Hỏi đáp / Thiết kế móng cọc
Cọc xanh để làm gì ??? - Tư vấn Kết cấu, BTCT, thi công xây dựng

  Cọc xanh để làm gì ???

     Hôm rồi đến một hiện trường, tự nhiên thấy chúng nó đóng thêm mấy cái cọc màu xanh như hình vẽ dứơi đây. Bọn này đóng các cọc màu xanh xong thì là xong, không thèm liên kết vào đài cọc. Chắc là chúng quên. Nhắc chúng nó thì chúng nó chỉ cười cười. Hay là do công trình đúc thừa nhiều cọc nên chúng nó cứ nhét xuống đất để tính tiền. Hỏi thì chúng nó bảo không phải như vậy. Ai biết chúng nó đóng các cọc này để làm gì thì mách cho tôi biết với nhé. >
Có 100 câu trả lời!!
Có thể bạn chưa biết: Mẹo để tính chi phí xây nhà đơn giản và nhanh chóng nhất là: lấy báo giá xây nhà trọn gói tăng thêm 5-7% rồi nhân với diện tích xây dựng
EduardoMn Thoạt nghĩ thì tôi cho là để làm chặt đất nhưng nhìn kỹ thì thấy các cọc xanh này đều cắm xuống lớp đất bên dưới (ko biết là yếu hay chặt hơn lớp bên trên) trong khi các cọc khác liên kết với đài chỉ dừng lại ở lớp trên thôi. Vậy nên tôi nghĩ là sẽ có những vấn đề khác nữa. Đề nghị bác Ngọc nói rõ hơn về 2 lớp đất. By the way, chiều qua bia bọt vui ko bác.
EduardoMn
kukuca
Em không biết cái này, lót dép hóng các bác.
kukuca
cameralenguyen Chiều qua bia bọt rất vui. Lớp đất bên dưới cứng hơn nhiều so với lớp đất bên trên.
cameralenguyen
hyutars
bác ngọc cho biết khoảng cách giữa cọc xanh và cọc đen < hay > 3d ??? và cọc xanh co kích thước giống cọc đen không ??? có 2 cọc xanh ở 2 biên đóng từ đài xuống lớp đất tốt . Cọc này đóng bao xung quanh công trình hay bao xung quan 1 đài móng riêng lẽ ????
hyutars
profilmuoibay17 Kích thước chúng nó gần giống nhau. Khoảng cách chúng nó gần 3 D. quanh công trình hoặc quanh đài đều được cả.
profilmuoibay17
williamcuong Top 100 mẫu thiết kế nhà Hải Phòng đẹp được hội kiến trúc sư bình chọn trong năm nay!!
Luckyman
williamcuong
bác có thể cho mặt bằng Bố trí cọc ???? khoảng cách các cọc biên màu xanh này cũng 3d ah ???
williamcuong
CharlesEn Không cần, bạn có thể tự tưởng tượng sao cho nó hợp lý.
CharlesEn
truongtiengka ok nhưng khoảng cách các cọc biên màu xanh này cũng 3d ah ??? mũi cọc đen cách lớp đất tốt bao nhiêu mét và mũi cọc xanh cách mũi cọc đen bao nhiêu mét ??? và lớp đất bên trên lớp đất tốt này là bùn hay cũng là lớp đất tốt ??? bác trả lời giúp cho thì mới có cơ sở suy luận đoán mò được
truongtiengka
RobertDum Hỏi lắm thế. Mà lại cứ hỏi lắt nhắt. Câu hỏi tiếp theo chắc sẽ là hai cọc này có được đúc cùng một ngày hay không hay là đúc cách nhau mấy ngày.
RobertDum
test0032 Bác Trung chịu khó đặt giả thiết 1 chút đi.Biết đâu Bác Ngọc ra đề mở mà.
test0032
trangyu lan
@ngoc-ibst :không cần hỏi cái đó . Hỏi thế đủ rồi . Vì bác đưa ra đề tài không rõ ràng nên phải hỏi thôi heheh bác trả lời hộ tôi đi ????
trangyu lan
MrAn12345 hahahahahah, hay là cọc nào là đực, cọc nào là cái Đề của bác khó quá
MrAn12345
profil7
bác này không biết trả lời thì im , biết thì ý kiến . Các câu hỏi của tôi là có ý hết đấy . Bác ngọc đâu rồi ? trả lời cho tôi đi chứ
profil7
Vimcentcow Vậy là bác chưa nghe danh tôi rồi. Tôi là chuyên gia chọc ngoáy mà. Mà cái nghề đóng cọc thì chả cần chọc chọc ngoáy ngoáy là gì. hehehehehheh.
Vimcentcow
Freddievaw Bố khỉ. Đề tài mà đã rõ ràng rồi thì ai người ta còn nghiên cứu và hỏi làm cóc gì.
Freddievaw
Bernardmt Thưa Bác. Có công trình bên trên rồi, có đài cọc và cọc đen rồi thì làm sao họ lại nhét được 3 cái cọc mầu xanh kia vào dưới mông công trình được ạ???siêu phết bác ạ??
Bernardmt
ArthurGip Ý cái cóc khô gì. Khi người ta hỏi là 2 + 3 bằng mấy thì chú mày cứ vặn đi vặn lại là đây là 2 con gì, gà hay lợn. Nếu không rõ nó là gà, hay lợn hay là rau thì chú mày không thể làm được phép tính này. Mệt với chú mày quá. Chắc chú này đeo kính cận 9 diop.
ArthurGip
dutrieu Nếu thích thì vẫn nhét được. Cái cách này người ta có thể nhét sau hay là đóng các cọc đen và xanh cùng một lúc trước khi xây bên trên đều được cả.
dutrieu
Philipboxy
Nhìn hình vẽ kinh quá. Giống răng sâu cả hàm . Không thì cũng như hàm trên với hàm dưới của cá mập. nó khớp vào nhau .
