Cọc tím để làm gì ??? - Tư vấn Kết cấu, BTCT, thi công xây dựng
Cọc tím để làm gì ???
Lại thấy chúng nó đóng cọc mà không liên kết vào móng. Móng thì lại là móng nông. Không biết chúng nó làm như vậy để làm gì nhỉ ??? Tính toán thiết kế cái này ra sao đây ???
>
Có 49 câu trả lời!!
|
|
|
Với cái móng nông này! Theo tôi thì việc người ta đóng thêm mấy cái cọc tím này mục đích để gia cố móng, có thể cải tạo nâng tầng nên tải trọng tăng lên, do vậy, sau khi đóng thêm các cọc tím xung quanh móng nông thì có thể đào đất xung quanh lên (chú ý phải thấp hơn đáy bản móng nông và khoét sâu vào bên trong một tý), sau đó đặt cốt thép và đổ bê tông. Nhiệm vụ của phần bê tông vừa đổ giống như một cái đài trung gian nằm trên các cọc vừa đóng xuống và đỡ bản móng nông.
Em nói sai có gì thầy góp ý thêm và đừng la tôi nha!
PS: Hehe "chúng nó đóng cọc" ở đây là thầy. Thầy vẽ CAD màu mè đẹp lắm ạ!
|
AlbertDOB |
|
|
Nhỡ đầu các cọc này nó lại cứ hiên ngang cao lên mà không chịu cúi tôi nằm dưới đáy móng thì sao. Tính toán thiết kế nó như thế nào đây ??
|
Philipboxy |
|
|
Thì sau khi đào đất xong, tiến hành đập bỏ đầu cọc, lấy thép neo vào cái "đài trung gian" bất đắc dĩ này. Như thế tốt lại càng tốt hơn ạ!
|
deptrainhatnha |
|
|
Em nghĩ cái cọc tím này nó có 2 tác dụng:
- Bảo vệ móng nông, tránh hiện tượng ép chồi và coi như là gia cố đáy móng, địa chất chắc tương đối tốt hoặc công trình ít cao tầng.
- Bảo vệ móng công trình khi sau này xung quanh đấy có thằng khác nó làm cái gì to cao và kiên cố sẽ k ảnh hưởng tới tôi.
K biết còn cọc gì nữa đây??? Hy vọng cọc cuối cùng của bác là "cọc cạch".
|
hoahuongduong |
|
|
Đúng rồi. Nhưng sau khi tính toán một hồi thì thằng thiết kế nó bảo không cần thiết phải làm như thế vì đã đủ rồi. Không hiểu nó tính kiểu quái gì mà biết là đủ hay chưa đủ nhỉ ???
|
suanhadthouse |
|
|
|
Dưng mà tính toán như thế nào, theo nguyên tắc nào ???
Cọc cạch thì không hỏi vì lâu nay cả làng vẫn thường xuyên áp dụng rồi.
|
DonaldMi |
|
|
Có thể xảy ra 2 trường hợp sau:
1. Người thiết kế này nói đại cho qua chuyện, nhanh nhanh còn thời gian đi nhậu.
2. Cọc này không những chịu tải trọng nén mà còn chịu moment uốn đầu cọc, gần gần giống như đài 1 cọc ấy! Xét về khả năng chịu nén thì cọc đủ khả năng chịu lực, còn phải kiểm tra cái moment kia. Có thể người này quên điều này nên mới nói vậy.
Em nói sai thầy đừng la tôi tội nghiệp.
|
StephenDAK |
|
|
Cả 1 lẫn 2 đều không phải như vậy. Thằng cha này đi nhậu toán uống ma zdi xì dầu nên không khoái nhậu lắm. Không biết có nên mở thêm topic cọc vàng nữa hay là không đây.
|
inetryconydot |
|
|
Ối giời ơi, bác bảo nhà cháu tính toán, tính đc cháu chết liền. Cháu đã bảo nhà cháu là "phu lục lộ" rồi, chứ cháu có biết gì kết cấu với chịu lực đâu. Cơ mà đập đá to nhỏ ra làm sao là nhà cháu biết đấy.
|
trangyu lan |
|
|
Cái này nhìn giống giống móng trụ của nhà xưởng lắp gép. Cọc ở hai bên sau này đổ đài rồi lắp cột vào.
Cái ở giữa là cái nền xưởng không cần gia cố gì thêm nên thế là ổn.
|
Enriquecem |
|
|
Em chế cái hình lại 1 chút thế này có đc không ạ?
