Đài móng cọc nhồi 5 cọc - Tư vấn Kết cấu, BTCT, thi công xây dựng
Đài móng cọc nhồi 5 cọc
Chào các bác trên diễn đàn!
Các bác cho tôi hỏi tý. Cọc khoan nhồi của tôi đường kính D1500, đài có 5 cọc. Vậy các bác cho tôi hỏi bố trí khoảng cách như thế nào cho hợp lý! Tức là khoảng cách từ cọc ở giữa đến 4 cọc biên và khoảng cách giữa 4 cọc ở biên cách nhau bằng bao nhiêu là được!
Em tìm hoài trên forum mà không thấy nói khoảng cách cọc trong đài 5 cọc. Mong các bác giúp đỡ! >
Thanks to all! >>>
Có 51 câu trả lời!!
Có thể bạn chưa biết: Kiến trúc Phương Anh là đơn vị Xây nhà trọn gói Hải Phòng uy tín, chất lượng từ năm 2003. Luôn nằm trong top 3 tìm kiếm trên google.
|
|
|
Khoảng cách các tim cọc tối thiểu 3D, khoảng cách mép cọc đến mép đài tối thiểu 300. Bố trí tùy theo điều kiện chịu lực nhưng chú có thể bố trí 4 cái 4 góc cái còn lại ở giữa.
|
Bernardmt |
|
|
bố trí sao cho tâm lực trùng vói tâm nhóm cọc trong trường hợp COMBO1 là ok rồi . Và bố trí sao cho Pmax <1.2Ptk ( combo có gió tham gia) và Pmin >0 để không bị Nhổ ( an toàn hơn ). Có thể dùng safe thử dần để tìm ra cách bố trí cọc tiếc kiệm nhất cho tâm lực trùng với tâm nhóm cọc => Phản lực các cọc gần như bằng nhau và phân bố đều , không lộn xộn . Không tính Pmax hay Pmin hay Pi theo tiêu chuẩn vì như thể thường lãng phí và không hợp lý .
|
puma12 43 |
|
|
Em nghĩ nếu bố trí 4 cọc 4 góc cách nhau là 3D, cái còn lại nằm ở trọng tâm thì nó sẽ cách 4 cọc kia >~2D. Như vậy tạm thời ổn! Không biết làm vậy có được không?
Màu đỏ, khoảng cách từ mép cọc đến đến mép đài tối thiểu là 400 chứ anh? >
Thanks anh nhiều! >
|
tieu sao |
|
|
Hehe. Nói như anh Ksminh thì tìm vị trí các cọc mà bố trí cực lắm, Đệ đây chưa đi thi công nhưng thiết nghĩ tôi không biết làm sao mà mà thi công đơn giản, cho thoải mái 2 bên.
Bố trí 4 cọc xung quanh cách nhau 3d, 1 cọc còn lại ở giữa xem ra là phương án khả quan nhất. Như vậy các cọc xung quanh sẽ cách cọc ở giữa ~2,12d. Có lẽ ổn. Còn không thì Việt bố trí 4 cọc xung quanh cách cọc giữa 3d. làm đài bự hơn chút. hà hà, chịu lực tốt hơn chưa( thêm tí thép )
|
BrandonMr |
|
|
hey!! không phức tạp đâu . Đầu tiên bố tri theo như mong muốn , Sau đó đưa vào safe . Và bắt đầu tính toán cho chạy lần 1 . Thấy trường hợp combo1 thể hiện màu trong safe bị lệch qua 1 bên là phải chỉnh lại ngay . Chính lại không phải chỉnh 1 cọc mà chỉnh cả 5 cọc . dịch chuyển cả 5 cọc kết hợp với đài bằng lệnh MOVE trong safe .rồi chạy lại . đến khi nào màu của safe nằm giữa ( màu thể hiện cho biến dạng trong trường hợp combo) Quá trình binh mà màu của safe lệch hướng a thì MOVE móng về hướng a => sẽ cho bạn kết quả nhanh .
