Hỏi đáp / Thiết kế kết cấu bê tông cốt thép, gạch, đá
  • Nếu không có thời gian trông coi giám sát thì Xây nhà trọn gói là lựa chọn có vẻ ổn nhất. Công ty nào xây nhà uy tín ở Hải Phòng nhỉ?
    http://kienthuc.net.vn/diem-nong/201...g-vong-892108/ Về hồ sơ công trình: Công trình có tổng chiều dài 36m; chiều rộng" /> Nguyên nhân sập mái vòm nhà thờ ở Thái Nguyên - Tư vấn Kết cấu, BTCT, thi công xây dựng

  Nguyên nhân sập mái vòm nhà thờ ở Thái Nguyên

         http://kienthuc.net.vn/diem-nong/201...g-vong-892108/ Về hồ sơ công trình: Công trình có tổng chiều dài 36m; chiều rộng 12m phần thân, với chiều cao đỉnh mái là 14m (tính từ nền nhà thờ), chiều cao chân mái là 9m (tính từ nền nhà), kết cấu khung bê tông cốt thép một nhịp, cột bê tông tiết diện 220x400mm với bước cột là 4m, nhịp đơn là 12m, tường xây gach. phần tháp chuông có triều rộng là 14m, với 2 tháp chuông có chiều cao tổng thể 35m; phần tháp chuông này cũng đã thi công đến khoảng cốt + 9m và không bị ảnh hưởng gì khi sẩy ra sự cố. Mình khá nghi ngờ về bản thiết kế này. Với nhịp đơn 14m, tiết diện trụ như thế .... Ko biết bản thiết kế chính xác như thế nào? Thường công trình có sự cố, nguyên nhân thường thấy cho rằng do thi công nhưng với thông tin như thế này thật khó thuyết phục tôi về bản vẽ thiết kế. Bạn nào có thông tin hơn về bản thiết kế này ko để chúng ta cùng xem xét thử.
Có 28 câu trả lời!!
Có thể bạn chưa biết: Mẹo để tính chi phí xây nhà đơn giản và nhanh chóng nhất là: lấy báo giá xây nhà trọn gói tăng thêm 5-7% rồi nhân với diện tích xây dựng
jinchan
Tôi thì không nghi ngờ về kết cấu này.Bởi nó chỉ chịu tải trọng bản thân là chủ yếu.Vấn đề ở đây là biện pháp thì công :đà giáo,quy trình thi công.Bởi mái vòm nếu phân bổ lực không đều dễ dẫn đến lực tập trung.Theo cá nhân tôi nghĩ thì họ sẽ tập trung nhiều BT ở đỉnh vòm sau đó để chảy hoặc phân bố thủ công xuống dốc mái.Nhịp vòm tuy lớn nhưng chính kết cấu lại đơn giản (Bê tông đặc biệt.)hì
jinchan
profillinkmuoimot11
Lại VÒM nữa à???? Mới cách đây vài tuần cũng VÒM ở Phú Yên (chắc đang bị chìm xuồng).....có vấn đề với VÒM rồi!!!!!!!!
profillinkmuoimot11
profil7
Có thể là do sau khi đổ bê tông, với kết cấu vòm có nhịp > 8m thì phải chờ đủ 28 ngày mới được tháo cốp pha và dàn giáo chống. Nhưng ở đây chưa đủ 28 ngày, lúc này bê tông chưa đạt đủ cường độ cho phép đã tháo dàn giáo chống và cho thợ trèo lên mái dán ngói, làm các công việc khác, kết cấu vòm lúc này vừa phải chịu tải trọng bản thân, vừa phải chịu tải trọng do người đi lại trên bề mặt, khiến cho mái bị sập chăng ? Đây chỉ là 1 suy luận mò mẫm của cá nhân tôi thôi nha !