>
|
JacimtoCogy |
|
|
Nhìn rất có lý, nhưng nhà cháu nghĩ ý bác Ngọc chắc k phải vậy. Mà cũng có khi là vậy thật.
|
DonaldMi |
|
|
Cái này áp dụng để tránh đất bị đẩy " phòi " sang 2 bên khi có tải trọng phải không bác. Cái này tôi thấy áp dụng nhiều . họ ép cọc làm thành, vách , tránh cho đấy bị đẩy trồi hoạc bị xói mòn.
P/s : Hình như thực ra , cọc tím , cọc đỏ bác chế ra từ bài toán cọc xanh cho mọi ngươi dễ hiểu hơn, dễ mổ xẻ nó hơn
|
profiltam |
|
|
Cái anh móng nông này mà có khả năng phòi sang hai bên thì vứt.
Cái móng nông này nhỏ thôi, không lớn.
Các anh cọc đỏ thuộc hệ cọc đóng xuống xong là xong, không làm cọc cho đài cọc như HungGeoBờ rồ vẽ thêm đâu. Tất cả các cọc xanh, đỏ tím vàng đều không có liên kết với đài nào cả.
|
MrAn12345 |
|
|
Không phải là như vậy.
Người ta bảo cái anh cọc tím này làm tăng đáng kể sức chịu tải của cái anh móng nông đấy. Không biết có phải là chém gió không. Nếu đúng vậy thì tính toán như thế nào nhỉ?
|
RobertDum |
|
|
Cụ nghĩ dư lào thì đề nghị cụ cho anh tôi biết luôn ạ, sáng mai nhà cháu phải chạy xe ôm rồi
|
Robertgomo |
|
|
Cũng có thể cái anh cọc tím này có tác dụng như mọi người đã trình bày bên trên nhưng nếu chỉ có tác dụng như thế thì có khi người ta chẳng đóng cọc tím để làm gì. Ngoài các tác dụng như mọi người đã nói, cái anh cọc tím này còn có tac dụng khác nữa là làm tăng khả năng chịu tải của cái anh móng nông.
Với mấy ông kết cấu bên trên chắc sẽ nghĩ ngay rằng cái anh cọc tím làm tăng sức chịu tải của móng nông là bởi nó cản trở nở hông kiểu như đai thép trong cột. Không hoàn toàn là như vậy bởi cái anh cọc tím này vẫn cứ làm tăng sức chịu tải của móng nông ngay khi nó đóng rất thưa, không đủ dày để cản trở nở hông. Để hiểu nó làm tăng sức chịu tải của móng nông như thế nào thì ta quay trở lại bài toán cơ bản của Cơ học đất Nền móng. Cái này thì các KS ketcau đều đã được học cả rồi.
Sức chịu tải của móng được các cụ chúng nó xác định bằng công thức được thiết lập theo mô hình cho móng bị trượt theo các mặt trượt có dạng dưới đây chứ không phải theo kiểu đất mấy cân mấy lạng như nhiều người đã từng tưởng như vậy và cứ thế áp dụng.
>
Với cái mô hình này thì ta thấy sức chịu tải của móng lại không giống như cái anh KC bên trên, ép đâu thì phòi ở đấy. Sức chịu tải của móng lại được quyết định bởi cái anh mô men chống của các lực màu xanh tác dụng vào cái lăng thể trượt với cánh tay đòn là R xoay quanh tâm O. Và như vậy, nếu có cách nào đấy làm tăng mô men chống trượt này thì sẽ làm tăng khả năng chịu tải của móng nông. Các anh cọc tím làm được như vậy.
Có hai cách tính kể đến tác dụng của cọc tím trong việc làm tăng khả năng chịu tải của móng nông tùy theo độ cứng của vật liệu cọc. Nhờ cọc tím mà có thêm các lực kháng tác dụng vào lăng thể trượt tạo nên mô men kháng. Trên các hình dứoi đây trình bày tác dụng của cọc tím cho hai trường hợp cọc mềm và cọc cứng.
>
>
|
Enriquecem |
|
|
Pác ngọc nói cũng có lý đấy...
