Hỏi đáp / Thiết kế móng cọc
Cọc khoan nhồi D1200, SCT 1000 tấn - Tư vấn Kết cấu, BTCT, thi công xây dựng

  Cọc khoan nhồi D1200, SCT 1000 tấn

     Bài viết này xin trình bày PP gia cường mũi cọc khoan nhồi và barrette bằng PP xói rửa đáy cọc và bơm VXM * Hiện nay SCT cọc khoan nhồi đang bị hạn chế bởi SCT vật liệu. Cường độ vật liệu tối đa của bê tông đổ dung dd khoan là 6MPa. Theo đó các cọc D800; 1000; 1200 có SCT tối đa theo VL là 300; 470; 680T (không kể đến thép). SCT theo nền đất cũng thấp do sức kháng mũi thấp. Công tác thổi rửa trong quá trình khoan chỉ hạn chế bùn lắng chứ không tạo ra 1 nền đất tốt dưới mũi cọc. Do đó cọc vẫn làm việc chủ yếu ma sát. Cũng nhân tiện nói thêm là cách thí nghiệm nén tĩnh phổ thông của ta (trừ O cell) chưa xác định được cụ thể kháng bên bao nhiêu và kháng mũi bao nhiêu. Lí do đơn giản là ta không đặt các đầu đo lực dọc trong thân cọc khi tiến hành thí nghiệm như 1 số nước thường làm. Cái này trong thời gian tới thiết kế nhất định sẽ tìm hiểu và chỉ định để làm được đại trà như Ever Fortune Plaza đã làm; chắc là kỹ thuật của Pháp. * Để nâng cao sức kháng mũi cọc, Cty Bachy Soletanche và Cty Delta đã triển khai công nghệ xử lí mũi cọc tạo ra hiệu quả kinh tế - kỹ thuật rất cao. Ở CT 27 Láng Hạ (27 tầng nổi + 2 tầng chìm), Bachy đã xử lí mũi các cọc Barrette đài đơn. Hiện nay Delta đang xử lí cọc khoan nhồi CT khu gần Làng SV Hacinco: cọc D1200; SCT ban đầu 600T dự kiến đưa lên 1000T; tăng 1.7 lần. Tải nén tĩnh dự kiến 2000-2500T. Nếu đạt yêu cầu thì rõ ràng thiết kế cọc D1200 với SCT cho phép 1000T đã vượt tiêu chuẩn kèm theo giảm 1.7 lần SL cọc; tất nhiên phải tăng thêm chi phí phần thí nghiệm mới thuyết phục được CĐT và các cơ quan quản lí ngành. * Các công đoạn chủ yếu công nghệ gia cường mũi cọc sau khi đổ BT cọc và cọc đạt 50 % cường độ thiết kế bao gồm: 1. Khoan 2 lỗ từ đáy 2 ống đặt sẵn trong cọc, qua lớp BT đáy và xuyên vào mũi cọc. 2. Xói bằng tia nước áp lực cao 150-200 atm (1atm = 1kg/cm2) 3. Thổi rửa đáy bằng cách bơm nước áp lực 50atm qua 1 lỗ khoan trong khi lỗ kia được sử dụng để thoát nước. Nếu trong lỗ đã có nước thì chỉ cần tạo áp lực. Khi đó bùn lắng bẩn + cát + sỏi nhỏ sẽ "lao" lên mặt đất. 4. Bơm VXM không áp, có thể thêm bentonite qua lỗ khoan. Bơm đủ lượng rồi tiến hành giữ áp lực 50-70atm để VXM xâm nhập vào nền đất phía dưới. Nếu dd VXM giữ được áp lực trên trong vòng 5 phút thì đạt yêu cầu. Nếu áp lực bị hạ thì cần tiến hành bơm thêm vữa sau 4h và thử áp lại. * Như vậy chất lượng của việc gia cường này dựa trên 2 yếu tố: - Kiểm soát lượng VXM bơm vào. Cọc D1200, lượng XM > 1.8 tấn, tùy theo độ rỗng của đất đá dưới mũi cọc. - Kiểm soát áp lực giữ được của VXM * Tham khảo ý kiến: 1. Theo các bạn công nghệ này cho phép chỉ tạo ra mũi cọc mở rộng + tựa vào cuội sỏi hoặc cát sạch hay là tạo ra một nền đất được gia cường cứng dưới mũi cọc? 2. Mũi cọc gia cố bằng VXM có đảm bảo tuổi thọ lâu dài, 100 năm chẳng hạn trong môi trường nước ngầm áp cao ở độ sâu 45-50m ở HN? 3. Quan điểm của bạn về việc thiết kế vượt tiêu chuẩn hiện hành, trong trường hợp này là vượt SCT cọc theo VL? * Mời các bạn xem thêm báo cáo của Ts. Trịnh Việt Cường (VKHCNXD) về vấn đề này. * Tôi sẽ tìm thêm tài liệu về vấn đề này trên Internet để up lên các bạn cùng tham khảo.
Có 49 câu trả lời!!
Có thể bạn chưa biết:
truongtiengka
Em hỏi anh Cường là với móng cọc xử lý mũi này tôi thử 1 phương án móng cho nền như sau: Cọc đặt vào lớp cát hạt trung chặt vừa bên dưới là lớp cuội sỏi. Sau đó tôi dùng phương pháp thổi gia cố mũi cọc giống của anh chỉ khác là cho vữa lan toả trong đất khi đó tôi sẽ có được 1 nền đất cực cứng ngay trên nền cuội sỏi. Hy vọng được anh và các member trên diễn đàn góp ý thêm cho phương án này.
truongtiengka
thuymo
Xin hỏi bạn Cường là làm sao kiểm xoắt được chất lượng vữa ở đầu cọc. Và sức chịu tải bạn cọc D1200 co sức chịu tải 1000t là nói là tải trọng cực hạn ả
thuymo
MattieHek - 1000T là sức chịu tải cho phép do nhà thầu kiến nghị được sử dụng. SCT cực hạn phải > (2-3)x1000T
MattieHek
plantandzombi
chào Bác Cường! Bác Cường làm việc nhiều về cọc khoan nhồi vậy bác giúp cho tôi biết trình tự kiểm tra chất lượng cọc khoan nhồi (qui trình, thiết bị và các điều kiện kiểm tra...) cảm ơn bác nhé.
