Hỏi đáp / Thiết kế móng cọc
Kiểm tra áp lực cọc trong đài, trường hợp tâm hệ cọc không trùng tâm cột. - Tư vấn Kết cấu, BTCT, thi công xây dựng

  Kiểm tra áp lực cọc trong đài, trường hợp tâm hệ cọc không trùng tâm cột.

     Chào các đồng nghiệp, Tôi đang thiết kế một nhà văn phòng dạng xây chen giống nhà phố, sử dụng phương án móng cọc ép, tải trọng chân cột N=300T ( bỏ qua M cho dơn giản bài toán ), đài cọc bố trí 4 cọc 35x35, Pcoc = 80T, bố trí 2 hàng cọc , tâm hệ cọc lệch so với tâm truyền lực của cột là 700mm. Để kiể̉m tra áp lực lên cọc, theo ý kiến của một số anh ks trong cty tôi: Quan diểm 1: - Áp lực lên cọc = N/4 = 75T<80T =>ok => Cọc chỉ chịu lực nén. - Moment do dời lực về tâm hệ cọc sẽ do dầm móng chịu. Quan điểm 2 ( theo quan điểm của cá nhân tôi) - Dời lực N vể tâm hệ cọc=> Hệ cọc chịu moment M = 0.7N và lực nén N => tính áp lực cọc theo công thức kiểm tra như trong tiêu chuẩn 205 => Cọc chịu nén và kéo ( nhổ ). Khi bố trí cọc cho trường hợp này để áp lực cọc < Pcoc thi cần bố trí khá nhiều cọc so với cách tính theo quan điểm 1 - Dầm móng được mô hình chung với hệ cọc, đài cọc để tính moment dầm móng ( 1 cọc là 1 gối đàn hồi ) Anh tôi chắc là gặp trường hợp này khá nhiều khi thiết kế nhà xây chen, vậy quan điểm của mọi người vể trường hợp này như thế nào? Mọi người chia sẻ giúp. Thân chào!
Có 14 câu trả lời!!
Có thể bạn chưa biết: Top 100 mẫu thiết kế nhà Hải Phòng được xây nhiều nhất từ đầu năm đến nay!
michaelyork
Theo tôi quan điểm cho rằng moment phát sinh do lực dọc tác dụng lệch tâm nhóm cọc sẽ được phân phối cho cả cọc và giằng mới là quan điểm hợp lý và gần thực tế nhất. Đầu tiên phải quan niệm đài như một nút trong đó cột, giằng sẽ quy tụ vào nút. Sau đó phân phối moment vào giằng theo tỉ lệ độ cứng. Còn phân phối cọc chịu nén hoặc chịu nhổ sẽ phụ thuộc vào độ xoay của đài. Tuy nhiên đây chỉ là lý thuyết và bài toán này khó mà giải chính xác và rất phức tạp khi kể đến ảnh hưởng của biến dạng nền. Trong thực tế là làm như quan điểm của bạn, chỉ phân phối moment cho cọc (để sinh ra cọc chịu nén và chịu nhổ) còn giằng móng thường làm theo cấu tạo và kinh nghiệm mà thôi.
michaelyork
thanhtruc
1. quan điểm 1 chính xác hơn, giằng móng chịu mômen lệch tâm. 2. nhà xây chen mà ép được cọc 35x35, tải cọc 80t thì tôi nghĩ không khả thi vì vấn đề đặt tải đối trọng khi ép. 3. tôi hơi thắc mắc về con số 700mm đến tâm hệ cọc, vì thông thường với các công trình xây chen thì cọc gần nhất cách nhà bên cạnh cũng tầm 500~600m, mà cọc của bạn bố trí 2 hàng => con số này phải tầm 500~600 + 3*D ~ 1.55->1.65m 4. với các điểm đã nêu ở (3) thì mômen giằng móng chịu sẽ tầm 490T.m => giằng móng của bác phải to lắm 5. từ cái (2) với (4) => phương án khả thi có lẽ nên làm cọc nhồi đk nhỏ tầm D=400mm sức chịu tải cũng tầm 80 tấn nhưng cọc sẽ sát nhà bên cạnh, giằng móng gọn hơn và không ngại lắm vụ ảnh hưởng đến nhà bên so với cọc ép