EM nhớ rồi... trong mấy cuốn sách Cơ Học Đất có vẽ sơ đồ và công thức chống trượt rất rõ đấy ah
|
ClintomEa |
|
|
Thực ra là tôi chẳng nhớ gì cả, cứ chém bừa thôi. May mà có bạn khẳng định là tôi nói có lý nên tôi thấy sướng ơi là sướng.
|
jinchan |
|
|
cái này cơ học đất gọi là ổn định trượt sâu phải không cụ, oặc, nhà cháu nghĩ mãi với mấy cái màu của cụ mà tím vàng đỏ xanh đau mất 2 đêm. Thường thì cái gì dưới cốt 0 là của tụi nhà cháu mà đến giờ nghĩ không được. trộm nghĩ chắc cụ đọc được cái nghiên cứu và ứng dụng của ông Bở rờ nào đó và đã suy nghí chán rồi đem lên chọc ngoáy anh tôi nhà cháu, khổ mấy anh kết "cáu" và nhà cháu giuơng hết võ ra vấn k biết "nó" dùng làm gì, đoán già đoán non may đúng được mỗi cái cọc vàng. cụ đúng là hỏi xoáy đáp xoay, thú vị thật
|
xac suat |
|
|
Cái tím thì không phải có ở trong sách của Bengt Broms đâu.
Đừng tưởng cứ dưới đất là của riêng mấy ông khoan đâu. Dưới đó còn thuộc về nhiều loại khác nữa. Này nhé: Giun đất, bọ hung ... và bọn cơ học đất nền móng. Cứ nhận của riêng tôi có ngày chúng nó đánh cho không còn đường ngoi lên mặt đất.
|
test1212 |
|
|
EM thấy mấy cái hình này hình như có vấn đề?
Các bác kiểm tra lại cho tôi hình mũi tên màu xanh?
|
profillinkmuoihai12 |
|
|
Em hiểu là mũi tên màu xanh là thể hiện lực hãm trượt(lực ma sát giữa các phân tố đất trượt lên nhau).
Chắc là bác hiểu mũi tên xanh đó là chỉ hướng trượt của móng nông phải không ạ???
Không biết ý của Bác Ngọc mới học năm thứ 3(Thần điêu đại hiệp) nà dư lào ạ???
|
dutrieu |
|
|
Yep. CHính xác!
|
thietkelogo |
|
|
chủ đề này hay nghe... nhà tôi thiết kế móng nông xây 3 tấm... bên trái và bên phải nhà chưa xây gì cả...... Hồi mẫy lão chủ đất đến xây nhà tư vấn và xúi cho mấy lão ép cọc chơi..
2 nhà 2 bên ép cọc.. không biết nhà tôi giữa xây thêm 2 tấm nữa tổng cộng là 5 tấm... không biết được không mấy bác...ka ka được như thế thì lời kinh...
|
duong tang |
|
|
Cái suy luận này của bạn là rất đúng. Tuy nhiên, ngoài sức chịu tải của móng nông đwocj tính theo cách này thì còn phải tính theo cái sức kháng cắt không thoát nước nữa, tức là tính theo Ru = 5,14 Cu.
Khi bạn đã lợi dụng cái cọc nhà người ta để tăng khả nằng chịu tải của móng nhà tôi thì cũng sẽ làm giảm khả năng sức chịu tải móng nhà người ta. Vì vậy, để cho công bằng, bạn nên báo cho người ta đóng cọc tăng lên một chút và bạn sẽ chi thêm tiền cho người ta đóng số cọc tăng lên này. Không biết bạn có làm như thế không ????
|
tungch46 |
|
|
về muộn quá, mớ cọc nhiều màu của bác Ngọc ko tham gia cho vui đc rồi, mai lại 1 đống việc tắc lại phải gỡ ko đọc hết được. Vụ này có giống cách gia cố đóng cọc tre từ ngoài vào ko nhỉ?
|
AnthonyGape |
|
|
Đúng rồi. Nếu để chỉ hướng trượt thì vẽ 1 mũi tên cong thôi cho đỡ mệt việc gì phải vẽ nhiều mũi tên làm gì.
|
KennethOt |
|
|
..vậy mật độ cọc tím này sẽ đóng như thế nào thưa bác Ngọc ? bài toán này có giống bài toán tính gia cố kè bằng cọc không bác?
|
nongdan |
|
|
Nói thế thôi chứ cho dù mấy lão nhà bên cạnh có ép đủ cọc đi... cho tiền tui cũng không giám làm,,,cho dù nền đất đủ chặt,,, còn lực chọc thủng của cột xuống bản móng - lần này tải trọng gần tăng gấp đôi,,, chắc tiêu..
|
profilmuoibay17 |
|
|
Cái bài toán này và bài toán gia cố kè thực chất đều là một bài toán, đó là bài toán kiểm tra cường độ nền đất. Người ta phân chia ra là để cho thuận tiện hơn trong một số trường hợp mà thôi.