Philipboxy
hoibmtose005
@NGOC-IBST :hê hê ???? Tùy theo đất thì mới làm thế . Mỗi loại đất có cả trăm ngàn thứ để suy nghĩ . HỎi câu hỏi rộng như thế thì bác nên viết đề tài nguyên cứu khoa học bao trùm mọi loại đất . CÁi dự án bác thấy cũng phải biết cụ thể chứ . Không lẽ thấy đâu đấy trên hình nào đó rồi đố . Cái chuyện đóng thêm cọc XAnh chủ yếu làm sao cho khối đất bên trên thường là đất yếu nó chặt vào nhau và tăng ma sát cho Cọc đen . Với nguyên tắc cọc đen truyền lực thông qua ma sát đến cọc xanh và truyền xuống nền đất tốt . Cọc Xanh mang tính chất gia cố nền và bó chặt đất không bị chạy ra 2 bên khi gia tải cho công trình . Đó là đoán mò . Còn chẳng cụ thể chẳng biết đằng nào mà lần
hoibmtose005
Williamon Bác nói có nhiều ý đúng, tôi đồng tình với bác cái quan điểm này ạ. Dưng mà cụ Ngọc lắm tài nhiều tật. Không bít là sẽ có vẹo gì tiếp theo. Muốn biết hử???Đọc tiếp hồi 3 sẽ rõ. Hí hí
Williamon
kukuca
khi tôi vặn bác Ngọc thì bác cứ phải nỗi cáu lên thế . Tiếc chi vài chữ trả lời théc méc để dể cụ thể hóa vấn đề hehehe
kukuca
thietkelogo Cứ tưởng chú mày giải thích như thế nào, hóa ra là như thế này làm cho tôi nhớ đến hôm vừa rồi đau bụng, đến bác sĩ thì đựoc bác sĩ hỏi là hôm qua ăn gì, thời gian ăn bao lâu, mỗi miếng cơm nhai mấy phát, khi ăn có xoa bụng không. Sau khi trả lời xong các câu hỏi này của bác sĩ thì ông ấy bảo là bị bệnh đau bụng bởi vì đau ở trong bụng chứ không đau ở ngoài bụng và ông ấy bôi thuốc đỏ vào rốn của ông ấy để chữa bệnh cho tôi.
thietkelogo
kukuca kakakakakhahahhahah. Bác hỏi 1 thôi 1 hồi rồi thì cũng trả lời là để chặt đất giống suy nghĩ ban đầu của em. Nhưng thử nghĩ mà xem, bác Ngọc nhà tôi quái chiêu lắm, chuyên gia ra đề bẫy người ta ko ah. Nên phải có các giải thích khác cụ thể hơn.
kukuca
plantandzombi Không phải nổi cáu đâu bác ạ, Bác Ngọc đã luyện đến cảnh giới không cáu, không giận rồi. Bác có dùng tay vỗ yêu vào má cụ ý thì cụ ý cũng đưa nốt má còn lại cho bác vỗ thôi. Đối phó với những cụ có đầu óc siêu thế này, nếu bác có tài thì cứ chưởng vào bộ hạ của cụ ý, giống như cái cọc xanh nó chọc vào đít công trình đó bác. Kiểu gì cũng ra vấn đề.
plantandzombi
Alegowasea đúng ý em, Nhưng đề bác vẫn khó quá, bác cho anh tôi thêm chút thời gian suy nghĩ nữa đi.
Alegowasea
Vincentpype
Em thấy là hình như có lẽ là đúc cọc đại trà sai với địa chất hiện có do khoan giấy hoặc địa chất cục bộ dẫn đến phương án xử lý như vậy với số lượng cọc sai ngoài dự kiến . Như kiểu đóng cọc thành mạng lưới giữ các hạt đất bên trong lưới cọc,cọc đen truyền ma sát vào đất, đất truyền ma sát vào cọc xanh, đến lớp đất tốt . Cái móng của bác làm tôi liên tưởng đến hiện tượng máu đông kết như thế nào.
Vincentpype
tieu sao cái này nói như bác Ngọc là Bác sỉ bảo vì nó đau bụng trong chứ không đau bụng ngoài nên đau bụng HAHAH
tieu sao
hiepsitayto
Cọc xanh có lẽ không nhằm mục đích sử dụng cho móng công trình hiện tại mà nó dùng để cải tại móng cho công rình sau này nếu cần phải không bác Ngọc?
hiepsitayto
lightzar
nếu đóng cọc xanh để xử lý vì sai cái gì đó quả là điên rồ với cách xử lý này . Còn nếu là phương án thiết kế Quái chiêu này thì chủ yếu để gia cố nền chứ có quái gì là lạ đâu . Chú ý 2 cọc xanh 2 bên đóng phủ đài mục đích không cho đất chui ra khi bị ứng suất nở hông khi có tải công trình => Giãm lún
lightzar
MattieHek Sau khi đọc ý kiến này, tôi vừa gọi điện cho chúng nó thì chúng bảo không phải là do đúc cọc sai với địa chất mà chúng nó đã làm theo đúng thiết kế. Hỏi thằng thiết kế thì chúng nó bảo chúng nó cố tình làm như vậy đấy và làm như vậy mới đúng ý đồ ban đầu của chúng nó. Có vẻ có nhiều người đã cho rằng cọc xanh là để làm chặt đất và làm tăng ma sát cho cọc đen. Thử nghĩ xem, để làm tăng ma sát mà lại phải đóng thêm cọc thì có lợi về sức chịu tải không ??? nếu gắn luôn các cọc xanh đó vào đài thì có khi sẽ có sức chịu tải nhiều hơn chứ nhỉ. Tại sao lại cứ để cho nó lửng lơ như thế. Liệu để cho nó lửng lơ như thế thì có lợi gì và khi nào thì nên làm như thế này và khi nào thì không ???
MattieHek
GordonEt Có lợi khi công trình bị lún mạnh.