thanhtruc
EduardoMn
Chào các bạn, Rất cảm ơn bạn đã quan tâm trả lời vấn đề tôi đưa ra. Hôm giờ do bị "rượt" giữ quá nên không tham gia thảo luận cùng bạn chủ đề này. Vấn đề này, tôi tham khảo ý kiến rất nhiều bạn làm thiết kế, đàn anh trong công ty, và.. sếp của tôi, đồng thời giải thêm một số trường hợp nhằm chứng minh quan điểm đúng đắn để chọn lựa cho tất cả các bài toán tương tự. Kết quả tôi khảo sát các ý kiến như sau: A. Hầu hết các kỹ sư đều chọn phương án 1, trong đó có sếp của tôi ( kinh nghiệm 16 năm trong nghề, nhìu năm làm thiết kế... nói chung là chuyên gia trong xây dựng.), do đó tôi rất tự tin và không cần suy nghĩ gì nữa, chọn luôn phương án 1 để giải bài toán này. Tuy nhiên cũng chưa vừa ý lắm ( khoảng vài % ) vì sơ đồ tính chưa rõ ràng lắm ( cho cọc chịu nén hết, trong khi có moment lệch tâm, còn dầm móng chịu moment lệch tâm với quy ước tâm hệ cọc là gối để giải noi lực dầm móng; thực tế thì có vậy không? ...) và tôi vẫn thích quan điểm 2 hơn. B. Với quan đểm 2, tôi và Tuanlt có chút quan điểm giống nhau, nhưng ngặt một nỗi, nếu mô hình 1 cọc là 1 gối cố định ( giả định cọc không bị lún) thì nếu đài 1 hàng cọc thì cọc chịu nén và dầm móng chịu moment lệch tâm ( kết quả giống như quan điểm 1) => không lo gì cả. Nếu đài có 2 hàng cọc trở lên => cọc chịu nén và chịu nhổ, còn nội lực trong dầm móng thì nhỏ như con muỗi => Nếu muốn Pcoc> Pktra thì số lượng cọc tính toán nhìu quá, ngoài ra, còn kiểm tra cọc nhổ nữa => Đau cái đầu. Khi kiểm tra cọc theo công thức trong tiêu chuẩn ( cọc chịu cả lực dọc và moment lệch tâm do dời lực ) thì có cùng kết quả giống như cách trên. C. Sau khi tham khảo thêm ý kiến của vài đồng nghiệp, tôi giải thêm vài trường hợp bằng sơ đồ tính như quan điểm 2, tôi đã chắc chắn 100% và tự tin làm theo quan điểm 1. Vì tính theo quan điểm này là an toàn ( đến dư ) và được kiểm tra theo sơ đồ tính theo quan điêm 2 theo mô hình tính toán bằng phần tử hữu hạn cho trường hợp đài 2 hàng cọc trờ lên, (1 hàng cọc thì 2 quan điểm cho 1 kết quả), với điều kiện, 1 cọc được mô hình là 1 gối spring ( tính đơn giàn spring = P cọc/[s], [s] tùy theo tính toán hay chọn giá trị thích hợp, nhưng nhỏ hơn giới hạn trong tiêu chuẩn). Nghĩa là mô hình như vậy sẽ phản ánh gần như sự làm việc thực tế của cọc, vì cọc chôn trong đất, chịu tải trọng và sẽ bị lún...Từ kết quả giải mô hình: cọc chịu nén, và dầm móng chịu phần lớn moment lệch