sáng tạo. Gợi ý: 1. Quên tất cả các suy luận, suy tư, suy tính, suy giảm ... các kiểu suy kể cả suy dinh dưỡng và suy thận. 2. Đọc sách xem người ta vốn tính toán phân phối tải lên cọc như thế nào. 3. Thử áp dụng cái phương pháp phân phối tải lên cọc đã đọc được cho trường hợp thiếu cọc và đủ cọc để xem nó phân phối ra sao 4. Nếu vẫn chưa tin sách thì chắc là đệ tử của các phần mềm. Có thể đưa các số liệu vào SAP để tính thử xem nó như thế nào. 5. So sánh kết quả đá tính theo sách với kết quả sáng tạo xem nó như thế nào 6. Ngồi nghĩ xem tại sao nó khác nhau (nếu có khác). Nếu nó giống nhau thì được cho là suy luận của bản thân quá đúng. 7. Vứt tất cả cái này đi để làm cái khác. Ở đây tôi muốn chia sẻ một phương pháp suy nghĩ, đó là: Khi gặp vấn đề rắc rối, loằng ngoằng và có vẻ bế tắc thì vứt nó đi (vứt tất) và bắt tay lần mò lại từ đầu, từ cái anh cơ bản nhất, từ cái gốc của vấn đề. Chứ cứ loay hoay sa lầy mãi ở chỗ đó thì không ra được đâu.
moaza12vs
arthomeviet nếu bỏ cọc thì lực của cái cọc bị gãy chịu nó tập chung vào các cọc lân cận hết . còn những phần " râu ria " ảnh hưởng đến các cọc xa xa thì không đáng kể là bao nhiêu >
arthomeviet
rtgreter vret ẻ Đã bẩu là đừng suy luận nữa rồi mà. Cái việc bắt các cọc lân cận luôn luôn chịu là làm theo nghị quyết. Thiên nhiên nó không làm theo nghị quyết mà nó làm theo cái quy luật của thiên nhiên.
rtgreter vret ẻ
Edwandhext 1 ) về công thức: Thì bài trên tôi đã nói rõ là theo cái kiểu tính nhẩm " thô thiển " rồi mà > 2 ) về suy luận: Tôi có suy luận đâu tôi làm theo cách tính của các cụ là dựa vào " vùng ảnh hưởng lên cái cọc " để tính sơ bộ đấy chứ . Mất cọc thì vùng ảnh hưởng của các cọc lân cận sẽ rộng hơn nhiều . tải trọng sẽ tăng lên nhiều . Sau đó là " quá trình phân phối lực" sau cùng là cân bằng lực . Lực sẽ phân phối lại theo "chiều hướng có lợi cho công trình " khi một cọc chịu lực quá tải thì nó sẽ san sẻ lại lực cho các anh đứng bên . Nhưng dù sao đi nữa thì theo tôi , ông lân cận vẫn là cái ông được xem làm gánh vác nặng nhất . >
Edwandhext
thuymo
___Để tối nay tôi về thử xem sao, nhà tôi có cái bàn chải sắt, bàn chải chi chít toàn răng sắt nhỏ cắm vào 1 mảnh gỗ, nó bị gẫy 1 cơ số răng sắt rồi. Để tôi gí xem bọn răng sắt còn lại bị cong theo xu thế nào rồi sẽ kết luận
thuymo
Amen1402 1. Cái công thức thô thiển đó nó khác với cái công thức thô thiển khác mà lâu nay người ta vẫn dùng. Vậy thì tính theo cái nào. 2. Về cái này thì tôi có cái hình sau. Trong hình mô tả móng của 1 silô có đài móng dày như nhau và kích thước như cái hình tròn lớn. Phạm vi đóng cọc là cái phần tô vàng. Cái phần tô trắng bên trong không được đóng cọc và vì thế có thể coi nó như là đã đóng cọc nhưng cọc bị gẫy. Với cái cách suy thận và suy dinh dưỡng của bạn thì ta sẽ có cọc A chịu lực lớn hơn các cọc B và C. Cái suy thận này của bạn thì xin giữ kín đừng nói cho mấy thằng tính toán cái silô nay. Nếu bạn nói với chúng nó thì chúng nó đánh cho đấy bởi kết quả tính toán cho thấy cọc C chịu lực lớn nhất rồi đến cọc B và nhỏ nhất là cọc A. >
Amen1402
tontai
Tiếp theo ý kiến của Bác Ngọc NGOC_IBST View Post Như vậy thì Bạn cần phải theo lý thuyết cơ bản mà xem xét tải trong sẽ truyền lên đầu cọc như thế nào? Nguyên nhân là còn phụ thuộc vào sơ đồ tải trọng bên trên truyền suống nữa bạn àh? Sơ đồ tình và quan niệm tính toán của Bạn Là quan trọng nhất!