profil7
hiepsitayto
Theo kinh nghiệm của tôi thì nguyên nhân này có nhiều khả năng do thi công hơn là thiết kế 1/ Nếu thiết kế ko đủ, thi công đúng mà chưa dỡ coffa, thì cũng ko sập được 2/ Thi công sập có thể là do: Chiều cao mái lớn, thành ra cột chống mất ổn định. -Kinh nghiệm của tôi là các bác thợ xây nhà ta (tự làm) rất hay lười làm các giằng ngang/ chéo giữa các cột (các bác thợ có khái niệm j về chiều dài tính toán/ ổn định, hệ bất biến hình hay biến hình tức thời đâu mà) - Chân kê không ổn định (các bác toàn dùng gạch để kê) Ngon lắm thì có xà gồ gỗ kê chân. Còn việc làm cứng nền thì chẳng ai quan tâm mấy - Với chiều cao chống thế này, ở các công trình lớn, TVGS yêu cầu về độ chắc của nền kê rất kỹ, và phải chống bằng giáo, có các thanh giằng chéo (3-4 tầng giáo là lại có thêm thanh chéo X) Vài lời chia sẻ
hiepsitayto
Robertol
Vòm nguy hiểm quá! theo báo thì do giáo dân tự thi công, nên biện pháp thi công ko được kiểm soát chặt chẽ, và giám sát kỹ.mới gây hậu quả. hy vọng mọi người đề cao cảnh giác .Sắp tết đến nơi rùi!!
Robertol
Robertgomo Top 100 mẫu thiết kế nhà Hải Phòng đẹp được hội kiến trúc sư bình chọn trong năm nay!!
Luckyman
Robertgomo Thế thì nên xem lại kinh nghiệm đi!!!!!!
Robertgomo
delta deus Sập trong quá trình đổ bê tông bạn ạ chứ ko phải do tháo CP!
delta deus
profillinkmuoimot11
Nhiều thứ sập có thể đổ lỗi do thi công ngay nhưng có những thứ chỉ cần nhìn, thấy, tổng hợp là kết luận lỗi do thiết kế.... chứ đừng cái gì xấu xa cũng đổ thừa cho thi công: làm ẩu, ăn chặn, bớt sắt thép..v....v
profillinkmuoimot11
daohiepukb Có công trình nào bị sập hay đổ ở bước thiết kế đâu Bác. Chỉ đến khi thi công nó mới bị đổ, sập thì đầu tiên phải xét xem ông thi công đã đã làm đúng quy trình không chứ: - Vụ sập Nhà thờ Ngọc Lâm này xảy ra khi đang thi công đổ bê tông mái. Vậy theo Bác thì nó do Thiết kế hay do lỗi thi công đây?
daohiepukb
casinomkw
Đây là sập do thi công. Từ vị trí sàn lên đến mái cây chống phải nối 3 - 5 đoạn, hệ giằng chéo ít, Lúc đổ bê tông thì đổ từ trên rồi cho chảy xuống từng mái dẫn đến tải trọng không đều gây xô ngang cây chống và sập. Đây là thông tin 1 người bạn của tôi đến tận nơi xem và nhận định
casinomkw
GeraldKr
Em ủng hộ câu này của bác. [QUOTE=thinh96;290188]tải trọng không đều gây xô ngang cây chống và sập.
GeraldKr
CharlesEn
Chắc là do động thổ
CharlesEn
con voi con Lâu quá mới thấy "em" hacdiep vào rung đất, chém gió ! Vui thú gia đình riêng, quên mất đại gia đình kết cấu rồi hở ?>
con voi con
Philipboxy
Anh uym ah , gia đình là trên hết , phải vui thú chứ. Nhưng kết cấu là gia đình thứ hai =))
Philipboxy
Robertbura Xin hỏi anh thinh96 và cô hacdiep !: Mái vòm và Mái phẳng, tác dụng tải trọng của bê tông tươi khác nhau thế nào ? Khi nào sinh ra tác dụng tải ngang đến phải dùng đến các thanh giằng chéo chăng ?
Robertbura
BrandonMr
có bác nào trực tiếp (hay gián tiếp) biết được họ đổ bê tông như thế nào không? bằng bê tông tươi hay công nhân trực tiếp trộn bê tông kéo thùng lên không? theo như vài hình ảnh cóp nhặt được trên mạng thì tôi đoán là họ đổ bê tông bằng máy trộn. như vậy, họ sẽ trộn bê tông ở dưới, kéo tời lên đỉnh nóc, làm dàn cho xe kutkit chạy đổ bê tông từ phía sau ra trước ( hay ngược lạI)=> tải trọng động, quy thành tải tập trung tại đỉnh mái ( vị trí nguy hiểm nhất dàn mái.( ở đây tính tải cho copfa chịu hoàn toàn tải trọng). xem nào, 1 mẻ trộn khoảng 25kg xi, 2 thùng cát, 3 thùng đá... 1 thùng nước= 25+70+100+20=215kg =2,15kN cộng với tải trọng bản thân xe kutkit + 1 người đẩy xe 25+60=85kg=0,85kN. tổng tải trọng động= 3kN. chạy dọc đỉnh cao trình nhà thờ ( nơi có nhận định là nguy hiểm nhất cho giàn giáo, cột chống cao nhất, hệ số độ tin cậy thấp nhất, cột chống bằng gỗ nên được xem là không đồng đều về mặt tiết diện, cao 14m chắc nối khoảng 4 phát.) khi chịu tải trọng động, vị trí nguy hiểm nhất ở giữa nhịp ( giữa 2 cây cột chống) cột chịu nén lệch tâm xiên = 3kN +3kN*0,4=4,2kN. hi co việc tí nữa về tính tiếp ạ.