tâm. Từ A, B, C: hai quan điểm trên đều có thể dùng để tính toán cọc và dầm móng. Kết luận như sau: - Quan điểm 1: Tính số lượng cọc đơn giản, nội lực dầm móng tính an toàn. - Quan điểm 2: Cọc được mô hình là spring, tính toán và kiểm tra cọc, dầm móng => kết quả cọc chịu nén, và nội lực trong dầm móng nhỏ hơn so với QĐ 1. Các bạn có thể mô hình thử và xem xét đánh giá kết quả theo mô hình của bạn. Nếu muốn rõ hơn, lần comment sau, tôi sẽ trình bày bằng hình ảnh và số liệu cụ thể. Nhiều kỹ sư đã từng kinh qua vấn đề này, đã thiết kế nhiều công trình thì vấn đề này có lẽ quá đơn giản, không cần suy nghĩ nhiều bằng những cách lý giải quan điểm khác nhau. Trên đây tôi muốn chia sẽ với các bạn 1 cách lý giải quan điểm tính toán để làm rõ vấn đề trên. Mong các bạn cùng góp ý. Thân chào!
EduardoMn
nongdan
Cách 1 là cách nhiều người hay làm: thiên về an toàn + TT nhanh. Cách 2 rất hiệu quả đối với những công trình bố trí vách, cọc phức tạp -> kq lực td lên đầu cọc và M dầm móng chính xác, nhanh. Xin hỏi bác ttad.anduy tính cắt cho dầm móng này như thế nào, TD bằng dầm móng hay bằng TD đài cọc!
nongdan
Haroldser xin bạn cho ý kiến về mô hình của tôi ! thông số cọc tôi là giả định - file này là sap V11.2
Haroldser
dolkihote Tôi chuẩn bị xây nhà. Mặt bằng 4x15, xây 3 tầng. Cho tôi xin thiết kế nhà Hải Phòng phù hợp với nhu cầu của tôi. Thx.
Luckyman
dolkihote Chào bạn, Trong bài giải thích của mình, để lý giải cho bài toán thì mình giả định độ lún thôi, dĩ nhiên khi thiết kế công trình ra thi công, con số đó phải có căn cứ cụ thể, còn cụ thể như thế nào thì tùy vào quan điểm người thiết kế. Chào.
dolkihote
Stevennefs
Độ lún của cọc lấy thế nào? Vì nếu đi thẩm định, thẩm định hỏi tại sao lấy lún 1cm? Các bác giải thích thế nào?
Stevennefs
StephenDAK Chảo bạn, Lực cắt dầm móng = đạo hàm của moment => Tính theo cách 1, lực cắt dầm móng bằng 0 ( nếu xét tải trọng của tầng hầm thì khác 0) vì moment không đổi nên đạo hàm bằng 0. => Tiết diện dầm móng chủ yếu tính toán chịu moment => Chiều cao dầm móng, mình chưa thấy công trình nào chọn lớn hơn chiều cao đài, thường chọn bằng hoặc nhỏ hơn chiều cao đài, bề rộng dầm mở rộng thay cho việc tăng chiều cao, tiết diện chọn sao cho tính toán thỏa khả năng chịu lực với hàm lượng hợp lý ( 0.8 - 1.2 %, cao quá thì bố trí thép dày đặc, nhiều lớp khó thi công ). Chào.
StephenDAK
EfrainKl Chào ban, Tôi xem qua mo hình của bạn rồi, và có 1 số ý sau: - Cọc thì mô hình spring là đủ. - Đài móng, bạn cân nhắc lại cấu tạo, cấu tạo thế nào thì mô hình gần giống là hay nhất. Chào.
EfrainKl