plantandzombi
AlbertgeK
Kiểm tra từ thiết kế đến khi thi công hoàn thành. Trước tiên phải kiểm tra tính pháp lý của bản vẽ thiết kế. Kiểm tra chất lượng trong quá trình thi công: kiểm tra độ thẳng đứng của máy khoan; kiểm tra và ghi nhận địa chất hố khoan trong quá trình khoan; kiểm tra dung dịch bentonite; kiểm tra chế tạo ***g thép, ống siêu âm; kiểm tra lắp đặt ***g thép; kiểm tra dung dịch bentonite trước khi đổ bê tông; kiểm tra chất lượng bê tông trong suốt quá trình đổ, trong quá trình đổ bê tông phải đo cao độ của cọc sau mỗi xe bê tông. Kiểm tra chất lượng sau khi đã đổ bê tông cọc: cường độ bê tông đã đổ (mấy ngày do thiết kế quy đinh); siêu âm xác định chất lượng bê tông cọc (nếu không đạt có thể khoan lấy lõi để kiểm tra lại); thí nghiệm nén tĩnh để xác định sức chịu tải (nếu cần); Lưu ý để đảm bảo chất lượng cần phải..... Đừng như công ty Vinaconex.... thế là chết...
AlbertgeK
MaroldPl Tôi đang cần tìm công ty thiết kế nhà tại Hải Phòng uy tín và đơn giá xây rẻ một chút. Các bạn có thể cung cấp cho tôi một số công ty để tôi tham khảo.
Luckyman
MaroldPl Quy phạm mới nhất về quản lí chất lượng cọc khoan nhồi là TCVN 326:2004 Bạn có thể tìm thấy trong mục về các văn bản pháp luật trong diễn đàn này. Tuy nhiên tôi sẽ gửi file đính kèm cho bạn tham khảo. Chúc bạn thành công.
MaroldPl
ewrewrwewe
Anh Cường tiếp xúc với cọc khoan nhồi nhiều cho tôi hỏi với: - Thế khi khoan 2 lỗ để thổi rửa mũi cọc thì phải khoan 2 lỗ ở bên cạnh cọc hay có thể dùng ngay ống siêu âm. - Thế chiều sâu giới hạn của mũi cọc là bao nhiêu để có thể xử lý bằng phương pháp này.
ewrewrwewe
thanhtinh
Chào mọi người! Tôi thấy đây là một đề tài hấp dẫn, tôi xin ghóp ý sau: - Theo tôi được biết thì sức chịu mũi của cọc chỉ phát huy khi cọc có chuyển vị (vì ở mũi cọc có căn lắng) như vậy khi chúng ta làm giải pháp này thì việc ước lượng sức chịu tải của mũi sẽ như thế nào. - Với sự dịch chuyển của cọc trong trường hợp này là bao nhiêu thì sức chịu mũi của cọc mới phát huy. Rất mong cả nhà cho ý kiến!
thanhtinh
dolkihote To STB, - Tôi thấy họ thường dùng các ống siêu âm làm các ống thổi rửa luôn. - Chiều sâu của cọc theo tôi không thành vấn đề quan trọng. Bởi vì mũi cọc sâu thì ta có thể dùng áp cao hơn để thổi rửa và duy trì áp lực lên vữa xi măng bơm vào.
dolkihote
Williamon
Anh Cường cho tôi hỏi với: - Chiều dài mũi cọc(phần bê tông mũi cọc mà bê tông không đảm bảo) dài tối đa bao nhiêu m để có thể dùng phương pháp này để xử lý. - Tôi nghe nói cọc của cầu Thanh Trì cũng có hiện tượng mũi cọc bê tông không đảm bảo , thế có thể dùng phương pháp này xử lý có được không hay phải dùng phương pháp khác.
Williamon
sieunhangiambeo
Theo tôi được biết thì ở cầu thanh trì người ta cũng dùng phương pháp này! tuy nhiên sự cố tại cầu thanh trì bên cạnh là vấn dề mũi cọc còn có vấn đề phân tầng thân cọc nên biện pháp xử lý sẽ mất nhiều thời gian hơn.
sieunhangiambeo
KennethOt
Thế bác có thể nói rõ hơn về cách xử lý của cọc ở cầu Thanh Trì cho anh tôi biết rõ hơn có được không
KennethOt
Robertbura
Bác nào biết cách đọc kết quả siêu âm cọc khoan nhồi giúp tôi với!!!!!!!!!!
Robertbura
Robertplus
theo tôi biết thì tạp chí khoa học công nghệ xây dựng đã giới thiệu về công nghệ này trong đó họ nói là sử dụng ngay các ống siêu âm để làm ống thổi rửa, mỗi cọc thì thường có 3-4 ống siêu âm ,bình thường thì không phải cọc nào cũng lắp các ống siêu âm nhưng nếu áp dụng phương pháp này chắc phải lắp ống vào tất cả các cọc
Robertplus
daohiepukb
Tôi đa viêt bai bao đang o Tap chi noi trên, nhung nêu đua lai len đây e vi pham ban quyện cua Tap chi . Ban nao cân thi tim đoc bai bao noi trên vây. Tôi san sang trao đôi thêm nêu ban nao co cau hoi Than ai NVT
daohiepukb
RobertDum
Em có ý kiến như thế này với câu hỏi của a Cường: - Việc xử lý gia cố mũi cọc như anh là phục vụ hai mục đích thứ nhất là tăng cường chất lượng bêtông mũi cọc, thứ hai là tạo ra vùng chịu tải tốt hơn địa tầng hiện tại để nâng khả năng chịu tải. Vậy thì khi thi công trong địa tầng cát, sét... thì điều này sẽ phát huy tác dụng tốt. Còn tầng địa chất chịu tải tốt như đá vôi, sa thạch (cát kết) như ở chiều sâu 80m ở Hà nội chẳng hạn thì cường độ địa tầng chịu tải cũng đạt 500 kG/cm2 còn lớn hơn mác vữa gia cố thì không cần sử dụng nữa. Nếu có thì có lẽ phục vụ công tác chống thấm... Còn cường độ bêtông tính toán chịu tải chỉ dừng lại giá trị 6MPa thì do phương pháp đổ bêtông dưới nước, nếu đổ khô( khoan bằng khí nén) thì cường độ tính toán của bêtông sẽ cao hơn??? Tôi nghĩ vậy! Em chỉ có ý kiến vậy thôi, mong A Cường đừng cười!!!