GordonEt
rtgreter vret ẻ Cọc xanh là có tác dụng ngay cho công trình hiện tại.
rtgreter vret ẻ
lightzar
Ok, tôi thử phán nhé, lâu lắm rồi ko đọc lại kiến thức chắc quên hết rồi. Các bác đừng cười. Dẫu gì thì tôi cũng ko chuyên về nền móng. Vì tính toán đài móng mỏng do 1 số lý do(tiết kiệm???) nên nếu cắm tất cả cọc vào móng thì ko thỏa mãn điều kiện chọc thủng. Vậy nên họ dùng cách này để khoảng cách giữa các cọc cắm vào đài vẫn đủ lớn trong khi khoảng cách giữa các cọc nói chung vẫn đủ nhỏ để truyền ma sát và làm việc cùng nhau. Do chỉ có cọc xanh cắm xuống lớp đất cứng nên chúng ko tham gia chọc thủng đài móng. Các bác đừng cười nha.
lightzar
Winmordbet
hahahah . Cọc còn mắt tiền hơn tăng đài giảm chọc thủng đó bác
Winmordbet
con voi con Em nhìn cái hình nó giống giống thí nghiệm nén ở hiện trường. Giai đoạn này nén cho nhóm cọc nằm trong lớp màu nâu. Giai đoạn sau sẽ đào thêm rồi nén tất tật.
con voi con
thietkelogo
Hay là có khi mấy anh thiết kế....dự trữ lún hả thầy. Địa chất yếu quá mà. Khi công trình chạm đến đầu cọc xanh, tì mũi cọc đen cũng vừa chạm đất tốt và khi đó công trình có nhóm cọc có khoảng cách gần 3d, khi đó mới là cái mà các anh ấy dưự tính
thietkelogo
DanielEi Chắc là người ta không đủ tiền để đóng nhiều cọc xung quanh đến nỗi không cho đất nở hông được đâu. Cọc ở hàng biên đóng như vậy có khi là bởi chúng nó không cần phải đóng âm nhiều quá. Các cọc bên trong phải đóng âm nhiều để cho đầu cọc nằm dưới đáy đài cọc.
DanielEi
Rolandpr cũng có lý
Rolandpr
tieu sao
khoảng cách >3D thì hệ số nhóm có thể không xét đến . CÁC cọc làm việc gần như cọc đơn . Nếu <3d thì lúc này cả khối đất lẫn cọc là 1 thể thống nhất . Lúc này khối móng Quy ước sẽ lớn chình ình lên và giảm được Lún . Nhà này chắc sợ Lún nên đóng thêm cọc để bó biến thành đài móng To tướng . Nếu cọc xanh 2 bên d9ogn1 xugn quanh công trình mục đích là biến thành móng bè . Các cọc Đen với mục đích truyền tải chịu cục bộ của từng cột so với toàn bộ nền móng
tieu sao
profil7 Cái này là áp dụng cho cả một công trình lớn đó chứ không phải là thí nghiệm nén đâu. Tất nhiên là chúng nó vẫn có quyền giống giống nhau.
profil7
Vimcentcow
Cái này tôi chém 1 chút nha. Hay là họ làm thế để tính đến động đất???? Tăng độ linh hoạt của liên kết để tránh gẫy cột khi nhà dao động do động đất ??????
Vimcentcow
Stevennefs Không phải mục đích là như thế này.
Stevennefs
dacbiet
Em đoán là nhà giàu, đóng cọc bê tông màu xanh ấy chỉ có tác dụng gia cố đất như cọc tre thôi. Có thể là dùng ngăn cản chuyển vị ngang, đào đất xung quanh chẳng hạn.
dacbiet
GeorgeEr
Với hệ thống cọc xanh này cái móng khó mà chuyển vị ngang được
GeorgeEr
nongdan em chẳng biết kích thước cọc là bao nhiêu . Nếu d=500 hay 600 thì khoảng cách 3d là 1.8 mét cho mới cả công trình thì đất nó chẳng chui nỗi . Mục đích của cọc đóng âm là bó chặt đất . Vì đóng thì đất bắt đầu lèn chặt . Nói gì nói chứ nó tạo nên khối đất cứng và tạo khối móng quy ước lớn , Giãm lún và SCT của cọc sẽ tăng khi xem các cọc XAnh là gia cố . THí nghiệm nén thử tĩnh nó sẽ xem xét các cọc đen sẽ tăng lên với lượng cọc đóng âm đó . CỌC xanh có thể là cọc không chịu lực nhiều bằng cọc đen tức là Pvl cọc đen là chủ đạo , cọc xanh là phụ thôi và giãm lún
nongdan
MattieHek Nếu thế chỉ cần đóng xung quanh hoặc bố trí cọc xiên là được cần gì phải đóng xen kẽ.
MattieHek
mtv_0201 Cũng có thể cách này chống được động đất như bạn đã trình bày nhưng lại không phải là mục đích của mấy thằng thiết kế dở hơi đã làm cho công trình này. Tên của thằng thiết kế dở hơi đó là: Bengt Broms.
mtv_0201
nongdan Khi tính toán móng cọc, đã kể đến lực ngang Q tác dụng vào hệ đài cọc rồi. Cái cọc xanh đóng sau nên tui nghĩ ko phải là để hãm chuyển vị ngang của công trình đâu????
nongdan
puma12 43 Cái ông này cũng là giáo sư nổi tiếng đấy, tôi có đọc trong geoforum thấy có tên.
puma12 43
thanhtinh
Tôi vừa đánh dây thep cho tên thiết kế để hỏi vặn nó là cọc này có mác bao nhiêu để có đủ thông tin mà chém thì hắn bảo là hắn không nhớ và hắn lại hỏi lại tôi là: Đã bao giờ tôi tính toán sức chịu tải của cọc theo đất nền mà lại có giá trị là rất nhỏ và xấp xỉ bằng không chưa. Câu hỏi này quái dị thật. Tôi cứ tưởng là tôi điên hóa ra lại còn có thằng điên hơn tôi.
thanhtinh
Philipboxy Thì cọc ko cắm vào đài thì sức chịu tải của nó là xấp xỉ 0 rồi còn gì. : Bác cứ chọc bọn em
Philipboxy
moaza12vs
Em nghĩ người ta làm vậy là liên quan đến lún của công trình chăng?? Cho nó lún đến cọc xanh là vừa đẹp. Hay là muốn cấu tạo theo kiểu cọc liên kết khớp với đài.?? Hay là qua vùng cát mịn bảo hòa nước, bọn nó sợ khi động đất thì bị hóa lỏng làm gãy cọc nên phải gia cố thêm
moaza12vs
PrikoliSsSSdda
Các bác so sánh 2 hình xem có gì giống và khác nhau nhé: Đây là hình của bác Ngọc > Đây là hình của ông BỜM BRỜM mà bác Ngọc nói. > Mời các bác tiếp tục CHÉM.