hyutars - Vậy đà chịu moment của bồ khoảng (50x110 #300) (M= 300x0.7=210Tm)! - còn h đài > 140- hỏng biết L đà ( chiều dài nhịp ) của bạn bao nhiêu ?- vì nếu Lđà/hđà < 5 thì tính khác ! - Bạn nói "cân nhắc cấu tạo đài cọc" là sao? - xin nói rõ hơn, cám ơn !
hyutars
truongtiengka Vấn đề của bro tôi cũng có vài nghiên cứu, áp dụng cho trường hợp móng cọc khoan nhồi đường kính lớn, đối với cọc chế tạo sẵn tôi nghĩ cũng có thể áp dụng được. Có thể tóm tắt như vầy: áp dụng mô hình Brom cho cọc với chú ý là cọc chịu ngàm trượt ở mặt ngàm tương đương. Mủi cọc liên kết lò xo với đất, độ cứng của lò xo dựa trên tính toán các tính chất cơ lý của nền đất quanh thân cọc và mũi cọc. Với mô hình này ta hoàn toàn có thể đưa vào Etabs hay Sap để tính toán đồng thời với các cấu kiện phía trên. Theo tính toán của tôi đối với hệ cọc khoan nhồi thì mô men lêch tâm truyền vào cọc là chủ yếu (dưới dạng ngẫu lực--> gây lực dọc không đều trên từng cọc). Dầm móng có tăng độ cứng lên 7x cũng không có tác dụng gì nhiều. Tuy nhiên đó là tính toán với cọc khoan nhồi có mũi chống vào lớp đá, cuội sỏi. Tài liệu tính toán tôi có up lên địa chỉ này, bro tải về tham khảo nhé Phương pháp Brom có đề cập đến ở tcvn 209 tuy nhiên không được đầy đủ và chi tiết, nếu có điều kiện nên mua quyển "Móng cọc trong thực tế xây dựng" sẽ bổ ích hơn. http://www.ketcau.com/forum/showthre...6424#post76424
truongtiengka
phuonganh12 Cám ơn bác, tôi cũng đang lăn tăn về cái này, sau khi đọc bài của bác thì tôi cũng sáng hơn được một tí. Em chưa ra trường, chỉ làm đồ án thôi, cái móng tôi thiết kế là lõi thang, kích thước đài là 10.8x13.2, sử dụng cọc khoan nhồi d800, lõi và đài cũng lệch tâm nhau. Nếu tôi tính theo quan điểm 1 thì số lượng cọc ít hơn,nhưng mà đài móng kích thước lớn, mô-men lõi cũng lớn (mô-men ban đầu khoảng 5000Tm, mô-men do lệch tâm đài và lõi cũng cả 1000Tm), sử dụng giằng móng thì chưa biết phải chọn kích thước thế nào để chịu hết được mô-men lệch tâm này. Còn theo quan điểm 2 trong trường hợp này có vẻ ổn hơn, mặc dù phải tăng số lượng cọc. Vậy nên tôi sử dụng quan diểm 2 để tính.
phuonganh12
Williamon
và đây là 1 căn khác - Sap V11.2: các trường hợp sau nếu ta thay đổi tiết diện giằng móng ? nếu bỏ luôn giằng ? bỏ sàn nền ? bỏ chuyển vị xoay của phần tử solid ? khao báo hay bỏ liên kết các nút giữa cọc và đài solid ? bố trí cọc thành 1 hàng ? mà sao tui thấy M cột thường lớn cho nhịp 6m (khoảng 3-5 Tm), vậy mà cứ lấy h cột = 20 cm mà cứ xây ào ào không sao hết ( chưa thấy sao ! ) ? XIn các anh chị tôi chỉ giáo ? có ai biết tính cốt thép từ nội lực solid không ? xin chỉ dùm ? ông thầy dạy thì chỉ nói nếu thấy ứ/s > khả năng của bê tông thì đặt thép chấm hết ! tui lây hoay hoài mà không biết tính sao ?
Williamon

