Hỏi đáp / Khảo sát địa chất, lựa chọn PA thiết kế
Ko hiểu vì sao cứ phải dìm em vào nước ??? - Tư vấn Kết cấu, BTCT, thi công xây dựng

  Ko hiểu vì sao cứ phải dìm em vào nước ???

     Trong các thí nghiệm nén cố kết Ô đô mét tờ rờ, các mẫu đất được lấy từ hiện trường có độ ẩm tự nhiên thường là không bão hòa. Trước khi nén đất thì người ta rất dã man đem cái mẫu đất đó dìm vào nước cho uống phĩnh bụng, phọt nước ra đằng mồm rồi thì mới nén. Như vậy, cái việc dìm mẫu đất vào nước là đã làm thay đổi cái trạng thái tự nhiên của mẫu đất. Vậy thì tại sao lại cứ phải dìm tôi ấy vào nước ??? Nếu không dìm tôi ấy vào nước mà cứ để tôi ấy như độ ẩm tự nhiên để nén thì liệu có tốt hơn không. Ai biết giải thích giùm một phát ???
Có 94 câu trả lời!!
Có thể bạn chưa biết:
GeorgeEr
Theo cháu thì khi đổ thêm nước vào mẫu đất đó sẽ đạt đến 1 độ chặt nhất định vì khi đó các hạt đất siêu nhỏ sẽ theo nước lấp đầy các lỗ rỗng, việc nén thí nghiệm cũng sẽ chính xác hơn.
GeorgeEr
bachtuu
Phải chăng cái mô hình thí nghiệm đó là theo ông tec gia ghi là mô hình cố kết cho đất bão hòa, chắc phải đi tìm quyển cơ đất không bão hòa để xem thêm chú nhỉ
bachtuu
mtv_0201 Đồng ý với ý kiến của bác dũng. Trong tính toán chúng ta thường xem đất là bão hòa hoàn toàn (sơ đồ 2 thể). Và thí nghiệm cố kết 1 hướng của ông Tezaghi cũng là sơ đồ 2 thể (nước và lò xo - nước và cốt đất) P/s Lại tiếp tục hóng giải đáp của THày.
mtv_0201
Arthumters Còn tùy xem mục đích thí nghiệm oedo là gì nữa, nếu muốn xác định mô đun (oedo) biến dạng thoát nước, hay các hệ cố Cr, Cc thì đều phải xác định trên ứng suất hữu hiệu. Mà khái niệm ứng suất hữu hiệu (Terzaghi) "hầu như" chỉ áp dụng trong trường hợp đất hoàn toàn bão hòa. Nhưng có khi người ta nén 1 lúc trước rồi mới dìm xuống nước đó bác. Liên quan đến câu hỏi của bác Ngọc, tại sao "...các mẫu đất được lấy từ hiện trường có độ ẩm tự nhiên thường là không bão hòa..."?
Arthumters
BrandonMr
Thưa Bác, theo tôi cố kết là phải có nước chảy ra, nếu mà không có nước chảy ra thì TN làm gì.
BrandonMr
Winmordbet Tôi đang cần tìm công ty thiết kế nhà tại Hải Phòng uy tín và đơn giá xây rẻ một chút. Các bạn có thể cung cấp cho tôi một số công ty để tôi tham khảo.
Luckyman
Winmordbet Nhầm hàng rồi! không cho mẫu bão hòa nước thì mang mẫu tự nhiên đi ép tôi nó vẫn ..ra nước. như thường.
Winmordbet
Amen1402 Cháu xin phép trả lời bằng Văn bản như sau: Tuỳ theo yêu cầu đặt móng vào lớp đất có mực nước ngầm thường xuyên hay không. Khi lấy mẫu đất tự nhiên để tiến hành thí nghiệm, mực nước ngầm đã hạ xuống, mẫu đất chưa no nước. Thực tế là lớp đất đặt móng đã no nước, vậy nên cái mẫu phải "dìm vào nước cho thật no" cho giống với thực tế thì mới đem đi nén để lấy kết quả như tôi mong muốn ạ P/S: Trả lời xong câu hỏi của Chú, cháu cũng không biết tôi vừa mới nói về cái gì >
Amen1402
Robertvove
Tớ nghĩ Hợi nhầm, dù trong hay trên mực nước ngầm vẫn dìm vào nước cơ mà
Robertvove
dacbiet
Cái sự dã man trong các thí nghiệm nén cố kết Ô đô mét tờ rờ có lẽ từ Terzaghi cho rằng đất là môi trường liên tục gồm 2 pha rắn và lỏng. Nếu như không thì phải thêm cái anh áp lực khí lỗ rỗng nữa mà cái này thì không đo hoặc khó đo được. Dẫn tới giải toán khó. Mà bây giờ khó là các anh thiết kế lờ đi không tính nên chọn thế.
dacbiet
GordonEt
Người ta phòng khi bão hòa nước nhiều thứ yếu hơn đi giống như anh CBR. P/S: Lâu rồi không thấy thầy Ngọc dỡ ngòi nổ quả bom này!
GordonEt
Edwandhext
Cái dìm vào nước trong nén cố kết khác với cái dìm vào nước trong CBR.Chú Ngọc vào chốt topic đi chứ
Edwandhext
sieunhangiambeo Ý tôi là cho vào nước cho nó bớt thằng cái khí ra và nén nó chỉ còn 2 pha thôi, cái này cũng đúng khi thực tế đất bị nén hạt đất dịch chuyển chặt hơn,nước thoát ra chiếm mất thằng khí. Thằng CBR cũng làm thế nhưng là để mô hình mẫu nó thực tế ngập nước hay bão hòa thì cường độ nó giảm.
sieunhangiambeo
Winmordbet Mình nghĩ chắc không đến nỗi nhầm, khi nước chưa chảy ra thì chưa gọi là cố kết. Trong thực tế, khi đất chuyển sang giai đoạn cố kết thì các hạt đất đã sắp xếp lại, khí đã thoát hết và nước lấp đầy các lỗ rỗng. Lúc này coi như đất chuyển sang trạng thái bão hòa, phù hợp với mô hình thí nghiệm. Khi đó chiều dày phân tố đất đưa vào tính cố kết phải là chiều dày sau khi đã trừ lún sơ cấp mới đúng.