tontai
trannguyen1602 Lại thêm một thằng đọc nhanh quá. Nếu đọc kỹ thì không có cái tô màu đỏ đâu. Chán không muốn bàn tiếp nữa vì thiếu cơ bản. Lần sau đọc kỹ lại thì hãy phát biểu nhé. Toàn sáng tác ra cái mới (Cái tô màu xanh) khác hẳn với các lý thuyết cũ mà chẳng chịu chứng minh, giải thích gì cả. Cái lỗ hổng kiến thức này hơi bị to. Chắc phải mất nhiều bia đổ vào cái lỗ hổng đó thì may ra mới vá lại được. Chưa già mà đã bảo thủ. có khi thằng cha này già lắm rồi mà tôi lại không biết.
trannguyen1602
delta deus Hề, nếu ở giữa ( cái chỗ trắng trắng đó vẫn đổ bê tông đài như bình thường thì tôi thấy nó lại thế vầy : > từ trong ra ngoài : lực xuống cọc bị nén cực lớn , cọc tiếp theo bị nhổ , cọc tiếp tiếp bị nén . Cái này tôi lười chạy , chưa kịp chia phần tử , nhưng nếu chỉ quan tâm đến phải lực đầu cọc thôi thì để nguyên cũng được
delta deus
Philipboxy
Trường hợp trên là đài mỏng ( đài mềm theo cảm nhận ) Còn tôi cho cái đài lên 6m ( siêu cứng thì lại thế này ) > Lúc đài đủ cứng, lực phân bố lại theo chiều hướng : trong to rồi nhỏ dần về phía bên ngoài
Philipboxy
deptrainhatnha Suỵt , bác nói khẽ thôi không bị matas bản quyền tôi sẽ là bác Nguyễn Văn Thường thứ 2 đấy >
deptrainhatnha
lightzar Thôi xong. Nếu cái này của chú mày đúng thì có khi phải thông báo cho bọn thiết kế các sillo xi măng trên toàn thế giới là chúng nó đã tính toán sai một cách rất nghiêm trọng.