Với móng lõi thang máy chỉ tìm tâm lực bằng safe trong vòng 5 s . Còn mà tính tay thì lòi mắt ếch ra .
|
Roberter |
|
|
Kiến trúc Phương Anh có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực thiết kế nhà và xây nhà dân dụng. Trải qua nhiều năm phát triển, đến nay đã sở hữu hàng trăm mẫu thiết kế nhà Hải Phòng , thương hiệu uy tín từ năm 2003 |
Luckyman
|
|
|
Hehe, thì mình vẫn làm theo cách đó mà. 4 cọc xung quanh cách nhau 3D, cọc còn lại ở giữa trọng tâm mà phang. Như vậy cọc ở giữa sẽ cách 4 cọc xung quanh 1 khoảng ~2,11D gì đó như Trình nói. Như vậy là ổn rồi. Nếu chơi luôn cọc giữa cách 4 cọc ở biên mà 3D thì e đài móng bự chảng lắm! -> Phí!
|
Arthumters |
|
|
Thấy bạn nói nhiều nhưng nói mãi vẫn thiếu. Cái ở giữa ~2D phá vỡ các nguyên lý thường tính toán khi khoảng cách là 3D với cọc ma sát (bạn hiểu tại sao chứ?).
Theo bạn làm thì cũng tiết kiệm cái đài, nhưng đôi khi lại phí cái khác.
|
Stevennefs |
|
|
Hiểu, hiểu . Ý anh là làm đài móng nhưng cột không nằm đúng trọng tâm của đài đúng không. miễn sao làm cho lực, cũng như chuyển vị trùng với trục cột. Vừa làm cho các cọc chịu lực như nhau, vừa đỡ phải tính toán Pmax rồi pmin, rồi kiểm tra các điều kiện (vì lúc này móng làm việc chịu lực đúng tâm)
Nhưng cái này không biết đã có ai làm chưa, vì e chưa làm kiểu này bao giờ
|
taolaai |
|
|
Cái 3d cũng là theo kinh nghiệm người xưa để lại. Tôi làm >= nó đỡ phải lo nghĩ nhiều. Chứ cái này tôi nghĩ việt cũng biết
|
truongtiengka |
|
|
Mình cũng hiểu ý bạn rồi! Tuy nhiên theo mình tính toán khả năng chịu tải thì Qm > 1 chút so với Qf. Như vậy trong trường hợp này không hẳn cọc loại ma sát mà. Nếu vậy thì cách bố trí như mình có thể là hợp lý được chứ!
Nếu bố trí cứ theo nguyên tắc 3D tuốt tuồn tuột thì đài rất BỰ trong trường hợp này đó! Hơn nữa đã là cọc D1500 rồi mà!
Thanks vì bạn đã góp ý!
|
nguyentrungata |
|
|
híc . Mấy bác chẳng hiểu gì thế . Cột trùng tâm đài , hay lực trùng tâm cột thì chẳng có ý nghĩa gì trong tính toán tiết kiệm cọc cả .
Xét combo1 ( TT+HT) thì sẽ cho ra tâm lực tại vị trí nào đó mà không phải lúc nào cũng trùng với các tâm như các bác đề cập . Nó nằm tại 1 vị trí nào đó cách xa cột => Tâm này phải trùng với tâm Nhóm CỌC . Nhóm Cọc nhé chứ không phải tâm cột . Lúc này mô me gần như không có hay có rất ít ( vì không có gì là tuyệt đối ) Thì lúc này các cọc làm việc gần như nhau . Phản lực đầu cọc bằng nhau . Khi tính xét đến các combo khác thì tâm lực nó nhảy lung tung tạo thành một Chùm tâm lực ở khu vực nào đó . Nếu lực các com bo đối xứng 100% thì chùm tâm lực sẽ xung quanh tạo thành 1 đường tròn . Lúc này Tâm nhóm cọc sẽ trùng với tâm đường tròn này . Mà theo kinh nghiệm tâm đường tròn này tạm xác định theo COMBO 1
Theo tôi có thể dùng điểm màu của SAFE xác định theocombo1 kết hợp combo BAO thì sẽ chính xác hơn
|
Robertol |
|
|
Hehehe tôi hiểu ý anh Minh rồi. Nhưng thực tế bên ngoài và cả trong ĐATN tôi chưa thấy ai làm như vậy bao giờ. Nếu làm theo cách anh nói thì chả lẽ bố trí cọc phá vỡ qui tắc như trong sách vỡ ấy à! Khi đó tâm cột sẽ không trùng tâm đài mà anh! >
Tuy nhiên góp ý của anh rất hay! Thank you very much!