RobertDum
anhtuannguyen0904
Chào mọi người, hôm nay vào đây đọc được chủ đề này (tuy đã lâu rồi) tôi thấy có nhiều điều khúc mắc quá, xin thắc mắc và góp ý vài lời: * Tất cả các góp ý của tôi hiện nay thiếu số liệu cụ thể về công trình mà cậu TĐC nói đến, nếu có thể cậu gửi số liệu địa chất, tiêu chuẩn thiết kế và kết cấu cọc lên để mọi người cùng phân tích. 1/ Về cường độ vật liệu: Cậu TĐC bảo cường độ tối đa bê tông cọc là 6Mpa – không biết con số này ở đâu ra (cơ sở?). Cường độ bt thiết kế tối thiểu đối với cọc KN là 25-30Mpa, sử dụng chỉ 6Mpa, phải chăng là thi công kém quá. Nếu sử dụng con số này thì VN giàu nhất và cũng điên nhất thế giới nhé. 2/ Phải phân biệt rõ 2 vấn đề: nâng cao sức chịu tải cọc hay xử lý sự cố do chất lượng thi công kém, điều này dễ nhầm lẫn và bị nhiều người lợi dụng để biện minh cho công việc kém chất lượng của tôi. 3/ Phương pháp cậu TĐC đề cập đến không mới mẻ gì, có mới thì ở VN. Phương pháp này chủ yếu để xử lý cọc kém chất lượng còn việc để nâng cao sức chịu chịu tải cọc thì rấr hạn chế chỉ sử dụng trong một vài trường hợp địa chất đặc biệt. Tôi thấy trong bài viết nêu lên một bước nhảy vọt “thần kỳ” là 1.7 lần, không biết cụ thể ra sao nhưng thấy các nhà khoa học VN ta giỏi quá! Đất nước ta thành rồng rồi nhé. Để tôi giải thích rõ hơn về điều này: sức chịu tải mũi cọc KN (không nói đến thân cọc) phụ thuộc vào địa chất và lớp mùn ở mũi cọc (nếu có), trong đó lớp mùn được hình thành do quá trình thi công cọc là "nhân tố" gây bất lợi đến được sức chịu tải cọc. Điều kiện địa chất tự nhiên: loại đất, đá, cường độ… đất nền mũi cọc sẽ quyết định đến sức chịu tải cọc. Tùy theo lớp địa chất mũi cọc mà lực từ kết cấu thượng tầng được truyền xuống đất nền như thế nào. Tùy theo từng trường hợp cụ thể mà chiều dày lớp đất tối thiểu phải là bao nhiêu, nhưng thường thì không quá 10d (d: đkính cọc), đối với đá thì có thể nhỏ hơn. Điều này đã được chấp nhận nhiều nơi trên thế giới, rất dễ nhận thấy nếu các bạn mô hình và tính toán bằng p.p phần tử hữu hạn. Từ đó đối với phương pháp bơm vữa XM mà cậu TĐC trình bày không thể có hiệu quả được trong hầu hết các trường hợp đất bình thường như sét, cát ở một chiều sâu tương đối lớn (tôi không thể chỉ rõ là bao nhiêu) do khó có thể vượt qua được áp lực địa tầng là rất lớn. Phương pháp này chỉ hiệu quả đối với lớp mùn hay lớp đất bị phá hoại trong quá trình thi công. Đến đây thôi, mong các bạn suy nghĩ thêm về vấn đề này. Hy vọng nhận được ý kiến của các bạn, xin cảm ơn.
anhtuannguyen0904
EfrainKl
Kính chào Bác Cường và các anh chị em Về PP xử lý đáy cọc khoan nhồi nhằm làm tăng cường độ của cọc khoan nhồi thì tôi có một số ý kiến như sau: 1/ Rất may mắn là tôi đã được tham gia giám sát thi công xử lý đáy cọc khoan nhồi từ đầu tới cuối, (từ giai đoạn thi công cọc nhồi tới thi công xử lý đáy cọc tới thí nghiệm thử tải) tại công trường 83B Lý Thường Kiệt- Công trình Ever Fortune Plaza nay là Pacific Place. 2./ Công trình có 18 tầng nổi và 5 tầng hầm, móng bè (2m) trên nền cọc nhồi, thi công theo phương pháp Top-Down kết hợp Up-Up, sử dụng hệ đỡ bằng 103 cọc khoan nhồi D100, sâu 30m & 40m (thực tế cho thấy có thể đỡ được 10 tầng nổi và treo 5 tầng hầm), không sử dụng bất kì cọc barrette nào, tường vây theo dạng khớp cứng, sâu 23m, rộng 0,8m. 3./Tại công trình Ever Fortune chỉ thử nghiệm xử lý đáy 2 cọc khoan nhồi D120 với 2 độ sâu là 41m và 46m vào tháng 12-2003. 2 cọc này do công ty XD-CN Delta thi công nhưng không tham gia xử lý đáy cọc. Việc sử lý đáy cọc do một công ty tư nhân của 1 thầy giáo trường Mỏ-Địa chất tiến hành dưới sự giám sát và hướng dẫn của 1 kĩ sư địa kĩ thuật người Taiwan.(của Công ty SinoGeotech-Taiwan, 1 trong các công ty thiết kế móng cho tòa nhà 101 tầng tại Đài Bắc). 4./ Tải trọng thiết kế dự kiến ban đầu là 1500T/1 cọc nhưng sau đó vì lý do an toàn khi chất tải (sợ đổ) nên đã rút xuống 1250T/1 cọc.(tức tải trọng thí nghiệm là 2500T/1 cọc) Xin lỗi các bác, bây giờ là 1h đêm, tôi buồn ngủ quá, mai tôi còn phải đi làm (đang thi công tầng hầm 5 ) nên tôi xin tạm dừng ở đây. Em sẽ quay lại sau để trao đổi thông tin chính xác với các bác. Wish you have a good new day > Các bác đừng cười nhé, tính tôi nó thật thà thế mà
EfrainKl
RobbertooWig