Winmordbet
plantandzombi
tôi thấy linhwru trả lời hòm hòm rồi đơn giản là việc tính lún cố kết theo thời gian thực hiện theo ông Tê Dân Ghi, mà cái thuyết cố kết của ông ấy hơi bị hạn chế (hãm) , nó đúng và chỉ đúng khi các giả thiết của ông ấy đặt ra được thỏa mãn; Trong cơ số các điều kiện mà ông Ghi đặt ra, có một giả thiết là đất bão hòa hoàn toàn. nếu ông Ghi mà sống lâu thêm tí nữa, có thể ông ấy nghiên cứu tiếp và đưa ra 1 lý thuyết khác mà tính lún không đòi mẫu nén phải dìm vào nước. >
plantandzombi
casinomkw
cháu nghĩ vì đây là thí nghiệm kiểm tra lún cố kết thấm (bão hòa nước) , còn nếu không bão hòa nước thì là lún do giảm thể tích lỗ rỗng.
casinomkw
thatgia Bác phandungdkt: Lão ấy đang tính đem con bỏ chợ hoặc nà đang nàm kiêu
thatgia
BrandonMr
Các bạn đã nhầm lẫn cái nguyên nhân và kết quả. Người ta hỏi tại sao ăn cơm xong lại cứ phải uống nước thì các bạn lại trả lời lằng nhằng nào là phản ứng hóa học, tiêu hóa rồi lại đồng hóa. Để biết vì sao ăn xong cứ phải uống nước thì đơn giản nhất là vào nhà vệ sinh làm một phát xong rồi thử không xả nước mà xem liệu nó có ổn hay không ??? Này nhé, người ta thí nghiệm nén cố kết là để làm gì ???
BrandonMr
jinchan Để tính lún cố kết +... ạ.
jinchan
taolaai Chưa hẵn đã là như thế.
taolaai
tieu sao để tính thêm vài thông số như hệ số thấm, áp lực Pc, ...
tieu sao
trytrytr tr453434 Ngoài cái hệ số thấm k thì người ta còn xác định cả Cv, Cc, Cr. Các cái Cv, Cc, Cr và hệ số thấm k liệu có thể xác định được từ thí nghiệm nén cố kết hay không nếu như không dìm tôi vào nước ??? Đơn giản thế thôi. Các giá trị này gần như là độc lập với độ ẩm vốn có của đất và nó chỉ có thể xác định được mpptj cách tin cậy khi mà đất đã bã hòa. Riêng cái anh Pc thì lại khác. Pc thật của nền đất tự nhiên thì thực chất cóc phải là cái Pc xác định được ở thí nghiệm nén cố kết bởi vì ở trạng thái tự nhiên thì đất nó không bão hòa. Bởi thế nên bây giờ chúng nó đang xét lại cái ý nghĩa của Pc. Có nơi chúng nó không gọi là Pc mà lại gọi nó là điểm gấp khúc.
trytrytr tr453434
hyutars Em tưởng chỉ mỗi cái cv (k) là cần nước thôi chứ nhỉ?>
hyutars
Robertol Cả Cr, Cc và Cv đều xác định chung từ các biểu đồ nén theo thời gian. Vì vậy, nếu Cv cần nước thì Cr và Cc cũng cần nước. Liệu có thể không dìm tôi ấy vào nươc mà vẫn có thể xác định được Cr và Cc hay không ? Nếu được thì sẽ xác định như thế nào ???
Robertol
ArthurGip Chắc bác nhầm chăng? Tôi thấy cái Cr và Cc nó nằm trên cái e-p mừ.
ArthurGip
tontai
Cr, Cc theo e-p cơ mà nếu một mẫu khô khốc và một mẫu bão hòa thì đường e-p liệu có giống nhau không bác nguyencongoanh nhỉ??? (giả thiết 2 mẫu hoàn toàn như nhau, chỉ khác nhau độ ẩm)
tontai
EduardoMn Đúng rồi. Thế thế thế các cái giá trị trên biểu đồ e-p xác định từ cái nào nếu nếu nếu như không phải là lấy từ cái biểu đồ nén theo thời gian. Nếu Nếu Nếu cái e trong biểu đồ e - p lấy từ biểu đồ nén cố kết theo thời gian cho cấp tải P thì có nghĩa là nó đã xác định theo biểu đồ lún theo thời gian. Mà cái biểu đồ này cũng dùng để xác định Cv thì có nghĩa là tôi nó sẽ phải dìm vào nước. Hay là, hay là. hay là có cách nào khác với cách này mà vẫn vẫn vẫn xác định được giá trị e theo p ??? Đừng có giả ngọng
EduardoMn
Arthumters
Ha ha mong chờ một cái gì mới hơn cái mình nghĩ!
Arthumters
xac suat Cái này không biết có mới không đây: Vậy thì, khi nào thì người ta tiến hành thí nghiệm để xác định cái e - t và e-p mà lại không phải dìm tôi vào nước ???
xac suat
ngoduong89
- Tôi thấy chắc dìm vào nước để cho đất lý tưởng hóa là lỗ rỗng của đất chỉ có pha lỏng (không có khí). Điều kiện lý tưởng của mô hình cố kết, đất chỉ có hai pha. Nhưng còn bão hòa liệu có hoàn toàn được hay không lại là vấn đề? - Nhân tiện cho tôi hỏi: có người bảo em, sao tính được cả Cv ở các cấp trước áp lực tiền cố kết, mà giá trị còn lớn hơn ở các cấp áp lực lớn hơn áp lực tiền cố kết và điều này là quá phi lý. Nếu giải thích dùm tôi kèm theo dẫn chứng thuyết phục (sách minh chứng kèm theo). Còn giai đoạn trước áp lực tiền cố kết (giai đoạn nén lại, quá cố kết) thì xảy ra quá trình lún gì trong ba độ lún như hiện nay tính (lún tức thời, cố kết và từ biến). Thanks.
ngoduong89
thanhtinh - Tính Cv trước Pc thì ...quá dễ. cứ áp dụng công thức mà tính. hề hề. Còn nó có phải là cố kết thật hay không thì...kệ nó. - Cái đoạn lún ở trước Pc thì chắc chắn không phải là lún tức thời rồi bởi vì nó xảy ra ...không tức thời. Nếu bảo nó là lún cố kết thì nó lại nhanh quá. Chắc nó là lún tức thời - cố kết thấm. Và đây chính là thuận theo quy luật tự nhiên ở những vùng ....nước lợ.
thanhtinh
profil7 Cái tô đỏ = Cóc phải vậy = > suy ra các cái khác là ...tào lao. Nếu đúng là thế thì chúng nó đã không phải bịa ra cái cơ học đất không bão hòa.
profil7
thanhthuonghm Bác xem lại kỹ cả bài có cái đoạn trạng thái ứng suất biến dạng cuối cùng. Tôi không nói đoạn trung gian nhé. Mà cái cơ đất không bão hòa chúng nó đi giải thích cái đoạn trung gian giữa trạng thái ban đầu và cuối cùng.
thanhthuonghm
Stephenon Bác xem lại kỹ cả bài có cái đoạn trạng thái ứng suất biến dạng cuối cùng. Tôi không nói đoạn trung gian nhé. Mà cái cơ đất không bão hòa chúng nó đi giải thích cái đoạn trung gian giữa trạng thái ban đầu và cuối cùng.