BrandonMr
DonaldMi Trả lời câu hỏi này của anh Umi bằng các câu từ cũng khó lột tả đấy a. Mà có vẽ ra thì cũng phải có nhiều biểu đồ của từng thời điểm đổ bê tông (từng thời điểm đặt tải) khác nhau. Nếu vẽ ra và phân tích nó thì cũng mất nhiều thời gian, công sức. Mà nhất là cái hệ cây chống bằng gỗ, cây thì to, cây thì nhỏ, cây thì dài, cây thì ngắn, cây lại cứng, cây lại mềm... như họ đã từng làm ở công trình này thì lại càng khó. Mà không ai trả lương cho tôi làm cái việc này cả nên có lẽ xin khất anh Umi câu hỏi này. Lúc nào rảnh gặp được anh cafe, trà đá, chém gió suông về vấn đề này sau vậy. Tuy nhiên nếu bác rảnh thì bác vẽ ra 2 hệ biểu đồ (1 cái dạng vòm, 1 cái dạng phẳng) rồi đặt lực vào coi vị trí tiếp giáp giữa sàn với tường là KHỚP (vì nó cho phép có chuyển vị quay) sau đó phân tích từng điểm phản lực tương ứng với từng điểm cây chống. Giả thiết rằng khi sàn bê tông chịu 1 tải trọng A1, A2, A3... thì mặt sàn theo từng điểm sẽ chuyển vị đi 1 lượng là B1, B2, B3 ...và các cây chống sẽ bị uốn cong đi 1 lượng là C1, C2, C3 ... nào đó. Nếu cây chống có bị uốn cong đi 1 lượng nào đó thì rõ ràng nó có chuyển vị ngang rồi, nhưng cái uốn cong này nó cong theo phương X, Y nào thì cũng chưa biết được vì còn tùy theo cái cây chống ban đầu ấy nó cong sẵn theo phương nào nữa. Và tác dụng của cái giằng chéo là để chống uốn cong, chống chuyển vị ngang. Có thể 1 nguyên nhân nữa của sập mái nhà thờ này là ở nền móng đầm lèn chưa tốt 1 số điểm bị lún thế là kéo theo cả hệ giàn giáo lẫn mái bê tông đang đổ sụp xuống (sự việc giống như vụ sập giàn cầu Cần Thơ) Vài lời sơ sơ của người dốt về kết cấu xây dựng mong anh thông cảm. Câu hỏi của anh tuy ngắn nhưng trả lời mệt phết đấy - tốn bao nhiêu là nơ ron thần kinh của em.
DonaldMi
JacimtoCogy
theo như vài hình ảnh cóp nhặt được trên mạng thì tôi đoán là họ đổ bê tông bằng máy trộn. như vậy, họ sẽ trộn bê tông ở dưới, kéo tời lên đỉnh nóc, làm dàn cho xe kutkit chạy đổ bê tông từ phía sau ra trước ( hay ngược lạI)=> tải trọng động, quy thành tải tập trung tại đỉnh mái ( vị trí nguy hiểm nhất dàn mái.( ở đây tính tải cho copfa chịu hoàn toàn tải trọng). Bạn không phải tính tiếp đâu vì đổ mái cái nhà thờ này bố thằng tây cũng không kéo xe cút kít được - Mái vòm chứ có phải mái phẳng đâu mà kéo xe cút kít. Trời ạ!