Hoan nghênh anh hongphth78 đã cho những thông tin quý báu. Đề nghị cho thêm nhé.Nhung kinh nghiệm về sự cố ( nếu có) nữa. Xin anh cho biết thêm là cuối cùng thì căn cứ vào kết quả thử tải vài cọc, Tư vấn đã có quyết định tăng tải cho phép của tất cả các cọc khác trong móng đến mức độ nào. Có ai bàn về độ tin cậy của công tác xử lý này đuoc phản ánh trong thiết kế như thế nào không. Chủ đầu tư có chấp nhận tăng tải cho phép của cọc không.Cos văn bản pháp lý kỹ thuật nào đã dùng để tham khảo khi quyết định không. Cám ơn anh
RobbertooWig
profilmuoibon14
Kính chào các bạc, tôi cameback Em vừa đọc lại ý kiến của các bạc Tôi có một số ý kiến như sau, các bác có thể dùng để tham khảo cho tôi nhé: (em không giỏi về kết cấu đâu, nhưng tôi có trao đổi nhiều với kĩ sư Taiwan và kinh nghiệm qua thực tiễn) 1./ Tôi xin đính chính là thời gian thực hiện 2 cọc thử tại Ever Fortune Plaza (EFP) là vào tháng 6/2003, tháng 12 là thời gian bọn tôi làm tường vây khớp cứng.quên tý ... 2./ Quy trình mà Bachy và Delta làm copy y chang như đã làm ở Ever Fortune. Tại sao là cọc D1200 mà lại không phải là D1000 hay D1400, D1600? Tại sao là 2 ống mà không phải là 3 hay 4 ống ? > ống thổi rửa không biết có phải dùng ống 90mm hay ko nữa? 3./ Nếu bác nào đọc bài viết của TS Trịnh Việt Cường mà bác Cuong post lên thì những nguyên lý thổi rửa đáy cọc là đúng theo những gì mà tư vấn Taiwan đã gửi sang cho Ever Fortune trước khi thi công. Nguyên lý này cũng được áp dụng cho hệ thống cọc của Toà nhà Trung tâm Tài chính Đài bắc - 101 tầng cao nhất thế giới hiện nay.PP này đảm bảo với các bác là mới chỉ áp dụng tại 3 nước trên thế giới là VIetnam, China, Taiwan. Nhưng trên thực tế với 2 cọc thử thành công ở Công trình EFP thì hơi khác, tất nhiên về mặt nguyên lý thì giống nhau. Khác ở mặt áp lực nước nén khí và thổi rửa mà thôi. 4./ Theo tôi thì cọc khoan nhồi xử dụng được rất ít lực kháng mũi vì thực tế khoan lấy mẫu đất trước khi thổi rửa và trong qúa trình thổi rửa tôi thấy đáy cọc còn lưu lại rất nhiều Bentonite (hoặc Polymer) và chiều sâu của tầng đất yếu dưới đáy cọc là tương đối lớn. (Em sẽ post ảnh các mẫu đất cho các bác nhìn cho biết) do gàu đào và chiều sâu để ống tremie ấy mà.Chính tầng này làm cọc bị lún nhiều khi đã sử dụng hết lực ma sát thành. 5./ Nói ra thì dài dòng lắm. Thôi thì tôi đưa ra một số chú ý quan trọng khi tiến hành rửa đáy cọc cho các bác tham khảo nhé - Chiều sâu của cọc phải đạt tới tầng địa chất rắn (bất kể là sỏi đá hay đá vôi..gì đi nữa) - Quá trình thi công cọc phải chặt chẽ và cẩn thận, nên tiến hành air-litf càng kĩ càng tốt để giảm lượng bùn lắng (ít bùn lắng thì thổi rửa nhanh lắm, không tốn công). - Đường kính ống thổi rửa và độ sâu của đáy ống so với đáy hố khoan. (lưu ý các bác là ống thổi rửa có thể tận dụng làm ống siêu âm nhưng ko nên ngược lại ) - Đường kính cọc và áp lực thổi nước sẽ quyết định vị trí và số lượng ống thổi rửa. - Nên lấy mẫu đất (bằng khoan) trước khi thổi rửa vì từ đó có thể biết tương đối chính xác chiều sâu cần thổi rửa - phải quay đều cần thổi để bảo đảm rửa đáy sạch tứ phía -áp lực nước phải đều,ko dùng nước bẩn -Tỉ lệ vữa và khối lượng vũa phun xuống đáy. (Tuyệt đối không dùng Bentonite như bác Cuong nói nhé vì mục đích của pp rửa đáy là làm sạch Bentonite và bùn đọng lại dưới đáy cọc, tạo cho đáy cọc một lớp nền cứng, thế mà phụt thêm Ben xuống thì rủa làm quái gì cho mệt) - Khối lượng vữa phụt xuống tuỳ theo chiều sâu lớp bùn lắng dưới đáy cọc và phạm vi mở rộng đáy cọc do áp lực nước tạo ra trong quá trình thổi rụa Thôi mai tôi viết tiếp, mệt quá. Mai tôi post cho các bác mấy cái ảnh và một số trường hợp gặp phải khi rửa đáy. (bọn tôi đã gặp phải rồi) Bai bai The Work is temporaries only, Knowledge is forever
profilmuoibon14
RobertDum
Xin lổi các bạn nhé, cho tôi hỏi cọc khoan nhồi tiếng Mỹ hay tiếng Pháp là gì vậy? Thổi rửa mà các bạn nói có phải là jetting không?
RobertDum
MichelPurn
Cọc khoan nhồi là Drilled-Shaft pile
MichelPurn
viet toan 12
??? Vậy chử nhồi đâu ra vậy?.. chịu thua.
viet toan 12
DonaldMi Tiếng Pháp là : pieux en béton armé à base élargie. Khi thi công, người ta khoan đất bằng một vít lớn, và cho một xy-lanh có đường kính vừa sát với cái lỗ khoan, xy-lanh để bảovệ thành lỗ không bị vỡ khi nhồi. Sau đó ta đổ bê-tông tươi (rất khô) vào lỗ và dùng chày (tiết diện tròn, len vào trong xy-lanh) để đầm cho chặt, lớp đầu ta đầm cho đầu cọc lớn ra (đường kính bằng 1,5 đường kính cọc), và sau đó cứ đỗ từng đoạn khoảng 1-3 lần đường kính và đầm. Các bạn xem lại có giống cọc khoan nhồi ở Việt-nam không? Ðây là phương pháp có bằng sáng chế (nay đã hết hạn) của hãng Pieux Franki tại Bỉ.