lightzar
cameralenguyen
Hiện tượng cọc bị gãy trong các móng bè cọc có số lượng cọc lớn là rất hay gặp, thậm chí có thể nói rằng nếu ko có cọc nào bị gãy trong vài trăm cọc đã thi công thì chẳng qua là ko phát hiện ra mà thôi Em đã từng thiết kế khá nhiều móng bè cọc kiểu này và cũng đã phải xử lý những ca như thế này rồi. Theo kinh nghiệm của em, có thể ko giống kinh nghiệm của người khác, thì gãy một vài cọc trong mấy trăm cọc không có vấn đề gì cả. Tuy nhiên cái nghề thiết kế nó rất bạc, thiết kế phí thì bèo trong khi trách nhiệm lại rất lớn. Cho nên khi xử lý những vụ như thế này phải hết sức cẩn trọng. Nếu đúng chỉ có 2 cọc gãy thì hoàn toàn có thể yên tâm, nhưng ai mà biết được thật sự có bao nhiêu cọc gãy? Nhất là trong vụ này, khi đào hố phát hiện 2 cọc liền nhau gãy, các cọc chỗ ko đào thì sao? Nếu tôi là tư vấn thiết kế trong vụ này, đầu tiên tôi sẽ yêu cầu Chủ đầu tư cho đóng bù cọc, mục đích để có được công văn trả lời của Chủ đầu tư rằng không thể thi công được để lưu lại phòng thân. Tiếp theo, yêu cầu Chủ đầu tư cho kiểm tra xác xuất các cọc đã đóng, bằng pp thử biến dạng nhỏ PIT hay pp gì đó. Nếu đúng chỉ có 2 cọc gãy, thì có thể yên tâm xử lý bằng cách thiết kế tăng cường thép cho đài móng khu vực cọc gãy. Tất nhiên sẽ phải có bảng tính dẫn ra lý thuyết lằng nhằng + mô hình SAP hay SAFE để chứng minh, cái này ko khó vì Chủ đầu tư đang thích như thế >>>
cameralenguyen
delta deus Hì hì. Thằng cha này quái nhỉ. Đúng là các đồng chí Chủ đầu tư cứ thích phải bị mất tiền và bị hành hạ thì mới chịu yên tâm. Nếu ngay từ đầu mà bẩu với họ là không sao hết thì kiểu gì tôi cũng bị ăn đòn.
delta deus
Stevennefs Bên bác yêu cầu phải đóng bù cọc, nhỡ chủ đầu tư nó công văn lại "Tư vấn thiết kế hãy đưa ra biện pháp cải thiện tình hình để đảm bảo an toàn" thì sao bác >>> lúc đó bùa hộ mệnh biến thành gông đeo cổ.
Stevennefs
noithatap Tôi cũng đã gặp phải cái thằng CĐT quái dị như thế. Nó với thằng thi công là cùng cặp. Nó bẩu không thể đóng cọc bên trong được và nó phát công văn tương tự như thế này. Tôi liền cho nó đóng thêm phía bên ngoài 12 cọc thay cho 3 cọc bị gãy bên trong và mở rộng đài (Đài dầy có 4,2 m thôi). Lúc đó thì chúng nó khóc ra tiếng Mán. CĐT là tư nhân hơi bị đại gia, nổi tiếng mà ai cũng biết.
noithatap
kukuca Chắc bầu Đức à thầy
kukuca
profiltam Ô, thế mà lại chuẩn à thầy????
profiltam
hyutars Không phải. Ác hơn cơ.
hyutars
dutrieu >>> chắc papa của bầu Đức Thôi tôi đùa dai tí. Thầy bật mí tên vị đại da đó được không thầy? Ai mà đổ thêm đài tăng thêm 12 cọc vẫn vui vẻ thế ạ?
dutrieu
duong tang Không vui thì cũng phải chịu. Có nhiều người thích ăn đòn thì mới thấy hả dạ. Có chuyện kể rằng (Chuyện của Nga, ở Siberia), có một bà ngày nào cũng bị chồng dùng thắt lưng đánh cho một trận vì các lỗi vớ vẩn bình thường. Vậy mà bà ấy không báo cáo cho Công đoàn để can thiệp giúp đỡ. Cho đến một hôm, tổ trưởng công đoàn đến gặp riêng ông chồng và giao dục ông ấy. Mấy hôm sau ông ấy không đánh vợ nữa. Kết thúc chuyện là bà vợ đến tát cho cái bà tổ trưởng công đoàn 3 cái tát và ngồi khóc rồi kể lể là khổ quá vì bây giờ chồng không chịu đánh tôi nữa.