PrikoliSsSSdda
opera
Loạ thật đấy.Cho cọc ngàm vào bệ cả, nếu cứ theo cách tính thông thường thiết kế sức chịu tải của cọc rất nhỏ xấp xỉ bằng không . Thì suy ra số cọc ngàm vào đài rất lớn và tiến đến vô cùng . Số cọc ngàm vào đài là không đủ chỗ. Nên không đóng thêm các cọc phụ màu xanh và lấp kín các khoảng hở và bổ sung phần diện tích cọc không thể ngàm vào đài(mấy cái cọc ở ngoài) . Rứa mần răng đất tốt thì gần đấy rồi lại không cắm cấy dùi vô mà mần ăn nhỉ. >???
opera
Arshes
Liệu có khi nào cọc xanh dùng vật liệu thoát nước để dẫn nước thoát nước cố kết lớp đất yếu phía trên khi công trình chịu nén (cọc ép sau), lớp đất cắm cọc xanh phía dưới rất có thể là lớp cát thoát nước?
Arshes
truongtiengka
cọc bảo vệ cọc à các bác?
truongtiengka
Haroldser Vấn đề là giải thích như thế nào ??? Khi nào thì dùng nó và khi nào thì không nên ???
Haroldser
jinchan Dạ thưa Thầy, con xin trả lời câu hỏi của anh kia là có ạ! Thầy cho con hỏi có phải cái hình của Thầy đưa ra là trường hợp tính toán cho cọc treo không ạ. Ma sát lúc này là ma sát âm, cọc đen có xu hướng treo lơ lững trong lớp đất 1,...do đó cần có cọc xanh để bảo vệ nó không bị kéo tụt xuống phía dưới gây lún lớn cho đài móng và công trình. Con chỉ nghĩ thế thôi, không đúng thì thôi Thầy nhé
jinchan
RobbertooWig Đúng rồi nhưng giải thích thì chưa rõ ràng lắm.
RobbertooWig
lightzar Em chưa dùng cái này bao giờ nên không biết dùng nó, cũng không biết khi nào nên dùng, khi nào không nên dùng ạ?? Đành chờ hồi 5 để đọc bài của các cao nhân mổ xẻ tiếp ạ.
lightzar
AlbertDOB dưới là đất tốt,người ta k kéo dài luôn cái cọc đen xuống việc j phải lam hàng loạt cọc xanh để nào là cọc đen truyền vào đất,đất truyền vào cọc xanh.
AlbertDOB
JacimtoCogy Hihi. Dạ con cảm ơn Thầy! Để con nghĩ thêm...Lúc đầu con nghĩ là tại sao không làm cái cọc đen đủ dài để cắm vào lớp đất 2 luôn mà phải sử dụng cọc xanh!!! Nhưng sau đó lại nghĩ nếu lớp đất 1 khá dày mà địa chất ko bình thường và làm xuất hiện ma sát âm xung quanh cọc đen thì dù cọc đen có cắm mũi vào lớp đất 2 thì cũng chỉ huy động được yếu tố sức kháng mũi mà ko có yếu tố ma sát bên, mà cọc lại dài nên sức chịu tải cũng sẽ không lớn...Do đó ngừoi ta lại nghĩ ra cái cách cấy âm cọc xanh vào bên trong lớp đất một và tựa mũi vào lớp 2 để giảm ma sát âm nhờ sức kháng mũi của các cọc xanh này. Con nghĩ vậy Thầy ạ
JacimtoCogy
Robertplus Vấn đề nó nằm ở độ mảnh , không phải cứ cố kéo dài ra là tốt đâu. ngắn mà to thì tốt hơn là dài mà mảnh. Dài quá thì cũng giống như sợi chỉ thôi, chỉ là nối giữa 2 điểm mà không còn sức chịu tải của cọc (hoặc còn ít), như bác Ngọc nói là bác Tây gì hỏi vặn đấy.
Robertplus
opera
Một trong 40 phương pháp lao động sáng tạo là chia tách thành các phần nhỏ để nghiên cứu, sau đó thì tổng hợp để cho ra hình ảnh chung. Áp dụng cách này, ta thử tách cái đầu bài ra làm 2 phần và thử suy nghĩ xem chuyện gì sẽ xảy ra với từng phần khi mà không có cái phần kia. Hình chia ra như sau: Móng không có cọc xanh thì chuyện gì sẽ xảy ra nhỉ ??? > Tự nhiên lại đóng cọc xanh mà lại không xây công trình gì ở trên cả thì chuyện gì sẽ xảy ra ??? > Và cuối cùng thì khi hai anh chị này cùng làm việc với nhau thì sẽ ra sao ????
opera
Rolandpr
Sáng định bóc tem topic bác Ngọc nhưng sợ bác lại bảo xui nên k dám, sau 5 hồi theo dõi (như bác QuyHoi nói) và bây h đã hiểu, cám ơn các bác.
Rolandpr
Philipboxy Hiểu như thế nào, giải thích hộ anh tôi cái.
Philipboxy
BarbaraEr
ca này khó đẻ..
BarbaraEr
RaymondEr
Khi chỉ có cái anh đen: > Khi cí cả hai anh: >
RaymondEr
Happyspringla2007 Chắc là giải thích nhầm cái anh tô đỏ ở trên. Có lẽ đúng sẽ là : Khi không có cái anh cọc màu xanh.
Happyspringla2007
Stevennefs
Úi. ĐÚng rồi. EM đã sửa.
Stevennefs
hoangphunhan Hiểu là kiến thức thật mênh mông quá, tôi chả là cái gì cả, đọc mãi chẳng hiểu gì.
hoangphunhan
tungch46 Bố khỉ, thế mà cứ làm cho người khác hồi hộp chờ đợi mãi. Thằng cha này chắc đã có lúc nói với bạn gái là: Bây giờ anh đã hiểu tình cảm của anh giành cho tôi nó như thế nào. Và rồi, để trả lời cho câu hỏi của cô bạn gái: "anh hiểu như thế nào ?" thì hắn lại trả lời là hắn hiểu rằng hắn chẳng hiểu gì sất.
tungch46
WeksizzySl Hoàn toàn có thể làm được. Có lần tôi thấy người ta cải tạo nâng tầng mấy căn nhà ở Q. Bình Thạnh, Tp.HCM người ta gia cố móng bằng cách ép thêm vào mấy cọc này ấy chứ!