DonaldMi
profilmuoibon14
Hmm, cười một mẽ. Cám ơn Hien Nghiem, anh Thu...
profilmuoibon14
sieunhangiambeo Hi Sinhvienmoi, Tôi cũng có câu hỏi tương tự như bạn :-). Tôi đoán là cast-in-place drilled piles/pier, tương tự như Fundex hoặc Tubex piles ở USA.
sieunhangiambeo
noithatap
Tên cọc khoan nhồi có nhiều loại, tên được goi theo công nghệ tạo lỗ và đổ bê tông. Chung nhất cho cọc khoan nhồi, Tiếng Anh gọi là "Bored Pile" cho cọc từ đường kính 800 trở lên, Mỹ gọi là "cast-in-place pile" cho các loại cọc từ 300 trở lên, tạm dịch là cọc thi công và đổ bê tông tại chỗ. Tiếng Anh cọc từ 300 -800 là "small diameter bored pile", tiếng Mỹ cũng có tên như vậy. Còn cọc từ 60-300 cả Anh và Mỹ đều gọi là "Micropile" (tạm dịch là vi cọc), tiếng Anh có thêm tên gọi "root pile" là dịch từ tiếng Italia "pali radice". Cọc mà Bác Thu nói là loại cọc khoan khô, tiếng Anh gọi là "Auger_cast pile", Mỹ gọi là "Flight auger pile", nhưng kiểu đổ bê tông và giữ thành thì khác, giữ thành thì ống chống ngắn hơn không đặt hết chiều sâu cọc, còn kiểu đổ bê tông bác Thụ tả thì giống cọc đá đầm của mấy ông Mỹ. Chắc còn nhiều tên gọi khác nhau nữa, ai biết thì bổ xung giùm.
noithatap
muadem116
Xin phép góp chuyên cũ Cái cọc mà bác THU kể đã được áp dung từ năm 1973 để làm móng cho Nhà máy đóng tàu Giếng đáy, tỉnh Quảng ninh, gần Bãi cháy bây giờ. Lúc đó các Chuyên gia Ba Lan thiết kế và trực tiếp thi công luôn, mang cả máy sang Việt nam. Gọi là cọc Franky
muadem116
quyetthang122
Kính chào các bác! Em không phải dân chuyên về tính toán thiết kế, cũng không phải là người có kiến thức gì ghê gớm trong làng ta, nhưng nhân tiện vào topic này, thì cũng xin lạm bàn 1 ý kiến nhỏ: * Các bác đang bàn luận về hiệu quả của việc xử lý nền đất dưới mũi cọc nhồi nhằm làm tăng sức chịu tải của coc. Theo em, điều này là đúng và không còn nghi ngờ gì nữa, mặc dù thực tế thì có quá ít các công trình, dự án áp dụng phương pháp này. Tại sao thì các bác cũng đã có câu trả lời rồi, là do có quá ít minh chứng đủ sức thuyết phục và chưa được bất cứ 1 cơ quan công quyền nào trong ngành ta xác nhân. Vấn đề mà tôi muốn lạm bàn cùng các bác đó là, tại sao lại có chuyện đó, liệu có phải do ưu việt tuyệt đối của phương pháp hay còn do nguyên nhân nào khác??? Em ủng hộ ý kiến của bác mhi ở trên khi nói rằng phương pháp này có 2 mục đích, vừa làm cứng thêm nền đất bên dưới mũi cọc vừa gia cố thêm cho mũi cọc. Riêng tôi thì tôi cho rằng chỉ có tác dụng Gia cố mũi cọc. Nếu tôi nói với các bác rằng có đến 90% (nếu nói 100% thì hơi quá > ) các cọc khoan nhồi hiện đang thi công ở VN đều có chất lượng bê tông mũi cọc không đảm bảo, nói cách khác là chúng không có mũi , thì các bác nghĩ sao??? Vậy thì nếu chủ đầu tư nào bỏ thêm tiền ra để áp dụng biện pháp trên rồi cứ rung đùi tưởng ta đã áp dụng được các tiến bộ khoa học kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng, thì hoá ra chỉ là "khắc phục hậu quả" của nhà thầu thi công mà thôi. Đau hơn nữa là lại phải trả tiền cho chính những nhà thầu đó, rồi trong niềm hoan hỉ sung sướng cao độ, lại tuyên bố đầy cảm xúc rằng "chúng ta cần cảm ơn các nhà thầu, vì sự sáng tạo và thông minh của họ, đã giúp cho công trình của chúng ta đạt chất lượng mỹ mãn ... mà lẽ ra nếu như chúng ta thông tôi hơn, thì chúng ta không cần phải tốn thêm nhiều tiền đến thế" > Vài lời mạn phép, mong các bác cho ý kiến !
quyetthang122
profilmuoinam15 Cảm ơn anh Trung, anh đã nói đúng. Thực ra có nhiều loại cọc nhồi bê-tông, cách dùng cũng tùy theo tôi có giàn máy hay không, chiều dài của cọc có thích hợp hay không, và còn tùy theo đất (đất bùn quá sâu thì ta dùng sức ma-sát trên thành cọc, và trường hợp ngược lại thì ta dùng sức chịu trên mũi cọc). Cái chữ "nhồi bê-tông" mà các bạn dùng là muốn nói "đổ đầy bê-tông" phải không, tôi tưởng lầm là phải dùng "búa, tiếng Pháp là mouton " để dọng, đầm nó xuống. Nước Ba-lan ở gần Bỉ nên học dùng kỹ-thuật Bỉ, nhưng tôi không ngờ là họ chở luôn cả giàn máy sang Việt-Nam, có lẽ vì quyền tác giả. Bây giờ bản quyền hết hiệu lực, nếu cần thì cứ việc chế tạo ra mả xài cho thoải mái, Kỹ-sư Việt-Nam đông quá mà.
profilmuoinam15
Edwandhext
Mặc dù đã không ai dụng đến đề tài này 4 năm rồi, nhưng tôi xin lật lại hỏi thêm vài điều. 1. trong cọc khoan nhồi D1500 có 4 ống thép D55 và 1 ống thép D114 (ví dụ 1 cọc nào đó) thì 4 ống này dài hơn ống còn lại (D114) là 30 cm vậy thì nó có chức năng gì? 2. Ống D114 to hơn thì có chức năng gì? 3. Nếu áp dụng pp trên (như các bác nói) thì chọn ống nào để khoan và bơn thổi rữa... và trong việc thiết kế có cần phải dự phòng để áp dụng phương pháp trên(khi cần thiết) hay ko?