|
MichelPurn |
|
|
chỉ có Đồ Án và những ai không hiểu về lực thì mới không làm theo phương án này thôi . Đa số tính tay thì cứ hay nhầm lẫn tâm tiết diện trùng với tâm cọc khác hoàn toàn tâm lực trùng với tâm cọc . Cái này anh đã nói là tiêu chuẩn hay làm và thường lãng phí . Lý do là chỉ cần tâm nhóm cọc nằm lệch và bất hợp lý 1 tí thì phản lực đầu cọc chổ to quá đáng chổ thì nhỏ như kiến => THực chất cọc làm việc cái thì quá sức cái thì thừa . Giống như bạn đang sách 1 thùng nước 1 bên luôn cảm thấy mệt hơn sách 2 thùng 2 bên và sách được nhiều nước hơn vì bạn đã hiểu về lực . CÒn sách 1 bên thì nếu sách cùng tải trọng bạn sẽ vẹo lưng . Mô men rất nguy hiểm so với lực nén .
|
dolkihote |
|
|
Đúng như ksminh nói, cột trùng tâm đài, tâm cột hay tâm đài chẳng liên quan gì đến cái vụ bố trí nhóm cọc trong đài sao cho hợp lý về mặt chịu lực và kinh tế cả. Bản chất của vấn đề là tâm hợp lực tại chân cột (hợp lực thông thường xét đến là lực dọc và moment, vì có moment nên đa phần tâm của hợp lực không trùng với tâm cột) phải trùng với tâm của nhóm cọc để:
1. Các cọc (chủ yếu) chỉ chịu lực nén. Cái này quan trọng vì thông thường khả năng chịu nén của cọc tốt hơn (lớn hơn) khả năng chịu kéo, vì ngoài ma sát thành cọc thì khi chịu nén còn có sức tỳ ở mũi cọc, cái này không có khi cọc chịu nhổ.
2. Khi tâm lực trùng với tâm nhóm cọc (nếu tại chân cột có moment thì phải bằng một phép dời lực đến điểm mà tại đó moment bị triệt tiêu: đó chính là tâm của hợp lực) thì các cọc chịu lực đều nhau: xét về mặt kinh tế là hợp lý, không lãng phí cọc (tránh những cọc không chịu lực hay chịu lực ít, chưa hết khả năng)
Ngoài ra khi bố trí cọc cần chú ý sao cho diện tích đài là bé nhất. Và thuận tiện cho thi công.
|
AlbertDOB |
|
|
Các phần khác có thể tạm tha thứ tùy vào thực tế. Nhưng riêng câu bôi đậm thì bạn chưa hiểu tương quan mũi, ma sát so với cọc coi là chống hay không chống là thế nào.
Nếu muốn nói cho hoa văn để nói chuyện với thẩm tra/thầy giáo thì cọc chống: không được tính kể thêm ma sát (điều kiện khá ngặt nghèo để coi là chống cũng đáng bàn).
|
nguyentrungata |
|
|
Cũng đúng như cmengenie nói, khoảng cách giữa các cọc phải là 3D. Cái này có một số bạn nhầm. Vì trong một số sách có nói là 2.5D, nhưng đó là theo chiều ngang hoặc dọc còn nếu tính từ tâm đến tâm vẫn đủ 3D, kiểu này hay gặp khi bố trí cọc không theo hàng lối, kiểu hoa mai hoa súng hoa linh tinh gì đấy. Tất nhiên trên thực tế cái 3D chỉ là tương đối, có thể châm chước chút ít.
Lạm bàn: Cái cọc ma sát có khi còn gọi là cọc treo để thể hiện rằng: nó không "được tì", nó phải "treo" bởi ma sát thành bên.
|
StephenDAK |
|
|
Vấn đề này cũng đã nhiều ý kiến, nhưng rõ ràng là nó không khả thi và mang tính học thuật nhiều. Lý do là: cột tính tổ hợp riêng biệt chứ không bao biếc gì cả, do đó với gió trái, mô men +15Tm, nhưng gió phải, mô men chân cột lại là -10Tm. Ví dụ thế đi, cũng đã thấy không khả thi thực tế khi cố tình tìm tâm lực đặt trùng tâm nhóm cọc.