WeksizzySl
Edwandhext Cái này lạ quá tôi chưa bao giờ thấy một kiểu đóng cọc thế này , nhưng cho tôi "bon chen" vào một tý được không bác ? Mở bài Em có nghe nó cái sân bay gì đó ở tận bên nhật ấy , cái sân bay mà giá đắt nhất thế giới và cái sân bay đó khi thi công nó cũng nhiều tiền nhất thế giới . Sân bay này có đặc điểm là nằm giữa biển . và có một lớp bùn dày , cự dày , dày đến nỗi mà tôi không nhớ nổi nó dày đến bao nhiêu nữa , chỉ biết là nó rất dầy. Thân bài Khi thi công cái sân bay này, các kỹ sư nhật bản cho gia cường lớp đất bùn phía trên bằng cách " táng " cọc , một số lượng cọc cực lớn được đưa vào để đóng và vứt xuống biển, đóng dày nhiều đến nỗi mà lớp đất bùn đấy dần dần bị ép lại , thành một khối rất chặt, chặt đến nỗi mà đất không còn bị xói mòn được nữa , hiển nhiên khi đóng cọc gia cố, họ đã tránh ra những chỗ nào sau khi xây dựng , họ phải dùng tới cọc lần thứ 2. Sau đó họ mới bắt đầu thi công phần nhà cửa, đường bay .... Kết luận Nhìn hình bác tôi " đoán bừa theo cảm giác" ( hì vì tôi chưa làm cái này bao giờ ) như sau : + Cọc này được xét là : cọc ma sát trên nền đất yếu . Đất bị chèn tăng khả năng ma sát lên thành cọc + Cọc xanh đóng xuống lớp đất cứng ( hoặc khá cứng ) làm giảm mạnh ảnh hường do lực xô ngang bởi áp lực chủ động của đất hoặc bị động của các yếu tố khác như sóng, dòng chảy , mực nước ngầm.... + Cọc xen kẽ cọc làm cho đất không hoặc khó có thể bị xói mòn + Ứng suât âm bị triệt tiêu , tải trọng càng nặng thì ứng suất âm ( nếu có ) lại càng giảm , vì khi công trình càng lún , làm cho đất ở giữa càng bị bó chặt lại , khiến ma sát thành cọc và đất càng tăng . Tải càng nặng thì phản lực chống lại độ lún của cọc xanh lại càng tăng nên ma sát âm sẽ không xuất hiện + Kiểu cọc này áp dụng với công trình có tải trọng vừa vừa , có chấp nhận lún tý síu . Hì tôi đoán vậy : nhưng cái thắc méc chính ở đây là : nếu như vậy , thì tính toán " ra răng " ??
Edwandhext
profilmuoibay17
Làm bài toán ngược này đúng là nhức đầu thật. Kiểu cho đáp số rồi bảo tại sao có đáp số này, kiểu này phải nhờ bác Bảo Châu xem xét thôi, kiểu lý thuyết mờ hay mịt gì đấy.
profilmuoibay17
MrAn12345 1. nếu móng không có cọc xanh thì công trình sẽ bị lún rất lớn do lớp đất phía trên rất yếu. 2. nếu chỉ đóng các cọc xanh mà không xây công trình ở bên trên: không có chuyện j xảy ra 3. hai anh chị này cùng làm việc: dưới tác dụng của tải trọng công trình lớp đất phía trên sẽ bị lún xuống, do vậy sẽ xuất hiện lực ma sát giữa cọc xanh và đất có tác dụng ngăn cản sự lún xuống của đất do vậy cọc xanh tham gia vào quá trình chịu lực của móng. 4. Đến đây có 1 câu hỏi là nếu dùng tất cả các cọc cắm vào lớp đất tốt phía dưới thì có tốt hơn phương án dùng cả cọc xanh và đen? Xin mạo muội trả lời là nếu dùng các cọc xuyên qua lớp sét yếu rất dày để cắm vào lớp đất tốt phía dưới thì sẽ xảy ra hiện tượng ma sát âm, khi kể đến hiện tượng này do lớp sét rất dày nên lực ma sát âm sẽ rất lớn và sẽ triệt tiêu sức kháng mũi của cọc này dẫn đến sức chịu tải của cọc sẽ rất thấp(có khi còn =0)
MrAn12345
phuonganh12 Cái bài toán ngược này thì có lẽ GS (thật) Bùi Huy Đường, Viện sĩ Viện Rừng Lạnh KHoa học Pháp đứng thứ nhất thế giới. Không biết Bảo Châu có giỏi cái món này không. Thực ra cái bái toán này cũng là bình thường thôi chứ chẳng ngược nhiều lắm. Khi có ai đó đưa cho chúng ta hình ảnh cái móng cọc được cắm vào đài thì đa số KS kết cấu đều có thể giải thích được cái cọc làm việc như thế nào. Lý do mà họ giải thích được là bởi họ đã biết. Và đã được học kỹ càng. Còn mấy cái món cọc xanh, đỏ, tím và vàng này thì họ cũng đều đã được học cả nhưng chưa chịu học kỹ mà thôi => nhức đầu.
phuonganh12
casinomkw Cái sân bay mà bạn nói ở đây hình như là sân bay Can xăng. Nếu đúng vậy thì hình như người ta đã không hoàn toàn đóng cọc trước như bạn viết mà người ta đã sử dụng nhiều bấc thấm loại khủng long để cho nền đất "nún" trước và đất nền chặt lại.
casinomkw
Vincentpype Siêu nhỉ??Nhà cháu không biết làm cái này đâu.