Edwandhext
Vincentpype Đó là các ống siêu âm đấy bạn . Cái ống to hơn được kết hợp lấy lõi luôn Các ống đó ko nhất thiết phải là ống thép mà có thể là ống nhựa . Thân
Vincentpype
chongthambamien.vn
Nghe nói ống nhựa thường không thẳng và hay gây sự cố là không thí nghiệm được và khó đưa mũi khoan xuống lấy mẫu! Ở Huế đã có công trình bị dính phiền phức này do nhà thầu chuyển qua ống nhựa!
chongthambamien.vn
muadem116
Xin chào! Chủ đề này rất hay nên hôm nay tôi muốn xới lại, hi vọng là chúng ta có thể đi đến tận cùng của vấn đề! Bằng những gì tôi nhận biết được tôi xin có một vài ý kiến như sau: Phương pháp thổi rửa đáy cọc khoan nhồi là một phương pháp khá tiên tiến và mang lại lợi ích kinh tế rất lớn nếu hiểu được hết bản chất của chúng. Cám ơn anh Cường đã đưa chuyên mục này lên. Tiếc rằng chuyên mục, đến thời điềm này vẫn chưa ngã ngũ. (hoặc đã ngã ngũ ở đâu đó, ai biết xin mọi người chỉ dùm) 1. Theo bạn Hoaitv “Vậy thì nếu chủ đầu tư nào bỏ thêm tiền ra để áp dụng biện pháp trên rồi cứ rung đùi tưởng ta đã áp dụng được các tiến bộ khoa học kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng, thì hoá ra chỉ là "khắc phục hậu quả" của nhà thầu thi công mà thôi. Đau hơn nữa là lại phải trả tiền cho chính những nhà thầu đó, rồi trong niềm hoan hỉ sung sướng cao độ, lại tuyên bố đầy cảm xúc rằng "chúng ta cần cảm ơn các nhà thầu, vì sự sáng tạo và thông minh của họ, đã giúp cho công trình của chúng ta đạt chất lượng mỹ mãn ... mà lẽ ra nếu như chúng ta thông tôi hơn, thì chúng ta không cần phải tốn thêm nhiều tiền đến thế" ”. Sai hoàn toàn nếu ta hiểu đúng vấn đề. Tôi VD như thế này. Khi tôi thiết kế theo đúng tiêu chuẩn hiện hành thì (vd ở HN) sức chịu tải của cọc khoan nhồi D1000 là 450T, khi đó số cọc của công trình tính được là 98 cọc. Nhưng khi áp dụng phương pháp xử lý mũi cọc, SCT của cọc được lấy là 800T, khi đó tổng số cọc của công trình là 60 cọc. Kết luận: số lượng cọc giảm đi 38 cọc, nhìn vào đây thì ai cũng thấy hiệu quả của nó! Bạn Hoaitv có băn khoan gì thêm không? 2. Theo bạn mhi “Việc xử lý gia cố mũi cọc như anh là phục vụ hai mục đích thứ nhất là tăng cường chất lượng bêtông mũi cọc, thứ hai là tạo ra vùng chịu tải tốt hơn địa tầng hiện tại để nâng khả năng chịu tải. Vậy thì khi thi công trong địa tầng cát, sét... thì điều này sẽ phát huy tác dụng tốt. Còn tầng địa chất chịu tải tốt như đá vôi, sa thạch (cát kết) như ở chiều sâu 80m ở Hà nội chẳng hạn thì cường độ địa tầng chịu tải cũng đạt 500 kG/cm2 còn lớn hơn mác vữa gia cố thì không cần sử dụng nữa. Nếu có thì có lẽ phục vụ công tác chống thấm...” Ý thứ nhất thì bạn trả lời hoàn toàn đúng. Ý thứ 2 thì không hoàn toàn đúng vì đa phần các trường đáy cọc chịu áp lực nước rất lớn- bê tông được phụt xuống không đủ áp lực để di chuyển vào lỗ rỗng của tầng đất đáy cọc. Ý thứ 3 thì lại càng không đúng, vì phương pháp thổi rửa này chỉ tiến hành khi nhà thiết kế muốn tăng sức chịu tải của mũi cọc. Mà muốn tăng sức chịu tải của mũi cọc thì nền đất dưới mũi cọc phải tương đối tốt (với E khoảng >500kg/cm2. VD Cuội sỏi ở HN, hoặc nền đá ở vùng núi). 3. Về ý kiến của bạn tommy_teo “1/ Về cường độ vật liệu: Cậu TĐC bảo cường độ tối đa bê tông cọc là 6Mpa – không biết con số này ở đâu ra (cơ sở?). Cường độ bt thiết kế tối thiểu đối với cọc KN là 25-30Mpa, sử dụng chỉ 6Mpa, phải chăng là thi công kém quá. Nếu sử dụng con số này thì VN giàu nhất và cũng điên nhất thế giới nhé.” Hình như bạn không phải là dân thiết kế. Quy định về sử dụng cường độ bê tông khi tính toán cọc khoan nhồi “chỉ 6Mpa” bạn xem TCXD 205: 1998. Còn tại sao lại như thế thì tôi có thể giải thích như thế này. • Bê tông đổ trong nước, có sử dụng dung dịch nên cường độ bị giảm rất nhiều • Bê tông khi đổ đứng thì bị phân tầng, cái này theo TC cứ phải lấy giảm đi. (Tất cả những thông tin này, tiêu chuẩn của Liên Xô đề cập rất kỹ) 4. Về ý kiến của anh Cường (Trần Đức Cường)! Đến thời điểm này chắc mọi vấn đề anh đặt ra đã có kết quả. Nhưng tôi vẫn muốn có một vài ý gửi anh và mọi người tham khảo: “1. Theo các bạn công nghệ này cho phép chỉ tạo ra mũi cọc mở rộng + tựa vào cuội sỏi hoặc cát sạch hay là tạo