duong tang
MichaelKet
Thực ra, nếu nền đất dưới mũi cọc là nền cứng, thì khi có một vài cọc bị gãy, đúng là các cọc gần cọc gãy nhất sẽ phải chịu thay phần lớn tải trọng (giống như khi cắt 1 cột nhà có kết cấu sàn nấm hay ô cờ thì các cột xung quanh sẽ chịu thay phần tải trọng của cột bị cắt). Nếu tải trọng lên cọc (cột) vượt quá SCT cực hạn theo vật liệu của nó thì nó sẽ bị phá hoại và quá trình tiếp tục. Khi nền đất dưới mũi cọc không cứng lắm (cọc ma sát) thì sẽ có hiện tượng phân phối lại tải trọng do cọc chịu tải lớn hơn bị lún nhiều hơn. Tỷ lệ phân phối lại tải trọng phụ thuộc vào độ cứng của đài và độ lún đàn hồi của cọc. Với móng cọc ma sát như thế này thì những cọc gần với cọc bị gãy vẫn chịu tải lớn nhất nhưng thường vẫn nhỏ hơn SCT cực hạn theo đất nền của cọc và móng vẫn an toàn. Trong trường hợp tải trọng lên cọc lớn hơn SCT cực hạn theo đất nền của cọc, cọc ma sát sẽ bị phá hoại "trượt" giống như khi ép cọc. Lúc này cọc sẽ chịu tải trọng bằng hoặc nhỏ hơn SCT cực hạn của cọc 1 chút, phần tải trọng còn lại sẽ phân phối tiếp đến các cọc gần nhất. Và móng vẫn có thể được đánh giá là an toàn khi số cọc phải làm việc ở trạng thái cực hạn nhỏ hơn nhiều tổng số cọc trong móng. Nói chung để đánh giá chính xác cơ chế phân phối lại tải trọng trong những trường hợp như thế này phải nhờ đến sự hỗ trợ của các phần mềm có thể mô phỏng cả nền, cọc và đài theo pp PTHH. Plaxis Foundation 3D v2.2 là một sự lựa chọn tốt hiện nay cho vụ này, tiếc là mua thì ko có tiền mà ***** lại chưa ai làm được
MichaelKet
tungch46 Bạn thử xét xem trường hợp chẳng có cọc nào gãy cả nhưng đúng vào cái chỗ mà có cọc gãy đó thì thằng thiết kế nó không bố trí cọc thì có chuyện gì xảy ra. Cọc gãy trước khi đặt tải chứ có phải gãy sau khi đặt tải đâu mà phân phối lại.
tungch46
hoibmtose005 Cái này rất hay gặp trong ngành cầu. Làm việc theo giai đoạn.
hoibmtose005
tieu sao Đài cọc dầy thì mới xử lý mở rộng đài được bác ạ, đài dày 1m ko có tác dụng mấy đâu. Việc Chủ đầu tư yêu cầu TVTK đưa ra biện pháp xử lý là chắc chắn rồi. Mục đích của tôi gửi công văn qua lại là nhằm công khai hóa sự cố công trình do lỗi nhà thầu thi công + tư vấn giám sát + Chủ đầu tư (nếu có) và khẳng định việc đóng bù cọc là không thể. Trong việc xử lý sự cố công trình cần phải rất cẩn trọng, án tại hồ sơ, ko thể nói miệng với nhau được. Thằng làm sai, dù là Chủ đầu tư, cũng ko dám to mồm với văn bản đâu.
tieu sao
profil7 Em nói "phân phối lại tải trọng" là so sánh với sự phấn bố tải trọng lên các cọc khi cọc không gãy đó. Nếu chỗ đó mà ko có cọc thì cơ chế làm việc các cọc sẽ giống y như thế. Nguyên tắc chung là cọc nào "chịu trách nhiệm" nhiều diện tích đài hơn sẽ chịu tải trọng lớn hơn, cái này còn phụ thuộc vào độ cứng của đài.