Vincentpype
thanhthuonghm
Các bác nói hay wa! Tôi đọc không mà xanh mặt mày như cây cọc xanh zậy. Đúng chỉ có bác ngọc mới có những đề tài như thế nay. Các bác nói rất nhiều rồi nhưng tôi nhắt lại cho vui giống như trả bài cho thầy zậy mà.hyhyhy. Có lẽ đọ mãnh không cho phép nên phải tách ra. Ngoài ra,Các bác đã đề cập đến cọc làm việc riêng rẻ thì như thế nào rồi. Nghĩa là mỗi nhóm làm việc riêng thì chắt chắn sẽ không được j rồi. mặt khác nếu cả 2 cùng được ngàm vào đài và đóng xuống lớp đất tốt thì cũng không được. Vì lúc này ma sát âm xuất hiên( đồng nghĩa là ma sát dương bị mất). thì sức kháng mũi không thì không đủ,huống j có thêm ma sát âm nữa phai không các bác???hyhyhy Nhưng tôi cũng xin phép có tý ý kiến . ở đây đã có xuất hiện ma sát âm rồi thì sao không nghĩ ra để làm mất ma sat âm. Giống như trường hợp bác ngọc đưa ra. - các cọc xanh và đen được lèn chặt vào nhau sẻ làm khối đất bên trong chắc hơn nghĩa là tăng thành phần ma sát của các cọc. vậy lớp đát bên trong đã được chặt hơn nên ít lún. Nghĩa là vẫn cho phép lún trong giới hạn nào đó. - Thứ 2:theo tôi đây là điều cần chú ý. Mà tôi nghĩ đây mới là wan trọng. đó là hai cây cọc bên ngoài( chính xác hơn là nhưng cây cọc bên ngoài). Những cây cọc này được đóng khích hơn và tách biet với nhũng cọc bên trong. Nó có tác dụng . + Tạo cho khối cọc làm việc cùng một nhóm tach riêng với lớp đất bên ngoài. Nghĩa là nhưng cọc bên trong sẻ có ma sát dương và cọc xanh sẻ có sức khang mũi.còn ma sát âm đâu rồi? hang cọc bên ngoài chịu rồi vì khối đát bên ngoài bị lún còn bên trong đất đã chặt hơn làm j mà lún.( đùa thoi, ít lún hơn- kẻo bác ngọc chem Nữa). chúng sẽ tạo thanh một khối làm việc. giống như một cât cọc to tướng. thoã mãn đủ điều kiện.hyhyhy. + ngoài ra hàng cọc bên ngoài cũng có tác dụng trách nở hong cho cây cọc to tướng. + và một điều nữa đặt ra là.ở bên trong là những cọc được ngàm vào đài và cấm xuống lớp đát tốt, có cả hàng cọc bên ngoài thì nhu thế nào? đay là trường hợp cọc đỏ. Em có chút ý kiến mong các bác đong góp.trước đây có j nc sai mong các bác thứ lõi.
thanhthuonghm
EduardoMn
Co le van đề là ứng xuất cắt của đất và đất hay coc và đất là chủ yếu thì phải?nếu không phải thì tôi lat đề rồi. Vả tôi nghĩ đây giông như trường hợp gia cố nền thì đúng hơn, giống như gia cố cừ tram đó.nhung cũng cần đến cọc xanh mới có thể phát huy tác dụng.
EduardoMn
profilmuoinam15 Có vẻ đã hiểu nhưng diễn đạt chưa rõ ràng => Tư vấn thẩm tra vẫn không hiểu nên chưa đồng ý, cần xem xét thêm.
profilmuoinam15
profiltam
Ngu ý: Em nghĩ vậy: khi chất tải, công trình sẽ gây lún và đất giữa hai lớp cọc sẽ có xu hướng cố kết lại gây ma sát kéo cả hệ móng lún xuống, lúc ấy cọc xanh xuất hiện ma sát ngược lại và ngăn cản anh cọc đen đi xuống và kết quả là công trình ổn định điều này giống như hai tay bạn ăn mít mà nhựa mít dây ra, khi bạn đã dính vào nhau thì việc đẩy 1 trong 2 tay ra là 1 điều khó khăn, trong khi đó, cọc xanh đã ngàm vào lớp đất tốt rồi.
profiltam
Stephenon
cái này không khác gì cái giảm xóc thủy lực xe ô tô mà đất chính là cái chất thủy lực đó
Stephenon
viet toan 12 Thôi thôi. Thế là được rồi. Thêm một chút nữa là nó sẽ giống ra cái khác nữa thì phiền lắm. Hết nhựa mít thì lại đến giảm xóc ô tô.
viet toan 12
RaymondEr
hic, cụ lại cho cháu nghĩ bậy rùi
RaymondEr
puma12 43
Mấy hôm nay ít lượn trong ketcau.com giờ mới thấy một loạt bài chủ đề cọc xanh đỏ tím vàng... Hấp dẫn đây, phải tranh thủ chém phát không bác NGOC_IBST lại cho cái đáp án thì phí cơ hội tưởng tượng. Em thì nhìn thấy là, nếu tôi thử chồng cây chuối rồi nhìn cái mô hình của chủ thớt đưa ra thì lại thấy cái nền đất cứng phía dưới giờ lại có vẻ giống như cái bệ cọc cho mấy cái cọc cắm vào nó. Có lẽ đây là chính sách "cài răng lược" mà quân đội ta đã áp dụng thành công trong một giai đoạn ở quá khứ.. Nếu cứ lúc chồng chuối, lúc đứng thẳng bình thường thì thấy đúng là hai hệ thống này tương tự nhau, chỉ là làm việc ngược chiều nhau mà thôi. Điểm mấu chốt có lẽ chính ở chỗ cái sự ngược chiều này, nó làm cho đất chuyển dịch theo hướng ngược chiều nhau hay nói cách khác, nếu đơn thuần chỉ có cái hệ cọc chính, thì sẽ có lún lớn là A chẳng hạn, nhưng có thêm cái cọc cắm vào lớp đất nền tốt, sẽ ngăn cản cái chuyển vị này (trực tiếp hạn chế sự dịch chuyển của đất cũng bằng lực ma sát). Ngoài ra, nếu nhìn theo phương ngang thì chính sách cài răng lược này cũng làm đất được giữ chặt hơn và có tác dụng nào đó về chống trượt, nghiêng lệch công trình, hoặc tối thiểu là giữ đất không bị nước ngầm kéo trôi... theo dòng nào đó. Cọc mà thiếu đất thì trông tồng ngồng lắm..
puma12 43
tandc128 Pác ơi... tôi hiểu ý pác và nghe cũng có lý thật Nhưng thay vì như vậy sao ta không cắm hàng cọc xanh vào đài luôn vậy chẳng tốt hơn sao Sao phải phân ra 1/2 không cắm, 1/2 cắm vào đài :O Cho nên tôi nghĩ chắc chỉ quan trọng là giữ đất chống trượt thoai phải không ah
tandc128
Robertplus
cảm ơn bác đã đống góp ý kiế. Nhưng tai sao là trồng cây chuối ma không phải là rể cây có tán rộng.