Chính vì như vậy nên cái mật độ của cọc tím như thế nào là phụ thuộc vào kết quả tính toán sao cho nó đủ khả năng chịu lực.
|
viet toan 12 |
|
|
nhug theo bác theo tôi nghĩ thì cọc tôi phải đóng khíp( mậtt độ dày xem như từong chắn) mới góp phần tăng sức kháng trượt chứ ạ? nếu không thì khối trượt vẫn chuyển vị thi đóng cọc đâu mang ý nghĩa gì ạ? tôi kiến thức còn hạn chế nên chém bừa, bác góp ý thêm!!!
|
ao anh xa |
|
|
Bạn xem lại mô hình xem.
Nếu như chỉ có 1 cọc thì cọc đó có tham gia chống trượt được không. Nó tham gia bởi cái lực nào, lực đó có buộc phải có mật độ thật khít mới tồn tại được không. Tùy theo tải trọng tác động vào móng mà số lượng cọc sẽ được xác định.
|
tieu sao |
|
|
dạ bẩm bác !!! tôi suy nghĩ như thế này ạ!!
bài toán trượt xảy ra theo chiều dài của khối đất ( kèm theo là sự chuyển vị khối đầt đó: có thể trồi hoặc dạt ra ) như vậy mìh đóng cọc với mật độ ko khit ( giả sử 3d -6d) thì vùng đất ở giữa khoảng cách các cọc đất vẫn bị biến dạng trượt phải ko ạ?
về phần cọc làm việc chống trựot theo tôi nghĩ do tôi đóng sâu vào lớp đất tốt( mô hình xem như là ngàm tại mũi + các liên kềt đàn hồi dọc thân cọc ) , dựa vào sức kháng uôn` của cọc góp phần tạo momen kháng trựot ạ!!
|
nguyentrungata |
|
|
Đúng rồi. Còn tùy bề rộng của móng.
|
michaelyork |
|
|
Không hiểu tại sao ngày xưa thi được toàn 7,8 cơ đất với nền móng nhỉ, đọc chẳng hiểu gì cả! ^_^
|
daohiepukb |
|
|
Cái đó người ta có thể gọi là: CHỮ THẦY TRẢ THẦY hoặc cơ chế xin cho. Không phải là thực chất.
|
thanhtinh |
|
|
Nhìn cái hình của bác Ngọc này mà tôi phân vân là không biết nó áp dụng ở đâu như thế nào? hay bác chỉ vẽ ra cho vui để ôn lại kiến thức cơ học đất của bọn em, chứ cá nhân tôi thì thấy ông cọc tím này có vẻ không ổn. Tự dưng làm sang 2 bên => tốn. Nhét béng nó xuống dưới cái cọc đài hình chữ nhật cho rồi => móng cọc. Bác cho tôi thêm ít thông tin về phương án thực tế này với
|
thietkelogo |
|
|
Cái này thực tế người ta làm nhiều lắm rồi. Có khi người ta làm tôi không hiểu lại cứ cố giải thích theo kiểu khác.
Này nhé, nếu thay cái móng nông bằng tải của đất đắp của con đường hoặc mái đất, thì cái việc đóng cọc ở dưới chân ta luy và ven đường là cái gì đấy. Khi xử lý kè mái, người ta dùng các neo khoan sâu vào mái rồi phụt vữa BT vào đó thì cái đó không phải là cọc BT để chống trượt à.
Còn thực tế trực tiếp cho móng thì tôi làm nhiều lắm rồi. Tất nhiên không phải mỗi tôi bạn thây nó không ổn, nhiều người khác còn bảo là tôi điên bởi đối với họ, cọc đóng như thế là lãng phí, hì hì. Cọc thì phải rúc xuông dưới đít của móng thì mới có tác dụng.
Khà khà. Vấn đề cọc có tác dụng tốt hay không là ở chỗ nó có đứng đúng vị trí làm việc trong mô hình cơ học hay không chứ không phải chỉ có mỗi cái chỗ rúc dưới đít của cái móng thì nó mới có thể làm việc được. Tất nhiên là nếu cọc được rúc dưới đít của cái móng thì cái cọc đó cùng với họ hàng, bạn bè và người xung quanh sẽ dễ có cảm giác an toàn về mặt tâm lý hơn.
|
cameralenguyen |
|
|
Vâng tôi đã hiểu. Các này chống chỉ định cho đất bùn chảy Sài Gòn kẻo lại làm hỏng và cong cọc của bác Phan Vũ
|
hoangphunhan |
|
|
Tôi ko hiểu. Giải thích kỹ xem nào.