ra một nền đất được gia cường cứng dưới mũi cọc? 2. Mũi cọc gia cố bằng VXM có đảm bảo tuổi thọ lâu dài, 100 năm chẳng hạn trong môi trường nước ngầm áp cao ở độ sâu 45-50m ở HN? 3. Quan điểm của bạn về việc thiết kế vượt tiêu chuẩn hiện hành, trong trường hợp này là vượt SCT cọc theo VL?" Câu 1 như tôi đã trả lời bạn mhi ở mục 2 Câu 2 câu này theo tôi thì sẽ không vấn đề gì. Bt phát triển cường độ rất tốt theo thời gian ở trong nước. Hơn nữa VXM cũng không khác bê tông là mấy. Có những công trình trên thế giới đã ngâm cọc dưới lòng đất mấy trăm năm rồi mà công trình vẫn đứng vững. Câu 3. Câu này nếu tranh luận đến cùng có thể dẫn đến những thay đổi lớn về hiệu quả kinh tế của đồ án thiết kế móng. Theo tiêu chuẩn của tôi thì quy định giới hạn về cường độ vật liệu sử dụng cho cọc khoan nhồi. nếu cứ theo đó thì không bao giờ Sctvl của cọc đạt như mong muốn khi thiết kế cọc có thổi rửa đáy hoặc khi thí nghiệm cọc. Nhưng theo tiêu chuẩn của Liên Xô. Thì cường độ của vật liệu làm cọc Khoan nhồi không bị giới hạn. VD: SCT cọc D1000, dùng bê tông mác 350 (B25). Thép AIII dùng 20f20. Thì Sctvl có thể lấy đến 1000T. Bạn muốn rõ hơn thì xem cuốn sách Nền và Móng – các công trình dân dụng và công nghiệp, trang 266 do GS-TS Nguyễn Văn Quảng Viết. Đây là đánh giá riêng của cả nhân tôi, có gì khác thì mời mọi người trao đổi tiếp!
muadem116
levantrai HAY.xem bài này lâu rồi,thấy hay,bây giờ xem lại mới cho được chữ HAY vào đây.
levantrai
sukem13579
Em đang thực tập tốt nghiệp phần Cọc khoan nhồi,cảm ơn các anh ,chị đã cung cấp một lượng kiến thức quý báu.Vài bữa có thắc mắc mong được giúp đỡ nhiệt tình.
sukem13579
anhtuannguyen0904 Cám ơn bài viết của bạn. Cho tôi hỏi thế thì khi truyền tải từ các tầng xuống dưới thì cọc barette và cọc khoan nhồi của phần móng như thế nào không? mà trong đó bạn nói tầng hầm là bị treo vậy cho tôi tìm hiểu với nhé.
anhtuannguyen0904
MichaelKl
sao các HUYNH không đưa ý kiến của tôi ra để cả nhà cùng nghiên cứu học hỏi?các cây đại thụ đâu rùi,TV rất tcực nữa...
MichaelKl
greent tôi có một thắc mắc nhỏ với bác mãi mãi màu xanh, cái giá trị sức chịu tải 800T là bác cũng lấy từ tiêu chuẩn hiện hành à??? bác có kết quả thí nghiệm đo được sức chịu tải cho cả 2 loại cọc có và ko có xử lý không??? Còn về hiệu quả của công nghệ này đến mức nào, phải đem so sánh bằng thí nghiệm kiểm tra thực tế (chắc phải dùng O-cell>) với hai trường hợp: trường hợp làm cọc nhồi theo đúng quy trình tiêu chuẩn (đáy cọc đã được làm sạch) và trường hợp sử dụng công nghệ làm gia cố và làm phổng mũi cọc này . tôi hiểu bác hoaitv chỉ muốn nhắc đến chuyện thi công cọc nhồi ko đảm bảo thôi, còn ko hề phủ nhận hiệu quả của công nghệ mà bác chủ topic trình bày. Rất đồng ý với bác hoaitv.
greent
suanhadthouse Gãi thế này thì sướng ko chịu nổi
suanhadthouse
taolaai
Bài viết này thật hay. Tuy nhiên, tôi vẫn mong muốn đọc thêm ý kiến của các chuyên gia thi công cọc khoan nhồi tại Hà Nội. Theo tôi nghĩ, với địa tầng đặt mũi cọc là cuội sỏi, việc làm sạch đáy là tương đối khó, và do tiến độ thi công của cả hai bên ( nhà thầu và CĐT), thì việc bổ sung thêm phương pháp làm sạch mũi cọc là cần thiết, và nên chăng, CĐT cũng không nên khắt khe về khoản chi phí này. Dù bạn có giám sát tốt dến mấy, cũng kg thể khẳng định được 100% công việc dưới lòng đất, cách ta 50-60m, luôn làm trong đêm... Rất mong các cao thủ tiếp tục chém gió thớt móc cống này
taolaai
ngoduong89
SCT của cọc nhồi tính đến hiện nay và trong thời gian sắp tới sẽ ngày càng được nâng cao do càng ngày càng có nhiều nhà thầu,trình độ,công nghệ thi công ngày càng cao và người GS hiểu nhiều hơn về thi công và thủ đoạn của nhà thầu.có những công trình đã tính SCT cho cọc 1200 dài khoảng 50m đến 1000 tấn
ngoduong89
terrydoa
Hay quá mà hôm nay tôi mới được đọc, cảm ơn các bác ạ!!!
terrydoa
dacbiet may mắn sao khi độ sâu mũi cọc của anh nằm trong lớp đất lý tưởng như anh nói. nếu mũi cọc không nằm trong lớp đất đó thì anh làm sao mà thực hiện như vậy được. nếu được vậy thì như trúng vé số độc đắc rồi anh ơi 19 19
dacbiet
BarbaraEr
Hehe trải nghiệm thú vụ dành cho sinh viên sắp ra trường đi thực tế như em.