Spam tí đoạn này của bác: đôi khi làm mấy cái nhà dân, tôi biết là cột nó đếch đạt nếu tính đủ cả gió máy vào, nhưng kiến trúc họ cũng không hiểu, thế là đồng thanh gà chủ nhà là "nó nén có vài tầng, cột này ngon, bác yên chí lớn".
|
viet toan 12 |
|
|
Đúng vậy, tôi đơn thuần chỉ trình bày lý thuyết vì thấy có một số anh tôi nhầm lẫn để ksminh phải nói mãi. Trên thực tế gần như không tìm được vị trí này vì tại chân cột không phải chỉ có một tổ hợp nội lực. Nói đúng hơn ứng với mỗi tổ hợp có một tâm hợp lực riêng.
Hơn nữa nói thật cứ làm thật chuẩn như lý thuyết thì...đến bao giờ xong. Cần phải dung hòa được 3 yếu tố: chất lượng thiết kế, độ an toàn và thời gian thiết kế (chính là tiền bạc) phải không bạn.
|
sieunhangiambeo |
|
|
Bác phát biểu hay quá!
Xác định cái tâm lực trùng với tâm cọc -> Đúng tâm -> Giằng đài nhỏ. Nếu ko xác định được thì tính rợ bằng tay -> Mô men lệch tâm cho cái giằng -> Cái giằng lại to lên -> Vì vậy mới xác định cái tâm là tiết kiệm
|
hoangthienthu |
|
|
thực ra xác định tâm lực như tôi đã trình bày ở trên là không khó chút nào . Thậm chí còn nhanh hơn kiểu tính thông thường . Đặc biệt móng lõi . Với cùng 1 công trình thì 2 nhân viên tính cho kết quả khác nhau nhiều . CHỉ cần khéo léo một chút cho ta các phản lực đầu cọc gần như nhau và gần bằng sct cọc . Lý thuyết ở đây đơn giản là tâm lực trùng với tâm cọc thì ko có mô men . Nhưng thực tế không làm được mà làm tương đối . Vì thế tôi đã nói hãy dùng combo 1 để tìm tâm lực . Tìm tâm lực kiểu tính tay chắc binh 1 cái đài móng mất 2 ngày . Thì mới tìm ra . Thực tế trong 1 buổi tôi có thể tính được bao nhiêu cọc cho 1 đài và tính xong tất cả các đài móng . Vì thế phân mềm có trong tay và hiểu bản chất của vấn đề thì đương nhiên nhanh rất nhiều . Khi tôi đã nói trên này tức là tôi đã làm rất nhiều về vấn đề tôi đã nói .
Ví dụ như tính móng lõi mà tôi đã post trên diễn đàn . Cách làm như thế . Màu của safe gần như nằm giữa combo 1 và combo bao cũng thế . CHớ hiểu tính toán theo trường hợp BAO là sai bét đấy nhé .
phân phối cọc sao cho biến dạng đài tại combo1 gần như nằm giữa đài :
>
đây là cách tìm tâm lực . màu của safe cho ra gần như cân xứng . Màu tím nằm ở giữa chứng tỏ móng không bị lệch quá nhiều.
nói thế mà các bác không hiểu ý tôi nữa thì tôi xin rút lui hê hê
|
suanhadthouse |
|
|
Dùng combo1 để xác định ước chừng cái tâm ban đầu như ksminh là đúng rồi! Sau đó dùng các cặp tổ hợp nội lực ngược nhau để tìm tâm (gió trái ngược với gió phải,...) -> Xác định được cái tâm đó!
|
duong tang |
|
|
@ngoctanq & ksminh: thế nếu thiết kế những nhà mà lực ngang rất lớn so với các lực ở comb1 hay gió máy thông thường như lực dộng đất, đồng thời lực lại đổi phương liên tục,thì có nên đặt lệch tâm móng ngay từ ban đầu để chiều theo comb1 và các tổ hợp cường độ ko?
|
AlfomzoMl |
|
|
Cái vấn đề này chú minh và chú huycdc có bàn rồi chú viet đọc khg kĩ lập cái top mới. Mỗi ng 1 cách tính, việc tìm tâm lực thì dùng etabs tính rất nhanh, rồi bố trí cọc biến dạng như hình chú minh. Nhưng rắc rối là không biết làm sao mà biến dạng đẹp như vậy. :d
|
noithatap |
|
|
Hehe! Chuẩn chuẩn và quá chuẩn!
Thanks anh rất nhiều! >
Nếu thế này thì chắc là khi thiết kế phải biến hóa từ tiêu chuẩn 1 tý lại thôi! > Theo cách của anh thì quả là OPTIMAL DESIGN rồi!
|
thanhtinh |
|
|
Hehe! Câu này chuẩn nè!