CÁC CÂU HỎI KHÁC CÙNG CHUYÊN MỤC:


       Ðề: chọn chiều sâu chôn đài    (có 13 câu trả lời)
       móng cọc khoan nhồi    (có 11 câu trả lời)
       Hỏi gấp! Khe lún cho móng cọc, có cần thiết?    (có 5 câu trả lời)
       Giảm ma sát thành bên cọc khi đang hạ cọc bằng phương pháp ép và đóng trong đất sét    (có 29 câu trả lời)
       2 cột trên 1 đài cọc nhồi    (có 40 câu trả lời)
       6 cột trên 1 đài cọc nhồi    (có 8 câu trả lời)
       ULS (Ultimate Limit State) hay SLS(Service Limit State) cho tính toán nền móng!!!HOT    (có 47 câu trả lời)
       Các bác Pro Giúp em cái móng thang máy này với!    (có 13 câu trả lời)
       Thấu kính xuất hiện trong hố khoan! :cool:    (có 16 câu trả lời)
       Cọc đã TN nén tĩnh "phá hoại" có được sử dụng lại làm móng công trình được không ?    (có 102 câu trả lời)
       Đài móng cọc nhồi 5 cọc    (có 51 câu trả lời)
       Giá thành cọc khoan nhồi    (có 8 câu trả lời)
       TN nén tĩnh cọc có lắm chuyện không ??    (có 51 câu trả lời)
       cọc khoan nhồi cách tường nhà kế bên bao nhiêu?    (có 6 câu trả lời)
       Kiểm tra khả năng chọc thủng của đài cọc?    (có 10 câu trả lời)
       Cọc 200x200 ép vào sét cứng !    (có 10 câu trả lời)
       tổ hợp tải trọng    (có 6 câu trả lời)
       Các anh giúp em về cọc khoan nhồi!    (có 8 câu trả lời)
       Cọc khoan nhồi btct    (có 12 câu trả lời)
       Thay đổi thông số cọc thí nghiệm thăm dò    (có 8 câu trả lời)
       Cho hỏi cách TK móng cọc dưới vách cứng    (có 8 câu trả lời)
       Hỏi sức chịu tải của cọc nhồi có phụ thuộc chiều sâu ngàm vào đá    (có 9 câu trả lời)
       Cách tính sức kháng cắt không thoát nước trung bình    (có 10 câu trả lời)
       Cách tính toán Thép trong cọc khoan nhồi.    (có 8 câu trả lời)
       BÊ TÔNG CỌC M80v TCVN 3118-93 là gì ?    (có 6 câu trả lời)
       được phép tăng 20% sct của cọc    (có 11 câu trả lời)
       Tiêu chuẩn TCVN 10304:2014 Móng cọc - Tiêu chuẩn thiết kế    (có 19 câu trả lời)
       Ống siêu âm trong cọc khoan nhồi?    (có 24 câu trả lời)
       Tiêu chuẩn Snip 2.02.03.85 Nga về Móng cọc    (có 11 câu trả lời)
       Chiều dài cọc khoan nhồi bao nhiêu là hợp lý    (có 5 câu trả lời)
       Cọc ly tâm?    (có 34 câu trả lời)
       Chỉ dẫn Cho hỏi cách TK dầm móng theo TCXDVN375:2006 (Eurocode 8)!    (có 78 câu trả lời)
       Bơm vữa bít ống siêu âm cọc khoan nhồi?    (có 16 câu trả lời)
       Phương pháp tính toán và thiết kế cọc khoan nhồi?    (có 53 câu trả lời)
       Làm ơn cho tớ ý kiến về móng cọc nhà 5 tầng    (có 16 câu trả lời)
       TT TK móng cọc, mỗi đài có 1 hoặc 2 cọc đỡ cột?    (có 45 câu trả lời)
       Allowable axial load or Material axial load?    (có 6 câu trả lời)
       Tải trọng tiêu chuẩn phân phối lên cọc?    (có 6 câu trả lời)
       Móng cọc đóng, ép hay khoan nhồi    (có 39 câu trả lời)
       Gia cường móng cọc    (có 9 câu trả lời)
       Sự cố khi thi công và thiết kế cọc ép-lỗi do ai?    (có 11 câu trả lời)
       Cắt cọc bê tông ly tâm UST?    (có 57 câu trả lời)
       Ép cọc như thế nào là đúng    (có 9 câu trả lời)
       Cho hỏi kết cấu móng này    (có 8 câu trả lời)
       PIT cọc khi đã có đài    (có 22 câu trả lời)
       Về máy ép cọc thủy lực 2 xi lanh.    (có 8 câu trả lời)
       Hướng tới thiết kế đài móng tối ưu    (có 17 câu trả lời)
       Quan niệm lấy tổ hợp Tiêu chuẩn tính số lượng cọc !    (có 8 câu trả lời)
       Độ mảnh của cọc và cốt thép cọc?    (có 8 câu trả lời)
       xử lí đầu cọc khi cốt cắt đầu cọc thấp    (có 9 câu trả lời)
        ... Xem thêm



     "Công ty TNHH Xây dựng và nội thất Phương Vinh, và Văn phòng Kiến trúc Phương Anh là doanh nghiệp hàng đầu về lĩnh vực thiết kế kiến trúc, thiết kế nội thất và thi công tại Hải Phòng. Chất lượng các công trình do chúng tôi thiết kế đã mang lại uy tín và sự tin tưởng của khách hàng hơn 15 năm qua. Sự hài lòng của gia chủ là niềm vui của đội ngũ kiến trúc sư chúng tôi."

Công ty TNHH Xây dựng và Nội thất Phương Vinh

Văn phòng Kiến trúc Phương Anh

Địa chỉ: Số 2A phố Phụng Pháp - Đằng Giang - Ngô Quyền - Hải Phòng
Hotline:
       KTS. Mr.Tuấn Anh 0901.291.666
       KTS. Mrs.Phương 085.88.355.88
       KTS. Mr.Thành 0912.308.118
Fanpage: facebook.com/maukientrucdep/



back to top