Robertplus
fordthudo1 Trồng cây chuối là cắm đầu xuống đất, đít chổng lên trời ấy (nhìn lộn ngược). Rễ cây với chả tán.
fordthudo1
StevenKl uhm minh hieu roi! nhung minh thay trương hop nay phu hop hơn. _Đối với trường hợp cọc xanh thi theo tôi nghĩ giống như một cây tán rộng zay. cây tán càng rộng thì rể cúng tõa ra rộng theo nhưng rể sâu vào những lớp đat bên dưới thì it. theo tôi nghĩ đó là trường họp coc xanh. - ngoài ra đối với những cây cao vút lên trời thì phần rể cũng xâu vào trông đất. theo ban có phải không? và trường hợp này có phải là trường hop coc đỏ phải kho nè. Nếu là đúng thì ban nghĩ tiếp thử xem...
StevenKl
PrikoliSsSSdda
> CỌC XANH DÙNG ĐỂ LÀM GÌ Phần 1 : Trả lời Dưới móng của công trình có hai lớp đất. Lớp đất dưới cứng hơn lớp trên rất nhiều. Lớp trên sẽ bị lún lớn do nền đất được đắp rất nhiều trước khi xây dựng. Nếu như công trình chỉ có các cọc liên kết với đài móng cắm thẳng xuống lớp đất tốt bên dưới thì sẽ có ma sát âm tác dụng lên cọc đó do hiện tượng lún lớp đất trên gây ra. Cái lực ma sát âm này lớn đến nỗi làm cho sức chịu tải của các cọc này theo đất nền rất nhỏ. Tải trọng của công trình cùng với ma sát âm có khả năng gây phá hủy cac cọc theo điều kiện vật liệu cọc (không thể tăng thêm cọc vì hết đất). Vì vậy, việc đóng cọc đến lớp đất cứng sẽ không thể là giải pháp được chấp nhận. Bằng cách nào đó mà làm cho nền đất giảm lún thì sẽ làm cho ảnh hưởng của ma sát âm sẽ giảm. Các cọc xanh được áp dụng vào đây chính là để xử lý nền nhằm làm giảm độ lún của nền đất. Mặc dù đã có các cọc xanh xử lý lún, nhưng vẫn có thể vẫn còn lún do chưa khử hết được cho nên các cọc đen vẫn không được đóng đến lứop đất cứng vì vẫn còn hãi anh ma sát âm. Các cọc đen đã được đóng treo (floating pile) và tính toán như anh cọc ma sát thông thường còn cac anh cọc xanh là để dùng để chống lún cho bản thân nền nên không được liên kết vào đài. Thế thôi. Phần 2: Khả năng áp dụng Cái giải pháp khử lún cho nền đất như thế này quả là rất tốn kém. Ngày xưa, khi chưa có các giải pháp xử lý nền như bấc thấm, cọc xi măng đất... như ngày nay thì người ta đã quan tâm và áo dụng phương pháp này. Như vậy có vẻ phương pháp này sẽ phải vứt đi không được áp dụng nữa. Và khi nó đã là lịch sử thì ít người quan tâm. Tuy nhiên, cái việc áp dụng các biện pháp hiện nay để khử lún nền thì không phải lúc nào cũng áp dụng được. Các biện pháp hiện nay thường được áp dụng khử lún trước khi xây dựng công trình. Khi có hiện tượng lún nền đột nhiên mới xảy ra trong quá trình sử dụng công trình, ví dụ do hạ mực nước ngầm thì khó có thể áp dụng các biện pháp khử lún bằng bấc thấm... Chuyện như thế này đã xẩy ra tại một công trình ở nước ngoài. Lún do hạ mực nước ngầm đã gây nên ma sát âm tác động rất lớn đến các cọc vốn có dưới một công trình lịch sử cần bảo vệ. Các cọc dưới công trình đã có các biểu hiện bị phá hủy. Áp dụng cái ý tưởng "cọc xanh" này, một trong các giải pháp đang dược kiến nghị làm như sau: 1. Ép thêm các cọc dưới đáy móng công trình với mũi cọc cách lớp đất tốt khoảng 1 m. Sau đó liên kết các cọc này với đài cọc vốn có hoặc gia cường. 2. Cắt đầu các cọc vốn có rời khỏi đài cọc để chuyển chúng sang làm việc như cọc xanh. 3. Đóng thêm cac cọc xanh phủ bên ngoài móng. Hiện nay, giải pháp này có vẻ sẽ đựơc chấp nhận.
PrikoliSsSSdda
StephenDAK
Bác Ngọc ơi, bác có thể cho bọn tôi biết rõ hơn về biện pháp thi công, kích thước, khoảng cách hay một nguyên lí tính toán để tìm ra con số ( số lượng cọc /m2 ứng với mỗi loại đất, tải công trình.., kích thước cọc..) không ạh ?
StephenDAK
puma12 43 Thực ra với bài viết trên thì các bạn đã thấy rõ nguyên lý tính toán rồi còn gì: 1. Tính lún của nền đất có gia cường cọc xanh chống lún. Nếu thấy nó vẫn lún nhiều thì nhồi thêm cọc xanh vào. Lún đủ rồi thì thôi. 2. Khi nền đã lún đủ thì cái anh cọc đen tính toán như bình thường. Chẳng qua là bởi vì các bạn lâu nay phụ thuộc quá nhiều các phần mềm sẵn có dẫn đến ít chịu suy nghĩ. Đến khi gặp phải vấn đề mà các phần mềm sẵn có chưa giải quyết được thì không biết phải làm gì và không biết cách tự thiết lập các bước tính toán. Hôm vừa rồi xem TV chiếu câu chuyện đưa mấy con hổ và báo trở lại thiên nhiên sau khi đã nuôi nó ở trong chuồng thú đầy tiện nghi (có đủ cả TV, điều hòa nhiệt độ, máy tính cùng các phần mềm săn thú để kiếm ăn). Tôi thấy mấy con hổ đó hay phết cứ thấy con nai là bỏ chạy. Gặp phải con nai vừa bị bắn sẵn để làm thức ăn, nó cứ đứng nghĩ mãi không biết không biết làm sao mà để xẻ con nai ra cho giống mấy súc thịt mà nó vẫn thường được ăn khi ở trong chuồng thú.
puma12 43
opera Nói tóm lại là hiện nay biện pháp này chỉ sử dụng gia cố những công trình đã có sẵn và đang bị lún. Còn lại nếu xây dựng công trình mới thì áp dụng những biện pháp mới có hiệu quả hơn nhiều. Cám ơn bác Ngọc.
opera
CharlesEn giải thích thế này thì làm gì có ai không hiểu chứ.mấy cọc loại kia cũng tương tự
CharlesEn
thanhthanh Cái này từ những năm 90 đã được GS-TS Nguyễn Trường Tiến áp dụng để chống lún cho Viện Nhi Thụy Điển đó bác
thanhthanh
StephenDAK Cái loại cọc dùng chống lún cho Viện Nhi Thụy Điển không giống với loại cọc này. Thông tin nêu trên là không chính xác.