Với các combo khác, moment đổi chiều (có khi cả 2 phương) thì liệu có khả thi không các bác? Trong trường hợp này giải quyết thế nào?
Các bác cho vài comment với!
Thanks to all! >
|
AlbertgeK |
|
|
Hehe! Đúng là anh Minh và anh Huy có nói rồi, tôi cũng đã có đọc rồi! Ở topic này tôi hỏi khoảng cách cọc trong đài 5 cọc mà (y như tên topic đề cập). Cũng thú vị và bổ ích khi các anh và các bác mở rộng ra vụ tâm nhóm cọc... tâm đài .... và tâm cột!
Hehe coi như hỏi 1 biết hơn 2! Thanks to all!
|
JacimtoCogy |
|
|
Hahaha, đồng ý!
Tiện thể tôi hỏi thêm cái này tý! Các bác giúp hộ!
Nếu công trình của tôi có cột ở góc (góc ranh giới chẳng hạn) nằm trên đài >=2 cọc trở lên thì bắt buộc phải làm tâm đài lệch rất lớn so với tâm cột và tâm lực. Trường hợp này giải quyết đài và cọc thế nào là tối ưu nhất! >
Mong các bác cho vài comment giúp tôi với! >>
Thanks to all! >
|
thanhvu |
|
|
Trong trường hợp này:
1. Chú buộc phải chấp nhận thực trạng có thể có như ksminh nói là cọc thì chịu lực quá lớn, cọc thì ko chịu j.
2. Nhưng quan trọng hơn là cái đài, chú cần lập mô hình chống giằng để tính chính xác cái đài.
|
phuonganh12 |
|
|
Chúng nó toàn nói bậy đó. Đưng tin.
Trong trừong hợp này phải sử dụng đến sự phân tải xuống các móng lân cận bởi giằng.
Lúc này, tính móng giống như móng chịu nhiều cột bên trên.
có khi tôi cũng nói bậy.
|
Stephenon |
|
|
@ NGOC IBST: nhưng có trường hợp nhà dân, họ bảo thôi bỏ giằng móng đi cho anh cho đỡ tốn, nhà anh đang hoàn cảnh.
|
CharlesEn |
|
|
Hoàn cảnh thì đừng xây nhà.
|
profillinkmuoihai12 |
|
|
@NGOC IBST: bác lại dỗi chủ đầu tư rồi. Bác nhà có điều kiện, có thể làm tôi làm mẩy với chủ đầu tư được. Bọn tôi lo kiếm ăn từng bữa, nói thế thì chết.
|
Amen1402 |
|
|
Trường hợp này theo tôi có thể mở rộng cổ cột nhằm đưa lực của cột xích gần vào tâm móng được 1 tý!
|
RobbertooWig |
|
|
khi gió thổi từ a-> -a và từ -a -> a và phương kia cũng thế ... Thì nếu đối xứng lực tâm lực vẫn theo combo 1 được .
Nếu mà gặp nhà thi đấu , mái che sân vận động thì tâm lực bay ra xa . lúc này đưa móng ra tới xa chạm tới tâm lực => ok hơn nhiều . Chẳng có trường hợp nào không làm được hết ngoại trừ nhà phố thì phải có giằng móng vì tâm lực nằm qua nhà người ta rồi . => Loại nhà cao tầng thì khá tốn kém heheh .
CÒn ông CDT nào bảo bỏ gằng thì ok thôi nhưng sẽ tốn kém hơn có giằng và kém an toàn .>
|
BarbaraEr |
|
|
Nếu ko có giằng móng thì cái móng đó to vĩ đại -> móng bè nữa -> thì thép càng hoàn cảnh!
|
Charlesquew |
|
|
Đúng vậy! Tuy nhiên chúng ta vận dụng cái mồm để làm sao chủ nhà thấy "hoàn cảnh nhưng vẫn có thằng giằng móng vào"!
|
Robertplus |
|
|
Nói chủ nhà cái dầm hay cái giằng đó nằm dưới đất, xấu đẹp ko quan trọng. Thép nó nhiều cho dầm móng -> an toàn, mà chủ nhà đâu có biết. Khè luôn mấy vụ gió, động đất, rồi nứt ... thì chủ nhà đồng ý thôi!
|
AnthonyGape |
|