Stephenon
Charlesquew Vấn đề ở đây đang bàn là cái việc xác định Cr và Cc có cần dìm mẫu vào nước hay không. Để xác định Cr và Cc thì người ta phải vẽ biểu đồ e - p trong đó giá trị e được tính toán từ biểu đồ lún theo thời gian của cái mẫu thí nghiệm cố kết. Cái e này thì tính theo cái delta H được xác định bằng tổng độ lún của mẫu trừ đi lún tức thời và lún thứ cấp của mẫu. Điều này có nghĩa là phải biết cái độ lún tức thời của mẫu trong điều kiện bão hòa nước. Nếu mẫu không bão hòa nước thì sẽ nhận được cái độ lún tức thời lớn hơn so với khi bão hòa nước. Và lúc đó thì không biết sẽ tính Cr và Cc theo kiểu gì ??? > >
Charlesquew
test0032 Nếu không dìm mẫu vào nước thì dưới một cấp tải trọng bất kỳ mẫu có đạt trạng thái hệ số rỗng ổn định tương ứng hay không? Tôi nghĩ là có. Và sẽ có cách xác định cái e cuối cùng dưới cấp tải trọng này, và có thể không theo cái công thức ở trên chăng??? Cái bảng tính bác đưa ở trên chỉ đúng khi đúng với giả thiết rằng mẫu đã bão hòa và biến dạng thể tích của mẫu = chính lưu lượng nước thoát ra khỏi mẫu (giả thiết bài toán của cụ K. Terzaghi). Điều này cho phép tính e thông qua biến dạng. Bác xem lại cái in đậm bên trên kia cái nhỉ??? Nói gọn lại: Trạng thái cuối cùng e ở một cấp tải trọng sẽ đạt được bất chấp cái biến dạng tức thời bên trên kia. Và do đó không cần phải bão hòa mẫu nếu chỉ cần Cc và Cr. Việc bão hòa mẫu chỉ có ý nghĩa với cái cv (k).
test0032
Charlesquew Tôi đã làm thử so sánh rồi và thấy cái độ lún đo được ở thời điểm t= 0 giữa hai trường hợp kệ nó và dìm nó vào nước là có khác nhau và nó lớn hơn. Mức độ khác nhau này tăng lên khi độ ẩm của đất nhỏ và ngược lại. Làm thế nào để xác định e tương ứng với cấp tải trọng nào đó mà không thèm đếm xỉa đến cái độ lún tức thời ???
Charlesquew
BrandonMr Em tạm chấp nhận cái việc in đậm (cái kết quả này nó phụ thuộc vào việc mẫu còn nguyên dạng không? cách làm có đúng không....). Tuy nhiên về logic thì nó bị ngược, vì hệ số nén thể tích của nước >> hệ số nén thể tích của khí, còn khung hạt thì như nhau, do đó cái in đậm thì có vẻ ko được logic??? Tuy nhiên vấn đề là bác xác nhận giúp tôi cái giá trị cuối e ở cấp áp suất tương ứng nó có khác nhau không với? còn việc tính toàn thì từ từ đã. Cái lún tức thời đo được cũng có thể là do mẫu swelling ngay khi làm bão hòa mẫu....và do đó nó có ảnh hưởng, không biết bác có bỏ qua vụ này chăng? Ngay với cái ASTM D2435 nó cũng chỉ ra rằng thí nghiệm oedometer này thì là dùng cho cái mẫu nó thỏa các điều kiện của lý thuyết của cụ Karl Terzaghi, tuy nhiên cần phù hợp với điều kiện hiện trường. P/S: Bác có thử đo độ bão hòa mẫu trong trường hợp không nhúng nước (indundate) cho các cấp tải khác nhau? và khi nào thì mẫu đạt bão hòa 100%? khi mà nước nó bắt đầu phọt ra đấy?
BrandonMr
nongdan Tôi làm cái thí nghiệm so sánh này từ lâu lắm rồi (khoảng 1994, ở Đức). Ngày đó do tò mò thì nghịch vậy thôi và chỉ làm được có 3 cặp mẫu so sánh. Tôi chưa làm cái theo P/S của Oanh. Khi làm so sánh thì lấy đất ở cùng một ống lấy mẫu. Vì vậy, cái việc bị gì đó như không nguyên dạng thì cả hai sẽ cùng bị. Đúng là cái hệ số nén của nước lớn hơn của khí. Và như vậy thì nó ngược với logic mà Oanh đã nêu. Thế nhưng kết quả nó lại xảy ra như vậy thì biết không biết làm sao mà. Liệu có cách giải thích nào khác cho cái kết quả này hay không ??? Trong thí nghiệm nén, nếu cái độ lún tức thời khi kệ nó luôn khác khi dìm nó vào nước thì cái e cuối cùng của nó sẽ luon khác nhau. Cái tô đỏ: Tôi chưa có cơ sở để công nhận cái này. Tôi e là Oanh đang nhầm cái độ lún H cuối cùng tương ứng D100 khi nén theo thời gian thành cái e cuối cùng. Cái e xác định cho một cấp tải khi cố kết sơ cấp xong được xác định phụ thuộc vào lún tức thời và thứ cấp của mẫu. Hay là còn có cách nào khác ???
nongdan
xac suat Nếu có cái đo áp lực nước lỗ rỗng thì nói làm cóc gì nữa. Đang bàn về cái việc có phải dìm tôi nó vào nước hay không khi cần xác định cái Cc và Cr từ thí nghiệm nén cố kết thông thường không có đo áp lực nước lỗ rỗng cơ mà.
xac suat
dutrieu Cái chính muốn nói là việc ngâm mẫu hay không thì cái trạng thái cuối cùng của mẫu vẫn phải đạt đến. Nếu thấy khó quá thì có thể lôi mẫu ra vẫn đo được e bác nhỉ? Em chỉ dẫn dắt rằng trạng thái cuối cùng có thể đạt được, còn tính toán thế nào thì là một chuyện khác bác ợ. Cái Oedometer nguyên thủy nó có đo cả pwp là nhân tốc phân chia các loại tức thời, cố kết thấm, thứ cấp....chắc do đắt nên ít dùng.