JacimtoCogy
Renatosymn cậu thinh96 chịu khó vận động chất xám trong đầu, giỏi lắm. . Tôi kể lại vài kinh nghiệm, hiểu biết nhỏ, để thưởng cho người xem topic nầy: Thông thường chỉ có những công trình lớn cho mái vòm, phân chia các giai đoạn thi công có những bài tính không giãn dị, được đưa qua bên thiết kế để tôi kiểm sơ trước khi làm. Xe trộn chở bê tông tươi đến công trường, có máy bôm lên đỉnh mái vòm, phải chia ra đổ từng khoãng chừng 3 đến 7 m chiều cao. Không thể bôm lên cùng lúc, bê tông còn ở thể lõng chảy trợt hết. Có những máy run (Vibration) làm bê tông chen xuống các kẻ nhỏ của thép. Làm chặt bê tông, không được có lổ khí hở. Cho công trình nhỏ dùng xe kutkit đổ lên Coffra mái vòm cũng chịu những động. Kết quả cũng tương tợ vậy, nhưng anh kỹ sư thi công phải có đủ trình độ để tính sơ gần đúng, tránh tai nạn sự cố. > Như vậy tải trọng đứng: từ trọng lượng bê tông tươi, máy móc, người làm ... thì ai cũng biết cả, chỉ cần tính thêm với hệ số động khoãng 1,2 đến 1,35. Ngoài ra cái tải trọng ngang hay bị "quên" đi >: Tai nạn và sự cố thường xảy ra phần nầy, khi KS-thi công còn non tay nghề. > Lực sinh ra do xe đẩy, chạy đụng cột. Bê tông tươi chảy trong khuông Coffra... gió v.v Khi BT còn ở thể lỏng còn có áp suất rất lớn thẳng góc vào chiều nghiên của mái vòm : (chia Lực theo vec tơ từ hướng nghiên cho ra thẳng và ngang). Các bạn nào có tính bình bầu hình cầu, hình tròn thì biết cái hydro pressure nầy.! Cần biết để tính lực ngang tác dụng vào các giằng chéo. Tôi thấy bên Âu châu bắt buộc phải làm theo TC, có đủ an toàn cho cã những trường hợp bất ngờ. Nhưng bên Á châu không bắt buột làm, đã có nhiều tai nạn chết người tại VN, Trung Hoa ... Tôi nhận đươc báo cáo sự cố, kiểm tính lại cho vấn đề bảo hiểm ! buồn lắm ! Vì vậy chỉ có chút lời khuyên với các bạn đi thi công, nếu không phải tính toán khó khăn đi nữa thì cũng biết tính sơ gần đúng các lực tác dụng ngang. Mái vòm có góc nghiên thì lực ngang khoãng 5 đến 15% lực thẳng ! Cố gắng làm giằng chéo, dù có tốn kém đi nữa. Ở Âu châu dù Mái phẳng cũng phải lấy lưc ngang bằng ít nhất 3% tải trọng đứng. làm một ít giằng chéo và có thể chịu được chút ít chuyễn vị lún nền. Chúc cho các bạn có lối tư duy nầy: an toàn tính mạng lớn hơn tiết kiệm tài chính. Đó không là hoang phí, cướp của dân. PS: cái tên tôi viết ngắng lại thành Nick Umy chứ không phải Umi !
Renatosymn
Freddievaw
gởi anh thịnh, tôi cũng từng chứng kiến cận cảnh họ đổ bê tông bằng xe kutkit, họ làm giàn xe chạy ở trên nóc đỉnh mái, công trình cũng do dân đóng góp, giàn giáo họ làm rất kỹ, bằng copfa sắt từ a-z nhưng xe bồn không vào được tới nơi. vậy nếu không bơm được bê tông tươi thì họ làm gì?
Freddievaw
Arthumters
nếu phân tích kỹ có thể thấy hàng loạt mối nối nơi hình thành khớp dẻo khi chịu nhiều tải trọng được kể đến. 1 khớp dẻo hình thành kéo theo nhiều vị trí khác, dẫn đến cột không chịu tải nữa, chấm.
Arthumters
BrandonMr Tôi thì không chứng kiến cận cảnh nhưng với cái xe cút kít là xe 1 bánh 2 càng, 2 chân ấy thì chỉ đẩy để chở bê tông trên cái sàn phẳng được thôi, còn trên cái mái dốc lớn thì cho dù đẩy theo phương nào cũng đều mất an toàn cả. Làm giàn cho xe đẩy chạy được thì mất công lắm. Thợ bê tông cứ xài gầu cao su và đòn gánh mà khênh thôi.