profil7
noithatchangson
Với cái đài có độ cứng lớn, chịu cả M và N và bố trí cọc như hình vẽ dưới đây thì việc phân tải lên cọc sẽ thực hiện theo công thức nào ??? >
noithatchangson
controlledpills
[QUOTE=NGOC_IBST;177556]Với cái đài có độ cứng lớn, chịu cả M và N và bố trí cọc như hình vẽ dưới đây thì việc phân tải lên cọc sẽ thực hiện theo công thức nào ??? Khi đài có độ cứng lớn thì các cọc sẽ chịu tải trọng theo cái công thức bác viết phía trên topic này. Ông nào ở biên sẽ chịu tải lớn hơn so với ông ở giữa do ảnh hưởng của moment. Cái này là kiến thức kinh điển về móng cọc mà bác.
controlledpills
OK. Thực ra cái móng này nó chính là cái móng sau đây khi người ta đã làm gẫy cái cọc ở giữa. > Vậy thì các bạn thử xem lại các lập luận của bản thân xem sau khi so sánh 2 trường hợp này.
AlfomzoMl Khi đài có độ cứng lớn thì các cọc sẽ chịu tải trọng theo cái công thức bác viết phía trên topic này. Ông nào ở biên sẽ chịu tải lớn hơn so với ông ở giữa do ảnh hưởng của moment. Cái này là kiến thức kinh điển về móng cọc mà bác.
AlfomzoMl
Vimcentcow
Cái này chỉ đúng với đài cọc có độ cứng lớn thôi bác ạ, ko áp dụng dụng cho đài móng silo rộng 40x40m được đâu. Nếu áp dụng công thức trên để tính tải trọng lên cọc thì cọc biên sẽ chịu tải rất lớn trong các tổ hợp có tải động đất. Tải ngang gây ra do động đất tỷ lệ thuận với trọng lượng silo (thường khoảng 20% tùy thuộc gia tốc nền khu vực) nên gây moment rất lớn. Nếu tính như vậy thường các cọc biên ko chịu nổi.
Vimcentcow

CÁC CÂU HỎI KHÁC CÙNG CHUYÊN MỤC:


       Cọc vàng để làm gì ???    (có 25 câu trả lời)
       Làm ơn cho tớ ban ve coc BT ly tam    (có 6 câu trả lời)
       Nhờ mọi người giúp đỡ    (có 7 câu trả lời)
       Hỏi cách tạo file excel tính lún từng lớp ?    (có 7 câu trả lời)
       Chọn tiết diện cọc kinh tế?    (có 6 câu trả lời)
       Cách tính toán cọc này ra răng ???    (có 49 câu trả lời)
       PA khả thih Móng?    (có 16 câu trả lời)
       Kiểm tra sức chịu tải của cọc theo phương pháp của Nhật Bản    (có 22 câu trả lời)
       Các sự cố cọc khoan nhồi?    (có 7 câu trả lời)
       vấn đề tính cọc theo pilling    (có 19 câu trả lời)
       Cọc btct cho nền xưởng    (có 7 câu trả lời)
       Tính lún móng cọc    (có 5 câu trả lời)
       giúp em duyệt tải trọng ngang tác dụng nên cọc??    (có 17 câu trả lời)
       Có TC nào nói về kiểm tra chất lượng cọc khoan nhồi D450 bằng súng bật nẩy ?    (có 11 câu trả lời)
       Cùng trao đổi về móng cọc    (có 16 câu trả lời)
       help dien tich vung chong xuyen thung    (có 5 câu trả lời)
       Móng cọc cho khe nhiệt    (có 18 câu trả lời)
       Móng gì đây??    (có 26 câu trả lời)
       Móng cọc tại vị trí khe nhiệt    (có 23 câu trả lời)
       cấu tạo đài cọc ép cao 2m    (có 12 câu trả lời)