dutrieu
MaroldPl Cái tô xanh: Cái nhận xét này thì có vẻ lại mâu thuẫn với các ý mà Oanh đã trình bày và phù hợp với thí nghiệm mà tôi đã làm. Nếu lún tức thời là do cái mẫu chưa bão hòa hoàn toàn thì khi cứ kệ nó thì cái tức thời sẽ lớn hơn vì nó càng không bị thêm nước. Cái tô đỏ: Cái nhận xét này thì không hợp lý. Khi làm thí nghiệm thì người ta dìm nó vào nước rồi nén cấp đầu tiên. Sau cấp đầu tiên thì người ta cho mẫu đất nghỉ một chút cho đỡ mệt và rồi lại nén các cấp tiếp theo mà chẳng dỡ tải ra chút nào cả. Ở tất cả các cấp tiếp theo người ta vẫn thấy có cái do, thậm chí nó ngày càng to ra mới khiếp. Đây này nó vưỡn có cái do một cách rất đàng hoàng ở các cấp lớn hơn. > > >
MaroldPl
Danielpr Thôi thì cụ thể xác định cái e cuối cùng bằng cách nào từ thí nghiệm nén cố kết không có đo áp lực nước lỗ rỗng nếu như không dìm tôi vào nước ??? Nếu lôi mẫu ra để đo e thì có mà tôi nó tan nát hết. Đến khi muốn ép tôi nó thêm những phát sau thì còn tôi nó đâu để mà ép.
Danielpr
chongthambamien.vn
Mấy cái hình nom quen quá, như bài nẫu test cho sinh viên nước ngoài. Nhà cháu chưa tính lún bao giờ nhưng liệu có cách khác tinn lún và tính lún theo thời gian mà không cần cr với cc không ạ
chongthambamien.vn
AlbertgeK Có. Đó là tính lún trực tiếp từ biểu đồ e - p theo công thức delta e/ (1+e1). Khi e được xác định không tách tức thời và cố kết thứ cấp này nọ mà là bằng tổng tất cả biến dạng thì lún sẽ là tất cả tức thời, cố kết, từ biến đều nằm cả vào trong đó. Đây là cách của Nga. Còn khi e được xác định chỉ là lún cố kết sơ cấp thì sẽ phải xác định nó qua biến dạng mẫu sau khi đã trừ đi cái tức thời và thứ cấp. Cái này thì cũng chính là cách tính theo Cc và Cr mà thôi. Đây là cách tính của bọn phản động có nền dân chủ kém nền dân chủ của ta đến vạn lần. Mấy cái biểu đồ này được lấy từ tài liệu hướng dẫn thí nghiệm nén cố kết của bọn phản động.
AlbertgeK
thatgia Khi chỉ xác định được cái d100 thì không có nghĩa là đã xác định được cái e cuối cùng. Đúng là cái do thì không hoàn toàn là tức thời. Chỉ là cách gọi để phân biệt với cái cố kết mà thôi. Thế nhưng, khi xác định cái e để tính cho cố kết sơ cấp thì người ta vứt quách cái do này đi. Nó chính xác là cái gì thì kệ cha nó. Bàn làm gì cho nó nhiễu cái vấn đề đang quan tâm. Khi nào bàn đến cái thí nghiệm CRST thì tôi sẽ có ý kiến. Tập trung vào vấn đề đang bàn thì sẽ tốt hơn xong rồi mới đưa thêm những vấn đề khác.
thatgia
mtv_0201 Chính là cái tôi muốn nói là cái trạng thái ở cấp tải trọng nào đấy sẽ đạt được kể cả khi không nhúg tôi nó vào nước, còn tính được hay không là phạm trù khác. Và từ đó thì thấy rằng cái việc nhúng tôi nó vào nước không có ảnh hưởng đến cái Cc và Cr.
mtv_0201
EduardoMn Em đang nói cái e cuối cùng ở một cấp tải tương ứng mờ bác. Vì chiều cao mẫu Hi có phải là H0-Sd100i không nhỉ? Vấn đề là đag làm rõ cái d0, thì mới biết có cần nhúng hay không chứ bác?.
EduardoMn
kukuca Nhưng mà tôi vẫn chưa thấy cái vụ ngâm nước nó ảnh hưởng đến cái e-p chỗ nào hết cả? Trích từ ASTM, theo đây thì cái d0 chỉ có ý nghĩa khi tính cv > > > Và đây là điều kiện để áp dụng > P/S: Theo tôi biết thì cái việc ngâm tôi nó vào nước chỉ để duy nhất mục đích không làm tôi nó bị thay đổi độ ẩm do bay hơi (evaporation), các thí nghiệm cố kết tinh tướng khác thì đâu có ngâm tôi nó vào nước mà vẫn chơi phà phà, tôi nó còn nằm trong bao cao su nữa chứ.
kukuca
BrandonMr Làm sao mà thấy được khi mà chưa thấy cách xác định Hi chính xác. Thế này nhé: Cái mẫu ban đầu của nó ví dụ là cao Ho . Sau khi nén phát thứ nhất thì người ta coi như không có cái lún của mẫu do thứ cấp (dtc) và cái lún của mẫu do tức thời do mà cái thằng Oanh đã vặn vẹo là không hoàn toàn là tức thời. Lúc này cao độ ban đầu của cái mẫu lại được coi là Ho1 = Ho - do - dtc. Và cứ thế người ta có được các cao độ ban đầu khác nhau giảm đi sau mỗi lần nén tôi nó. Và vì thế cái Hi sẽ phải xác định phụ thuộc vào cả do và dtc. Và vì thế phải dìm tôi ấy vào nước cho đến khi không thấy bong bóng nổi lên nữa. Tất nhiên là người ta không diẽn giải (dễ hiểu hơn) như tôi đã nêu ở trên mà người ta diến giải một cách rất dễ hiểu nhầm. Đó là : Hi = H(i-1) - delta H.
BrandonMr
lightzar Đọc thật kỹ chính cái trích dẫn tiêu chuẩn này đi. Khà khà khà.
lightzar
hoibmtose005 Em không nghĩ là dìm vào mà nó bão hòa được nếu không có back pressure. Do đó cũng không thấy liên quan đến cái vấn đề Cc và Cr.
hoibmtose005
JacimtoCogy À. Cái này thì lại sang vấn đề khác.