BrandonMr
PrikoliSsSSdda Dạ! Xin lỗi anh vì đánh nhầm chữ y thành i. Vụ giằng chéo nếu tính không được thì cứ tăng cường càng nhiều càng tốt. Với cây chống bằng gỗ thì khó tính lắm. Vụ chở bê tông bằng xe cút kít trên mái vòm, mái dốc lớn này tôi comment với ks Thắng rồi. Không an toàn thì cũng nên bỏ đi.
PrikoliSsSSdda
puma12 43
ý của đệ thì nếu họ đổ bê tông thủ công thì họ vẫn phải kéo bê tông lên đỉnh công trình rồi cũng phải làm giàn dọc nhà để vận chuyển, chứ không ai vận chuyển bt bằng đường dốc cả, rất mất thời gian và công sức. vậy suy cho cùng thì hàng cột cao nhất và cũng có nhiều điểm nối nhất, nếu như không có giằng chéo tại những mối nối bằng đinh và ván ghép (đệ nghĩ vậy) sẽ bị trượt và nhổ (đinh bị nhổ ván bị trượt) do moment ngoài mặt phẳng 2 cột. dẫn tới cột không còn chịu lực do mất phương chịu lực ( trường hợp này cột bị gãy khúc tại những khớp nối).
puma12 43
Edwandhext
thanks, nhờ mấy bác mà e mở rộng tầm mắt
Edwandhext
Philipboxy
Về hồ sơ công trình: Công trình có tổng chiều dài 36m; chiều rộng 12m phần thân, với chiều cao đỉnh mái là 14m (tính từ nền nhà thờ), chiều cao chân mái là 9m (tính từ nền nhà), kết cấu khung bê tông cốt thép một nhịp, cột bê tông tiết diện 220x400mm với bước cột là 4m, nhịp đơn là 12m, tường xây gach. phần tháp chuông có triều rộng là 14m, với 2 tháp chuông có chiều cao tổng thể 35m; phần tháp chuông này cũng đã thi công đến khoảng cốt + 9m và không bị ảnh hưởng gì khi sẩy ra sự cố. theo minh suy nghi ve cong trinh nay, thì bản vẽ không thể nói gì được tại vì đà giáo là một phần rất quan trọng quyết định công trinh đứng hay sập la do đà giáo lúc này bê tông chưa đạt được cường độ chịu lực, thì trọng lượng bản thân công trình hoàn toàn do đà giáo chịu, cả sắt thép bê tông không thể nối là chịu được vậy theo minh đá giáo đã bị sự cố hoàn toàn.
Philipboxy
duancuacuon
Sập trong quá trình đổ bê tông bạn ạ chứ ko phải do tháo CP. cái chuyện đây là đơn giản có gi đâu ma phân tích chứ, trong quá trình đổ bê tông mà sập thi, thi công tào lao rồi cái đấy ai ma không biết những thanh chống mất ổn định đấy nối một cách là đá giáo làm tào lao mí lao rồi các bạn ạ
duancuacuon

CÁC CÂU HỎI KHÁC CÙNG CHUYÊN MỤC:


       công sôn ngắn    (có 25 câu trả lời)
       Chia Phần Tử Shell Cho Vách    (có 29 câu trả lời)
       Khi nào là vách và khi nào là cột?    (có 19 câu trả lời)
       hỏi xử lí dạng mái lợp tôn    (có 7 câu trả lời)
       dầm cầu thang có thể gác lên tường?    (có 19 câu trả lời)
       Cách tính toán thép cầu thang 3 vế    (có 11 câu trả lời)
       Mọi người làm ơn cho hỏi bố trí vách trong nhà cao tầng    (có 5 câu trả lời)
       Tinh do vong san theo tc 356-2005    (có 6 câu trả lời)
       [Help] Kết cấu xây dựng công trình cơ bản.    (có 6 câu trả lời)
       Vết Nứt Không Ngờ!    (có 7 câu trả lời)
       trình tự tính toán gió động bằng etab    (có 6 câu trả lời)
       Giúp thiết kế cầu thang 3 vế    (có 7 câu trả lời)
       Đặt ống thoát nước mưa PVC D90 trong tường 20 ( Cần giúp đỡ)    (có 7 câu trả lời)
       Bố trí thép cột ra ngoài thép móng    (có 6 câu trả lời)
       giằng móng và giằng tường    (có 6 câu trả lời)