Bài toán cường độ của móng thì ngoài việc kiểm tra mặt trượt còn phải kiểm tra điều kiện cường độ không thoát nước. Với đất bùn yếu thì cái anh cường độ không thoát nước này thường nhỏ hơn anh mặt trượt thì đúng là cái việc đóng cọc như cọc tím này chẳng có tác dụng gì nếu như đó là loại cọc cứng. Còn cọc mềm thì vẫn OK. Có hai loại cọc đấy nhé.
Túm lại, thì nên tính toán cụ thể trước khi sử dụng.
|
PrikoliSsSSdda |
|
|
Thầy ơi,vậy nếu tôi ko đóng khích các cọc thì phần đất giữa các cọc vẫn trượt và công trình thực tế thầy làm thì với lượng cọc thầy dùng gia cố đó nếu làm móng cọc thì cái SCT nào lớn hơn?
|
Alewohabee |
|
|
Cái này thì bạn cần hiểu về sự hình thành mặt trượt.
Mặt trượt thực tế không hình thành theo kiểu như ta vẽ hoặc theo kiểu giả thiết cắt 1 m mà nó tạo thành một khoảng lớn. Với các móng cứng thì mặt trượt hình thành có bề rộng bằng toàn bộ kích thước 1 cạnh của móng chức không trượt cục bộ theo kiểu giữa khoảng cách các cọc được. Vì vậy đóng thưa cung được miễn là các cọc đủ để tham gia chịu lực.
Đương nhiên là nếu đưa được các cọc xuống đáy móng thì bao giờ cũng tốt hơn. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, việc đưa cọc xuống dưới đấy móng là quá phức tạp và tốn. Thay vì cách đó, ngườita có thể làm các cọc xi măng đất hoặc xi măng cát ở lân cận thì sẽ dễ dàng và rẻ hơn. Ở đây, có rất nhiều bạn đọc không kỹ nên đã vội vàng hiểu cái cọc tím này chỉ là coc BT cổ thép (cọc cứng) nên đã có những suy ngĩ suy luận chưa đầy đủ. Trong nhiều trường hợp còn có cọc mềm (xem lại đáp án), người ta không chỉ dùng cọc BTCT mà còn dùng cọc xi măng đất, XM cát hoặc có thể cả cọc tre hay là cừ tràm để gia cố tăng khả năng chịu tải của móng bằng cách đóng lân cận như cái anh cọc tím này cho trường hợp cọc mềm. Chỉ được mỗi cái lơt phớt đọc nhanh thôi.
Thực tế thì tôi đã dùng nhiều cọc tre, cọc XM cát cho các công trình ở Hải phòng và Quảng ninh.
|
muaxanh |
|
|
có giống với viêc gia cố nền đất, như kiểu đất có cốt?
|
thietkelogo |
|
|
Em thấy cọc tre có vẻ không khả thi vì max của nó chỉ 3m. Công trình lớn tí là nó nằm trong cung trượt rồi => không hiệu quả.
Cọc xi măng cát thì có thể chấp nhận nhưng bố cháu chịu kéo kém dùng theo sơ đồ bác vẽ và giải thích thì chả khớp nhau tí nào. Hai là cọc xi măng cát theo phương pháp thi công thì bác phang thẳng xuống đáy "đất đắp của con đường hoặc mái đất - câu này bác trả lời tôi ở trên" => mắc tội lạm dụng tín nhiệm gây thất thoát tài sản XHCN
|
tieu sao |
|
|
Lại gặp thêm một ông đọc nhanh quá rồi phán. Đọc kỹ lại từ đầu đi, nhất là phần cọc cứng và cọc mềm ấy.
Nó nhỏ, nó nông thì nó dùng vào chỗ nhỏ.
Còn về sử lý chống trượt của các mái đất và các con đường thì bạn cứ tìm các thiết kế đã làm để xem họ đã không biết làm sao mà thì biết.
Chán quá.
|
dudung |
|
|
Đọc bài của bác Ngọc tôi lại nhớ đến vụ sinh nhật lâu lắm rồi. Số là có cái bánh Gato hình tròn, định đặt thêm 1 cục Socola lên trên nhưng ướm thử thấy cái bánh gato có nguy cơ phè ra vì cục Socola hơi nặng, thế là người làm bánh mới cắm thêm mấy cây nến xung quanh cái bánh Gato, cuối cùng đặt cục Socola lên trên bánh ngon lành.
Vậy có thể kết luận là các cây nến cắm xuống làm tăng sức chịu tải của bánh gato ko bác
|
MattieHek |
|