JacimtoCogy
levantrai Khác sao bác cái chủ đề là tại sao dìm vào cơ mà??? Mà mấy giải thích thì tôi không thấy liên quan đến việc dìm. Vì nếu không dìm thì bác vẫn có thể tính toán những thứ bên trên theo đúng cái cách của bác. Chỉ có điều đảm bảo độ ẩm của mẫu không bị khô do bay hơi (evaporation) đi trong lúc thí nghiệm là được
levantrai
Robertvove 12.4.1 là gì thế bác? và cái df cấp sau trừ đi cấp trước thì nó ra cái DH đấy ạ?? theo hình 1 bên trái.
Robertvove
truongtiengka Đọc thật kỹ lại cái 12.4.1, cả 12.4.2 và đọc thêm tất cả những điều khác nữa để phân biệt method A và B Cái ASTM mà Oanh trích dẫn này là ra vào 2003. Đọc cái này nhiều chỗ rất khó hiểu. Cái ASTM2435 ra vào 2011 thì nó rõ ràng hơn và dễ hiểu hơn và trong cái ASTM2435-11 thì người ta vứt béng đi cái hình 1 mà Oanh đã nêu. Chắc là bởi nó mâu thuẫn với các điều khác do chính nó đưa ra. Cái hình 1 này mâu thuẫn với cái dưới đây. Cũng trong ASTM 2435-2003 tại điều 12.4 bàn về quan hệ tải trọng biến dạng thì nó trình bày rất rõ cái việc xác định deta H thì lấy chiều cao mẫu cuối cùng trừ đi do cho trường hợp không thí nghiệm thứ cấp (method A) và lấy d100 - do khi có thí nghiệm thứ cấp. > Cũng về vấn đề này thì cái ASTM2435-2011 lại trình bày rõ ràng và tổng quát hơn và bỏ luôn cái khoanh tròn bên trên như sau: > Tôi có gửi cho Oanh cái tài liệu hướng dẫn tính toán cái thí nghiệm có kết thấm. Cái này thì cụ thể rất rõ ràng. Có thể Oanh có rồi nhưng biết đâu có ích.
truongtiengka
BarbaraEr - Cái này thì khó quá? tôi muốn hỏi bản chất thực sự của nó. Còn thí nghiệm thì đường cong vẫn đẹp, vẫn có thể xác định được đầy đủ các thông số? -Còn nói là lún tức thời - cố kết thấm? cũng khó thật? tôi cũng không hiểu nốt.
BarbaraEr
Arshes - Đất mà phong hóa mà nén bão hòa và nén tự nhiên thì đường cong nén e-p khác xa nhau; đặc biệt đất muối hóa, cho nước ngâm rồi kết quả khác hẳn. - Bác có thể nói điều kiện biên là gì trong trường hợp trước Pc có ba cả thứ lún này? tôi cũng chưa được rõ?
Arshes
Alvarogime Trong các quy luật tự nhiên thì không có cái ranh giới phân định rõ ràng như con người quy định. Giữa ngày và đêm thì có hoàng hôn và bình minh khi mà tối chẳng ra tối, sáng không ra sáng. Giữa biển và sông thì có cái vùng nước lợ nơi mà nước ngọt chẳng ra ngọt, mặn không ra mặn. Giữa lớp sét và lớp cát thuần chất thì có cái lớp cát pha hoặc sét pha dù cho nó rất mỏng. Cũng như vậy cho cái phân định giữa cái biến dạng tức thời và biến dạng cố kết sơ cấp Cc thì nó tồn tại một cái loại biến dạng dở ông dở bà được xếp vào biến dạng cố kết sơ cấp tiền cố kết Cr. Đặc điểm của cái loại biến dạng này lại là có Cv rất lớn so với cái Cv khi biến dạng sơ cấp theo Cc. Nghĩa là, chưa gì nước trong đất ở giai đoạn này đã phọt hết cả ra rất nhanh. Cái này thì có người coi nó giống như biến dạng đàn hồi, có người lại coi nó như cố kết sơ cấp. Tôi thì coi nó như là vùng nước lợ nên gọi nó là tức thời - cố kết thấm. Nghĩa là nó nằm giữa hai cái loại biến dang này mà chẳng hẳn là cái nào cả. Túm lại, bản chất của nó thì như là hoàng hôn. Mỗi khi nhìn vào cái đường biến dạng Cr này sẽ thấy buồn man mác, nao nao khi biết cái biểu đồ nó sắp ...gục xuống.
Alvarogime
trangyu lan Cám ơn bác chỉ ra chỗ này. Mặc dù hiện thời tôi vẫn xử lý số liệu dựa trên cái d100-d0 để tính toán cái DH, tuy nhiên vẫn băn khoăn rằng trong cái d0 nó là cái gì?? nếu không đo pwp, tuy vậy cái này khó có thể liên quan đến việc ngâm mẫu được .
trangyu lan
duong tang Ngoài Bắc khi ăn bánh cuốn người ta hay cho cái chất ở đít con cà cuống vào nứơc mắm cho nó cay và thơm. Con cà cuống khi chết vẫn giữ cái chất cay ...ở đít. do thực chất nó là cái gì thì kệ ông nó. Chỉ biết là nó sẽ khác nhau khi kệ nó và khi dìm nó vào nước và phải trừ nó đi khi xác định Cr và Cc.
duong tang
noithatap Bạn xem lại hộ cái tôi đang bàn là đất gì??? Và cái điều được nói trong D2435 không phải cho mọi loại đất, và do đó tất nhiên không bao gồm problematic soils. 1. Trước pc mà tác độ tải thì đương nhiên có cái độ lún tức thời rồi 2. Nếu tác động tải rồi lại có thêm thời gian nữa thì sẽ lại có lún cố kết, lúc này hệ số cố kết sẽ là giá trị ở trạng thái OC >> cái ở trạng thái NC. 3. Nếu khi áp lực nước lỗ rỗng thặng dư tiêu tán hết rồi mà vẫn lưu tải thì nó lại có thứ cấp (từ biến).
noithatap
DanielEi
EM pót 2 đoạn về vụ nhúng nước ở đây 1. > 2. > Vậy thì mục đích của việc nhúng mẫu vào nước là đây rồi.