       lấy nội lực để tính móng sâu nhà cao tầng khi chạy xong etabs    (có 24 câu trả lời)
       Bản vẽ biện pháp cấy dầm    (có 12 câu trả lời)
       Cách tính toán cầu thang ngoài nhà.    (có 5 câu trả lời)
       phân phối tải gió khi tính khung phẳng!    (có 17 câu trả lời)
       Giúp tính móng bằng safe    (có 60 câu trả lời)
       Tài liệu và ý kiến tính hồ nước mái?    (có 29 câu trả lời)
       bố trí lõi cứng cho khánh sạn cao tầng    (có 8 câu trả lời)
       Hỏi dầm cao    (có 8 câu trả lời)
       Làm ơn cho tớ giáo trình tham khảo về phương pháp khung tương đương !    (có 8 câu trả lời)
       Hỏi kinh nghiệm về thiết kế tường gạch 110, cao 3,6m    (có 6 câu trả lời)
       Khả năng chịu tải của tường    (có 8 câu trả lời)
       Thép cột trên lớn hơn thép cột dưới?    (có 74 câu trả lời)
       Cách tính toán toán cột bê tông cốt thép ?    (có 24 câu trả lời)
       Làm ơn cho tớ hỏi về cách tính cột bê tông cốt thép?    (có 27 câu trả lời)
       Cốt đai cho thép gia cường của dầm?    (có 25 câu trả lời)
       Nhà 10 tầng làm mái tôn    (có 14 câu trả lời)
       Cấy Cột Lên Sàn !!!    (có 17 câu trả lời)
       Khi chay nội lực Etabs báo là unable to complete operation.....    (có 14 câu trả lời)
       Cách tính toán toán bản thành bể nước mái?    (có 7 câu trả lời)
       móng cho tháp nước    (có 5 câu trả lời)
       Mọi người làm ơn cho hỏi khung chịu lực ?    (có 9 câu trả lời)
       Tài liệu về thiết kế thi công 3D panel!    (có 17 câu trả lời)
       Cách tính toán vách theo UBC 97 zone 2    (có 9 câu trả lời)
       Ứng suất tiếp max dầm chữ T?    (có 12 câu trả lời)
       Cách tính toán khung phẳng hay khung không gian    (có 30 câu trả lời)
       Có được trộn bê tông khác Mác với nhau không?    (có 12 câu trả lời)
       Làm ơn cho tớ giúp đỡ cách chọn tiết diện cột bằng thép hộp.    (có 13 câu trả lời)
       Giúp em về bản vẽ thi công...    (có 13 câu trả lời)
       Hệ số khí động nhà thép có cửa trời    (có 8 câu trả lời)
       Nhà thép CN 1 tầng, 3 nhịp ?    (có 9 câu trả lời)
       giúp em ký hiệu bản vẽ thép móng    (có 16 câu trả lời)
       Quan điểm tính toán nhà thép    (có 35 câu trả lời)
       Kết cấu thép nhịp lớn có khoét lỗ rỗng?    (có 22 câu trả lời)
       Vật liệu cho kêt cấu thép nhà cao tầng    (có 9 câu trả lời)
       So sánh tiết diện nào tốt hơn cho thanh dầm    (có 22 câu trả lời)
        ... Xem thêm



     "Công ty TNHH Xây dựng và nội thất Phương Vinh, và Văn phòng Kiến trúc Phương Anh là doanh nghiệp hàng đầu về lĩnh vực thiết kế kiến trúc, thiết kế nội thất và thi công tại Hải Phòng. Chất lượng các công trình do chúng tôi thiết kế đã mang lại uy tín và sự tin tưởng của khách hàng hơn 15 năm qua. Sự hài lòng của gia chủ là niềm vui của đội ngũ kiến trúc sư chúng tôi."

Công ty TNHH Xây dựng và Nội thất Phương Vinh

Văn phòng Kiến trúc Phương Anh

Địa chỉ: Số 2A phố Phụng Pháp - Đằng Giang - Ngô Quyền - Hải Phòng
Hotline:
       KTS. Mr.Tuấn Anh 0901.291.666
       KTS. Mrs.Phương 085.88.355.88
       KTS. Mr.Thành 0912.308.118
Fanpage: facebook.com/maukientrucdep/



back to top