BarbaraEr
profiltam Đây là phưong pháp bơm vữa mũi cọc (Toe Grouting). Ở dự án bên tôi, có ông chuyên gia về địa chất đang kiến nghị bỏ bơm vữa mũi cọc cho cọc đường kính D2500. phần cọc nhồi sức chịu tải của nó chủ yếu là ma sát thành bên chiếm hơn 70%. Tất nhiên là khi tiến hành bơm vữa mũi cọc với chi phí cao. Nhà thầu lại quyết định giữ lại phương án bơm vữa mũi cọc
profiltam

CÁC CÂU HỎI KHÁC CÙNG CHUYÊN MỤC:


       Khái niệm & tác dụng của Khối Móng Quy Ước?    (có 48 câu trả lời)
       Sức chịu tải của cọc vít AIT?    (có 29 câu trả lời)
       các bác tư vấn giúp em    (có 6 câu trả lời)
       Làm ơn cho tớ hỏi về vị trí đặt neo để thi công cọc ép sau    (có 5 câu trả lời)
       Kiểm tra áp lực cọc trong đài, trường hợp tâm hệ cọc không trùng tâm cột.    (có 14 câu trả lời)
       Ðề: chọn chiều sâu chôn đài    (có 13 câu trả lời)
       móng cọc khoan nhồi    (có 11 câu trả lời)
       Hỏi gấp! Khe lún cho móng cọc, có cần thiết?    (có 5 câu trả lời)
       Giảm ma sát thành bên cọc khi đang hạ cọc bằng phương pháp ép và đóng trong đất sét    (có 29 câu trả lời)
       2 cột trên 1 đài cọc nhồi    (có 40 câu trả lời)
       6 cột trên 1 đài cọc nhồi    (có 8 câu trả lời)
       ULS (Ultimate Limit State) hay SLS(Service Limit State) cho tính toán nền móng!!!HOT    (có 47 câu trả lời)
       Các bác Pro Giúp em cái móng thang máy này với!    (có 13 câu trả lời)
       Thấu kính xuất hiện trong hố khoan! :cool:    (có 16 câu trả lời)
       Cọc đã TN nén tĩnh "phá hoại" có được sử dụng lại làm móng công trình được không ?    (có 102 câu trả lời)
       Đài móng cọc nhồi 5 cọc    (có 51 câu trả lời)
       Giá thành cọc khoan nhồi    (có 8 câu trả lời)
       TN nén tĩnh cọc có lắm chuyện không ??    (có 51 câu trả lời)
       cọc khoan nhồi cách tường nhà kế bên bao nhiêu?    (có 6 câu trả lời)
       Kiểm tra khả năng chọc thủng của đài cọc?    (có 10 câu trả lời)
       Cho hỏi cách TK móng cọc dưới vách cứng    (có 8 câu trả lời)
       Hỏi sức chịu tải của cọc nhồi có phụ thuộc chiều sâu ngàm vào đá    (có 9 câu trả lời)
       Cách tính sức kháng cắt không thoát nước trung bình    (có 10 câu trả lời)
       Cách tính toán Thép trong cọc khoan nhồi.    (có 8 câu trả lời)
       BÊ TÔNG CỌC M80v TCVN 3118-93 là gì ?    (có 6 câu trả lời)
       được phép tăng 20% sct của cọc    (có 11 câu trả lời)
       Tiêu chuẩn TCVN 10304:2014 Móng cọc - Tiêu chuẩn thiết kế    (có 19 câu trả lời)
       Ống siêu âm trong cọc khoan nhồi?    (có 24 câu trả lời)
       Tiêu chuẩn Snip 2.02.03.85 Nga về Móng cọc    (có 11 câu trả lời)
       Chiều dài cọc khoan nhồi bao nhiêu là hợp lý    (có 5 câu trả lời)
       Cọc ly tâm?    (có 34 câu trả lời)
       Chỉ dẫn Cho hỏi cách TK dầm móng theo TCXDVN375:2006 (Eurocode 8)!    (có 78 câu trả lời)
       Bơm vữa bít ống siêu âm cọc khoan nhồi?    (có 16 câu trả lời)
       Phương pháp tính toán và thiết kế cọc khoan nhồi?    (có 53 câu trả lời)
       Làm ơn cho tớ ý kiến về móng cọc nhà 5 tầng    (có 16 câu trả lời)
       TT TK móng cọc, mỗi đài có 1 hoặc 2 cọc đỡ cột?    (có 45 câu trả lời)
       Allowable axial load or Material axial load?    (có 6 câu trả lời)
       Tải trọng tiêu chuẩn phân phối lên cọc?    (có 6 câu trả lời)
       Móng cọc đóng, ép hay khoan nhồi    (có 39 câu trả lời)
       Gia cường móng cọc    (có 9 câu trả lời)
       Sự cố khi thi công và thiết kế cọc ép-lỗi do ai?    (có 11 câu trả lời)
       Cắt cọc bê tông ly tâm UST?    (có 57 câu trả lời)
       Ép cọc như thế nào là đúng    (có 9 câu trả lời)
       Cho hỏi kết cấu móng này    (có 8 câu trả lời)
       PIT cọc khi đã có đài    (có 22 câu trả lời)
       Về máy ép cọc thủy lực 2 xi lanh.    (có 8 câu trả lời)
       Hướng tới thiết kế đài móng tối ưu    (có 17 câu trả lời)
       Quan niệm lấy tổ hợp Tiêu chuẩn tính số lượng cọc !    (có 8 câu trả lời)
       Độ mảnh của cọc và cốt thép cọc?    (có 8 câu trả lời)
       xử lí đầu cọc khi cốt cắt đầu cọc thấp    (có 9 câu trả lời)
        ... Xem thêm



     "Công ty TNHH Xây dựng và nội thất Phương Vinh, và Văn phòng Kiến trúc Phương Anh là doanh nghiệp hàng đầu về lĩnh vực thiết kế kiến trúc, thiết kế nội thất và thi công tại Hải Phòng. Chất lượng các công trình do chúng tôi thiết kế đã mang lại uy tín và sự tin tưởng của khách hàng hơn 15 năm qua. Sự hài lòng của gia chủ là niềm vui của đội ngũ kiến trúc sư chúng tôi."

Công ty TNHH Xây dựng và Nội thất Phương Vinh

Văn phòng Kiến trúc Phương Anh

Địa chỉ: Số 2A phố Phụng Pháp - Đằng Giang - Ngô Quyền - Hải Phòng
Hotline:
       KTS. Mr.Tuấn Anh 0901.291.666
       KTS. Mrs.Phương 085.88.355.88
       KTS. Mr.Thành 0912.308.118
Fanpage: facebook.com/maukientrucdep/



back to top