DanielEi
plantandzombi Hì hì. Chưa chắc. May ra mới chỉ là một trong các mục đích mà thôi. Có hai loại dìm vào nước. Một loại thì phải yêu cầu dìm cho đến khi tôi nó phĩnh hết bụng nứoc ra thì mới tiến hành ép tôi nó. Loại này thì cực dã man bởi người ta dìm tôi nó trong nước đến mấy ngày rồi mới ép. Loại thứ hai là loại không dìm lâu đến bão hòa mà chỉ dìm tôi ấy khi nén mà thôi. Cái Oanh đưa lên này chỉ là trường hợp thứ hai không phải là cái mà ta đang bàn ở đây như nội dung đã nêu ở cái bài 1 của topic này.
plantandzombi
opera
vụ này tưởng vớ vỉn mà đau thủ phết các bác nhỉ Thú thật là nhà cháu rất muốn theo nhận định của bác nguyencongoanh về cái gọi là Cc, Cr không phụ thuộc vào độ bão hòa. Tuy nhiên ngồi gúc ra một đống các tương quan do các bạn khác đã làm, có một số bạn lập cả quan hệ giữa độ Cc và độ ẩm, thậm chí có bạn còn mạnh dạn lập cả tương quan giữa Cc và độ bão hòa. Điều này quả thật làm nhà cháu hơi bị hoang mang tuy nhiên các so sánh của bọn này cũng chả khác gì kinh nghiệm của bác NGOC_IBST hồi ở bên Đức (hoàn toàn ngẫu hứng và thiếu cơ sở để kết luận ) Cụ thể nhất có bài của một thằng Tàu, nó quất lại bài của một thằng Tàu khác về so sánh rõ Cc giữa hai trường hợp khô khốc và bão hòa. Rồi chúng nó phân tích và đổ thừa cho cái suction khỉ gì đó, nhưng rõ ràng là Cc có khác nhau các bác ạ. Nhà cháu không lục được bản gốc, nên quất lại của thằng Tàu đi sau. Bài tôi nó ở đây, các bác xem thẳng luôn cái Fig 1. nhé, đỡ phải đọc đau đầu. (nếu ko xem được thì các bác gúc lại cái tên bài báo rồi xem từ researchgate) Mong bác NGOC_IBST và bác nguyencongoanh sớm đi tới thống nhất và kết luận, để mấy tay ĐCCT như nhà cháu với thằng cha phandungdkt còn yên tâm công tác. Chứ cứ ngồi hóng mệt mỏi lắm PS: nếu chiểu theo kết luận của bác nguyencongoanh thì nhiều phòng TN sẽ bỏ qua đoạn dìm hay bão hòa, để đi thằng tới xác định Cc, Cr cho đỡ mất công - tốn nước. Còn Cv thì ... hehe... sẽ tham khảo số liệu của thằng mẫu gần nhất.
opera
tieu sao em là tôi quí bác nhất đấy, biết vụ này chỉ có gặp trực tiếp chú Ngọc ở quán bia với hi vọng khi nào đầu bão hòa may ra mới hiểu, nhưng tuần này uông nhiều quá nên không dám mời chú Ngọc, dù hôm nay trời HN rất đẹp
tieu sao
traiyo1 Đây là link bài báo, tôi sẽ quay lại trong vài phút nữa Khuyến mại cả part II và Erata luôn. https://www.mediafire.com/?t9sk85jthdayhy9 https://www.mediafire.com/?d84i1n4pk4cnpvc https://www.mediafire.com/?d84i1n4pk4cnpvc P/S: Cái bài báo này nó so sánh mẫu over dry của sét với trạng thái bão hòa tự nhiên. Điều này dẫn đến một hiện tượng là cái pc của mẫu bão hoà tự nhiên sau khi đưa vào lò nung khôn sẽ tăng lên (giông giống cái đất sét phơi nắng ấy). Cái hình 1 thì xác định cái Cc cho mẫu oven-dried có vẻ khiên cưỡng khi mà biến dạng (có vẻ là controlled strain test) nó chưa đạt được trạng thái đưa mẫu oven-dried về NC state. Đó là ý kiến trong trường hợp mẫu chưa bị biến đổi do nhiệt độ quá cao (giống nung gạch) thì chắc khỏi phải bàn vì nó thành vật liệu hoàn toàn khác hẳn. Ở trường hợp ta đang xét 1. Mẫu lấy hiện trường, chưa hẳn bão hoà 100%, mà chỉ cho là bão hoà. 2. Vậy tại sao cần phải bão hoà 100%, điều này dẫn đến ứng xử nó khác hiện trường không? 3. Trong ASTM D2435 có cái mục trên thì mục tiêu của việc ngâm tôi nó vảo reservoir có mục đích bão hoà không? khi không dùng back pressure??
traiyo1
Haroldser quả thực là đem cái Cc của oven-dried ra so thì nó khiên cưỡng thật. Nhà cháu đang muốn cái tài liệu gốc mà nó phọt ra cái Fig1 (references 19, 20 ở trong Part I đó), xem ngoài cái oven-dried ra nó còn thí nghiệm ở độ bão hòa nào khác không. Các tài liệu bác nguyencongoanh share thì tôi cũng đã down được và nhòm qua cả, nhưng không dám đọc kỹ vì nhìn khiếp quá > Với các ý 1, 2 và 3 của bác. Ý 1. theo tôi hiểu đầu bài bác NGOC_IBST đưa ra thì mẫu hiện trường chưa hẳn bão hòa, nhưng bác ấy ko cho là mẫu bão hòa. Như vậy theo tôi hiểu độ bão có thể là 90% hay 70% hay 50% hay thậm chí thấp hơn nữa cũng vẫn trong đề bài của bác NGOC_IBST. Câu hỏi 2. Chính là cái đang cần làm rõ, tiếp tục hóng Câu hỏi 3. đọc ASTM như đoạn bác quote thì tôi cũng hiểu là ngâm mẫu ko phải mục đích bão hòa, nhưng cái chúng ta đang bàn giờ đây lại là Cc, Cr có phụ thuộc vào độ bão hòa khi thí nghiệm hay không? aka trở lại câu hỏi 2.
Haroldser
levantrai Vấn đề nằm ở chỗ nếu hiện trường không bão hoà thì tại sao phải thí nghiệm trạng thái bão hoà---->có thể mô tả sai ứng xử thực chăng??? Chỗ này thì tôi không bảo nằm trong hay nằm ngoài đề tài đang quan tâm.
levantrai
Stephenon
Buồn. Không hiểu chúng nó đang bàn luận cái gì. Chắc là tôi già mẹ nó rồi. Có khi chúng nó đang bàn luận đứa nào phải trả tiền bia mà tôi không hiểu,
Stephenon
GeorgeEr Suy luận logic hình thức quá Thày ạ!