StephenDAK

CÁC CÂU HỎI KHÁC CÙNG CHUYÊN MỤC:


       đồ án nền móng    (có 12 câu trả lời)
       Móng cọc trên nền đá    (có 14 câu trả lời)
       Đất tốt là gì?    (có 20 câu trả lời)
       giúp đỡ tính sức chịu tải của cọc theo cường độ đất nền!    (có 14 câu trả lời)
       Chọn cọc ép hay cọc khoan nhồi??    (có 11 câu trả lời)
       Sức chịu tải của cọc?????    (có 20 câu trả lời)
       Cọc ly tâm ứng suất trước    (có 10 câu trả lời)
       Cắt cọc ứng suất trước?    (có 32 câu trả lời)
       Sử dụng SAFE v12 tính Móng cọc khoan nhồi và Barrette?    (có 40 câu trả lời)
       Cọc Khoan Nhồi?    (có 15 câu trả lời)
       Lớp BT bảo vệ đầu cọc khoan nhồi?    (có 23 câu trả lời)
       Cách tính toán SCT cọc khoan nhồi theo đất nền?    (có 13 câu trả lời)
       Công thức tính lực truyền xuống cọc?    (có 24 câu trả lời)
       Kết quả tính SCT cọc?    (có 60 câu trả lời)
       Chiều dài ép cọc 350,SCT 70T?    (có 12 câu trả lời)
       PA khả thi móng cọc?    (có 41 câu trả lời)
       Móng coc nhà dân ở Hà Nội?    (có 38 câu trả lời)
       Sập vách cọc khoan nhồi?    (có 15 câu trả lời)
       Cách tính toán thép đài cọc?    (có 36 câu trả lời)
       làm láo    (có 11 câu trả lời)
       Cho hỏi cách TK móng cọc dưới vách cứng    (có 8 câu trả lời)
       Hỏi sức chịu tải của cọc nhồi có phụ thuộc chiều sâu ngàm vào đá    (có 9 câu trả lời)
       Cách tính sức kháng cắt không thoát nước trung bình    (có 10 câu trả lời)
       Cách tính toán Thép trong cọc khoan nhồi.    (có 8 câu trả lời)
       BÊ TÔNG CỌC M80v TCVN 3118-93 là gì ?    (có 6 câu trả lời)
       được phép tăng 20% sct của cọc    (có 11 câu trả lời)
       Tiêu chuẩn TCVN 10304:2014 Móng cọc - Tiêu chuẩn thiết kế    (có 19 câu trả lời)
       Ống siêu âm trong cọc khoan nhồi?    (có 24 câu trả lời)
       Tiêu chuẩn Snip 2.02.03.85 Nga về Móng cọc    (có 11 câu trả lời)
       Chiều dài cọc khoan nhồi bao nhiêu là hợp lý    (có 5 câu trả lời)
       Cọc ly tâm?    (có 34 câu trả lời)
       Chỉ dẫn Cho hỏi cách TK dầm móng theo TCXDVN375:2006 (Eurocode 8)!    (có 78 câu trả lời)
       Bơm vữa bít ống siêu âm cọc khoan nhồi?    (có 16 câu trả lời)
       Phương pháp tính toán và thiết kế cọc khoan nhồi?    (có 53 câu trả lời)
       Làm ơn cho tớ ý kiến về móng cọc nhà 5 tầng    (có 16 câu trả lời)
       TT TK móng cọc, mỗi đài có 1 hoặc 2 cọc đỡ cột?    (có 45 câu trả lời)
       Allowable axial load or Material axial load?    (có 6 câu trả lời)
       Tải trọng tiêu chuẩn phân phối lên cọc?    (có 6 câu trả lời)
       Móng cọc đóng, ép hay khoan nhồi    (có 39 câu trả lời)
       Gia cường móng cọc    (có 9 câu trả lời)
       Sự cố khi thi công và thiết kế cọc ép-lỗi do ai?    (có 11 câu trả lời)
       Cắt cọc bê tông ly tâm UST?    (có 57 câu trả lời)
       Ép cọc như thế nào là đúng    (có 9 câu trả lời)
       Cho hỏi kết cấu móng này    (có 8 câu trả lời)
       PIT cọc khi đã có đài    (có 22 câu trả lời)
       Về máy ép cọc thủy lực 2 xi lanh.    (có 8 câu trả lời)
       Hướng tới thiết kế đài móng tối ưu    (có 17 câu trả lời)
       Quan niệm lấy tổ hợp Tiêu chuẩn tính số lượng cọc !    (có 8 câu trả lời)
       Độ mảnh của cọc và cốt thép cọc?    (có 8 câu trả lời)
       xử lí đầu cọc khi cốt cắt đầu cọc thấp    (có 9 câu trả lời)
        ... Xem thêm



     "Công ty TNHH Xây dựng và nội thất Phương Vinh, và Văn phòng Kiến trúc Phương Anh là doanh nghiệp hàng đầu về lĩnh vực thiết kế kiến trúc, thiết kế nội thất và thi công tại Hải Phòng. Chất lượng các công trình do chúng tôi thiết kế đã mang lại uy tín và sự tin tưởng của khách hàng hơn 15 năm qua. Sự hài lòng của gia chủ là niềm vui của đội ngũ kiến trúc sư chúng tôi."

Công ty TNHH Xây dựng và Nội thất Phương Vinh

Văn phòng Kiến trúc Phương Anh

Địa chỉ: Số 2A phố Phụng Pháp - Đằng Giang - Ngô Quyền - Hải Phòng
Hotline:
       KTS. Mr.Tuấn Anh 0901.291.666
       KTS. Mrs.Phương 085.88.355.88
       KTS. Mr.Thành 0912.308.118
Fanpage: facebook.com/maukientrucdep/



back to top