       Cho hỏi cách TK móng cọc dưới vách cứng    (có 8 câu trả lời)
       Hỏi sức chịu tải của cọc nhồi có phụ thuộc chiều sâu ngàm vào đá    (có 9 câu trả lời)
       Cách tính sức kháng cắt không thoát nước trung bình    (có 10 câu trả lời)
       Cách tính toán Thép trong cọc khoan nhồi.    (có 8 câu trả lời)
       BÊ TÔNG CỌC M80v TCVN 3118-93 là gì ?    (có 6 câu trả lời)
       được phép tăng 20% sct của cọc    (có 11 câu trả lời)
       Tiêu chuẩn TCVN 10304:2014 Móng cọc - Tiêu chuẩn thiết kế    (có 19 câu trả lời)
       Ống siêu âm trong cọc khoan nhồi?    (có 24 câu trả lời)
       Tiêu chuẩn Snip 2.02.03.85 Nga về Móng cọc    (có 11 câu trả lời)
       Chiều dài cọc khoan nhồi bao nhiêu là hợp lý    (có 5 câu trả lời)
       Cọc ly tâm?    (có 34 câu trả lời)
       Chỉ dẫn Cho hỏi cách TK dầm móng theo TCXDVN375:2006 (Eurocode 8)!    (có 78 câu trả lời)
       Bơm vữa bít ống siêu âm cọc khoan nhồi?    (có 16 câu trả lời)
       Phương pháp tính toán và thiết kế cọc khoan nhồi?    (có 53 câu trả lời)
       Làm ơn cho tớ ý kiến về móng cọc nhà 5 tầng    (có 16 câu trả lời)
       TT TK móng cọc, mỗi đài có 1 hoặc 2 cọc đỡ cột?    (có 45 câu trả lời)
       Allowable axial load or Material axial load?    (có 6 câu trả lời)
       Tải trọng tiêu chuẩn phân phối lên cọc?    (có 6 câu trả lời)
       Móng cọc đóng, ép hay khoan nhồi    (có 39 câu trả lời)
       Gia cường móng cọc    (có 9 câu trả lời)
       Sự cố khi thi công và thiết kế cọc ép-lỗi do ai?    (có 11 câu trả lời)
       Cắt cọc bê tông ly tâm UST?    (có 57 câu trả lời)
       Ép cọc như thế nào là đúng    (có 9 câu trả lời)
       Cho hỏi kết cấu móng này    (có 8 câu trả lời)
       PIT cọc khi đã có đài    (có 22 câu trả lời)
       Về máy ép cọc thủy lực 2 xi lanh.    (có 8 câu trả lời)
       Hướng tới thiết kế đài móng tối ưu    (có 17 câu trả lời)
       Quan niệm lấy tổ hợp Tiêu chuẩn tính số lượng cọc !    (có 8 câu trả lời)
       Độ mảnh của cọc và cốt thép cọc?    (có 8 câu trả lời)
       xử lí đầu cọc khi cốt cắt đầu cọc thấp    (có 9 câu trả lời)
        ... Xem thêm



     "Công ty TNHH Xây dựng và nội thất Phương Vinh, và Văn phòng Kiến trúc Phương Anh là doanh nghiệp hàng đầu về lĩnh vực thiết kế kiến trúc, thiết kế nội thất và thi công tại Hải Phòng. Chất lượng các công trình do chúng tôi thiết kế đã mang lại uy tín và sự tin tưởng của khách hàng hơn 15 năm qua. Sự hài lòng của gia chủ là niềm vui của đội ngũ kiến trúc sư chúng tôi."

Công ty TNHH Xây dựng và Nội thất Phương Vinh

Văn phòng Kiến trúc Phương Anh

Địa chỉ: Số 2A phố Phụng Pháp - Đằng Giang - Ngô Quyền - Hải Phòng
Hotline:
       KTS. Mr.Tuấn Anh 0901.291.666
       KTS. Mrs.Phương 085.88.355.88
       KTS. Mr.Thành 0912.308.118
Fanpage: facebook.com/maukientrucdep/



back to top