GeorgeEr
delta deus Ừ hự. Phòng thí nghiệm thường là có các bà các cô. Nếu đất chưa bão hòa mà lại nén thì nó hay đánh rắm. Vì vậy để đảm bảo không khí trang nghiêm lịch sự trong phòng thí nghiệm thì người ta bão hòa đất trước khi nén.
delta deus
profilmuoibay17 bác Oanh đang hỏi hay đang trả lời đấy ợ ? cái thắc mắc tại sao phải dìm từ đầu bác của bác NGOC_IBST thì tôi nghĩ là mọi người đã trả lời đủ rồi rồi. Giờ tôi chỉ nói chuyện về Cc, Cr theo TN ở bão hòa và ko bão hòa có khác nhau ko thôi. Và như tôi hiểu thì bác NGOC_IBST bảo có, bác Oanh bảo không. Trong khi tôi rất muốn tin và theo bác Oanh mà một số dẫn chứng lại có vẻ đang kéo tôi lại theo bác Ngọc, thế mới khổ. PS: bác NGOC_IBST thì già từ lâu rồi , cho dù đi uống bia với tôi bác vẫn cố bàn luận chủ đề chân dài thay vì cơ học đất.
profilmuoibay17
lightzar Cực lực phản đối cái PS. Tôi có đầy đủ bằng chứng lịch sử để khẳng định cái PS là không đúng ngay cả khi nó ....đúng như vậy.
lightzar
BrandonMr 1. Chỗ in đậm này tôi chưa thấy nó được trả lời , trừ cái trích dẫn trong cái ASTM D2435, mà theo cái tiêu chuẩn này thì chúng nó lại bảo rằng....bla...bla....là để nó giông giống với trạng thái hiện trường trước khi thử nghiệm. 2. Với cái đất đang xét là clay thì có ngâm đi nữa thì cũng khó (nếu không nói là không thể) mà đưa nó về bão hòa được (đuổi toàn bộ khí ra) nếu không có back pressure. Nếu các bà các cô cứ ngâm mà không biết đến khi nào bão hòa thì cũng vẫn là mẫu chưa bão hòa mà cứ tưởng bão hòa rồi . 3. Tất nhiên thảo luận thì vẫn chỉ là thảo luận và cần dựa trên bằng chứng . Tuy nhiên cái bài báo chính hôm qua nó lại là trạng thái oven-dried và do đó có khi trong mẫu nó khô khốc chẳng có tí nước nào và thậm chí nó thành vật liệu khác rồi......Trong bài báo đó tôi thấy rằng các tác giả đang so sánh cái Cc(NC) của mẫu tự nhiên, và Cc (OC)~Cr của mẫu oven-dried thì phải? Xem cái đoạn data của mẫu oven dried thì thấy nó có vẻ còn gục xuống nữa nếu cấp áp suất tăng lên. Có lẽ nếu có cơ hội nhà tôi sẽ thử nghiệm cái này .
BrandonMr
AlbertgeK Ngay cả khi dùng đến cái món Bách Bờ rét xờ rờ thì cũng cóc đạt được bão hòa 100%. Kiểu gì thì trong bụng của nó vẫn còn chút ... khí. Vì thế tôi mới không dùng thuật ngữ bão hòa mà lại dùng thuật ngữ khoa học là phĩnh bụng, phọt nước ra đằng mồm.
AlbertgeK
trannguyen1602 Thế vậy ngâm nước để làm gì bác. Để cái mẫu trong reservoir của hộp nén đấy ?
trannguyen1602
thuymo Hình như có thuật ngữ bão hòa 85%....90% tại các phòng thí nghiệm. Trong các sách tính toán lún cho đất bão hòa (Xa tơ rết) thì độ ẩm của đất trong các thí dụ đều không phải là 100% mà lại là nhỏ hơn nhiều. Vậy mà người ta vẫn gọi nó là đất bão hòa. Cái tô đỏ: Lại dọa người khác giống thằng Hải mất rồi. Đẻ trứng xong đi đã rồi hãy cục tác.
thuymo
Haroldser Quanh quẩn, quẩn quanh cuối cùng đến chỗ này. Vậy bác cho kết luận luôn phát là ngầm làm gì cái nhỉ? . Không lẽ để ngâm từ không bão hòa sang không bão hòa chăng? Chém gió chút thôi mà sếp, tôi sao giống thằng ku ấy được .
Haroldser
AnthonyGape Trong khoa học kỹ thuật. Có những vấn đề thuộc kiến thức cơ bản thì luôn có kết luận vì bám theo sách. Thế nhưng, có những vấn đề khác chỉ dừng ở mức trao đổi nhằm hiểu biết thêm thì không phải lúc nào cũng phải có kết luận. Lắm khi cứ để tơ hơ ra đấy, chẳng kết luận gì cả thì lại hay vì ...chúng nó thèm. Nếu buộc phải có kết luận thì xin dẫn lời của cô thí nghiệm viên làm cái món nén cố kết này là : Ngâm mẫu vào nước là bởi người ta bảo tôi phải làm như thế.
AnthonyGape
rtgreter vret ẻ Đã được thế này là may bác ợ, cô ấy còn nói, tôi thấy người ta làm thì tôi làm theo thôi. . Vậy túm lại là cứ phải ngâm mẫu, còn nó là gì thì kệ nó, các ông wasabi, phandungdkt, và các ông bà phòng thí nghiệm không có gì phải lăn tăn nữa nhé.
rtgreter vret ẻ
Roberter - Vậy là còn may đấy ạ, chứ lại bảo là thí nghiệm nén cố kết mất 7-14 ngày, không ngâm nước nó lại khô mất do bay hơi dẫn tới kết quả không đúng thì nó lại là câu chuyện khác - Bẩm cụ nhà cháu cứ thấy có nước là nhào vô rồi nên đã không lăn tăn từ lâu lắm rồi
Roberter
viet toan 12 Cái tô đỏ: Xem bài 76 sẽ có câu trả lời rất thỏa đáng.
viet toan 12
BarbaraEr Bẩm cụ, nhất cụ ạ .
BarbaraEr
hyutars
Mẫu đất lấy từ dưới mực nước ngầm thường có độ bão hòa khá cao. Còn nếu lấy từ trên mực nước ngầm thì độ bão hòa thường dưới 50%. Ngay cả khi ngâm nước đã de-aired cũng không tăng lên cao được. Thường trong phòng thí nghiệm phải tăng áp lưc nước lên để làm bong bóng khí trong nước nhỏ lại theo định luật Henry, như thế may ra mới tăng độ bão hòa lên trên 90%. Nếu giảm áp lực nước thì bong bóng khí lại xuất hiện, thường ở những chỗ có hạt bụi nhỏ hoặc ở trên bề mặt nào đấy ko nhẵn cho lắm. Cần phân biệt giữa độ ẩm và độ bão hòa nha. Độ ẩm của đất lên đươc tới 30% là may
hyutars
SpencerJalf Bác hay làm với đất trên núi hay sao mà có cái đúc kết hay thế mời cụ xuống đất Hà Nội 2 thì cụ sẽ thấy khác ngay Tiện nói đến độ bão hòa : đối với cát độ bão hòa (G) G>85% được coi là bão hòa, với sét G>95% là bão hòa ( cái này bác nào trích hộ tôi tiêu chuẩn cái)
SpencerJalf
DanielEi Công thức e.Sr=w.Gs Nếu Sr=1,Gs=2.65 thì độ rỗng e phải là 2.65. Độ rỗng như thế này là quá quá cao.
DanielEi
hiepsitayto Cái này hình như coi độ ẩm là 100%? Có đất cho e to gấp đôi giá trị trên.
hiepsitayto

CÁC CÂU HỎI KHÁC CÙNG CHUYÊN MỤC:


       Thế này là thế nào???? Mại dô mại dô.    (có 9 câu trả lời)
       Ma sát ngoài của đất là gì ???    (có 9 câu trả lời)
       Các phương pháp khảo sát địa chất phổ biến ở VN    (có 10 câu trả lời)
       1+eo là cái quái gì ????    (có 64 câu trả lời)
       Về sức chịu tải quy ước    (có 47 câu trả lời)
       Thí nghiệm nén ba trục?    (có 27 câu trả lời)
       S P T?    (có 25 câu trả lời)
       Tìm hiểu về thí nghiệm nén cố kết!    (có 51 câu trả lời)
       Cơ hội việc làm chuyên ngành địa kỹ thuật tại Việt    (có 13 câu trả lời)
       Thí nghiệm nén lún(nén nhanh)?    (có 39 câu trả lời)
       Làm ơn cho tớ số liệu ĐCCT.    (có 58 câu trả lời)
       Xác định chỉ tiêu cơ lý của đất?    (có 117 câu trả lời)
       Đồ Án Nền Móng ( ĐH xây dựng HN)?    (có 32 câu trả lời)
       Bảng tra cơ đất & nền móng?    (có 8 câu trả lời)
       thí nghiệm trong phòng và thí nghiệm hiện trường...    (có 67 câu trả lời)
       Vật liệu đất đắp dùng trong XDCT giao thông    (có 9 câu trả lời)
       Thí nghiệm nén 3 trục?    (có 78 câu trả lời)
       Thí nghiệm nén 3 trục (triaxial test)    (có 34 câu trả lời)
       Độ sâu chôn cọc tại TpHCM!    (có 14 câu trả lời)
       Ép cọc bê tông mò?    (có 20 câu trả lời)
       Tai nạn nghề nghiệp đây, không biết đơn vị nào?    (có 11 câu trả lời)
       công thức địa chất???    (có 9 câu trả lời)
       Làm ơn cho tớ công thức kinh nghiệm (hay bảng tra nội suy) xác định Cv thông qua Wl?    (có 9 câu trả lời)
       Mọi người làm ơn cho hỏi nền đất?    (có 11 câu trả lời)
       Các tiêu chuẩn, quy phạm ngành địa chất CT-Địa kỹ thuật!    (có 13 câu trả lời)
       Khoan khảo sát Địa Chất Công Trình?    (có 18 câu trả lời)
       Phòng Las?    (có 17 câu trả lời)
       Đơn giá khoan khảo sát!    (có 9 câu trả lời)
       Ứng dụng ngôn ngữ VBA trong Excel để giải 1 số bài toán trong ĐKT    (có 29 câu trả lời)
       Tìm hiểu "Báo cáo khảo sát địa chất"    (có 7 câu trả lời)
       Robertson Soil Classification Charts    (có 9 câu trả lời)
       Kết quả thí nghiệm trậng thái của đất khác so với hiện trường.    (có 31 câu trả lời)
       Thí nghiệm mẫu đât?    (có 37 câu trả lời)
       Đất không thuận lợi cho việc XD    (có 50 câu trả lời)
       Góc ma sát trong của đất?    (có 93 câu trả lời)
       Làm ơn cho tớ chuyên đề tính toán tường chắn trọng lực theo tiêu chuẩn 22TCN272-05    (có 5 câu trả lời)
       Các điều kiện địa chất công trình ?    (có 20 câu trả lời)
       Chọn kết quả thí nghiệm nào cho phù hợp khi tính ổn định    (có 26 câu trả lời)
       từ điển địa chất!    (có 30 câu trả lời)
       TK Cải tạo mở rộng móng cọc?    (có 12 câu trả lời)
       Địa kỹ thuật    (có 15 câu trả lời)
       Xác định Hệ số cố kết Cv và hệ số thấm Kv?    (có 10 câu trả lời)
       Có thể thay thế WATERSTOP bằng nhôm    (có 15 câu trả lời)
       Phương pháp lựa chọn mảnh chìa khóa trong nghiên cứu ĐCCT    (có 12 câu trả lời)
       Áp lực tiền cố kết- đất Bình Dương    (có 82 câu trả lời)
       TN Đất sai hết cả ???    (có 71 câu trả lời)
       Thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn SPT    (có 16 câu trả lời)
       Đề xuất giải pháp móng và độ sâu dừng khoan trong khảo sát XD?    (có 29 câu trả lời)
       Việc làm ngành Địa chất công trình năm 2021?    (có 55 câu trả lời)
       Cho hỏi cách TK móng?    (có 28 câu trả lời)
        ... Xem thêm



     "Công ty TNHH Xây dựng và nội thất Phương Vinh, và Văn phòng Kiến trúc Phương Anh là doanh nghiệp hàng đầu về lĩnh vực thiết kế kiến trúc, thiết kế nội thất và thi công tại Hải Phòng. Chất lượng các công trình do chúng tôi thiết kế đã mang lại uy tín và sự tin tưởng của khách hàng hơn 15 năm qua. Sự hài lòng của gia chủ là niềm vui của đội ngũ kiến trúc sư chúng tôi."

Công ty TNHH Xây dựng và Nội thất Phương Vinh

Văn phòng Kiến trúc Phương Anh

Địa chỉ: Số 2A phố Phụng Pháp - Đằng Giang - Ngô Quyền - Hải Phòng
Hotline:
       KTS. Mr.Tuấn Anh 0901.291.666
       KTS. Mrs.Phương 085.88.355.88
       KTS. Mr.Thành 0912.308.118
Fanpage: facebook.com/maukientrucdep/



back to top