Hỏi đáp / Thiết kế móng cọc
Cọc ép vào nền đá phong hóa. - Tư vấn Kết cấu, BTCT, thi công xây dựng

  Cọc ép vào nền đá phong hóa.

     Chào các bác. Tôi đang thiết kế một công trình ở Bắc Giang, vì gặp đá nên công tác khảo sát dừng ở độ sâu khoảng 9m. Phương án móng tôi sử dụng cho công trình là cọc ép 30x30. Hiện tại tôi đang lấy sức chịu tải theo kinh nghiệm cho cọc là 60T. Bây giờ tôi muốn kiểm tra lại sức chịu tải cho cọc theo điều kiện địa chất và để tính toán chiều dài cọc khi nền địa chất phía dưới là đá, vì vậy tôi mong các bác trên diễn đàn giúp tôi giải quyết vấn đề này được không ạ. Hiện tại tôi tham khảo một số sách thì chưa thấy tìm thấy công thức tính chiều dài và sức chịu tải khi cọc chống vào đá phong hóa. Mong các bác ra tay giúp đỡ. Tôi gửi kèm file địa chất theo dưới đây, các bác nghiên cứu rồi trao đổi nhé
Có 25 câu trả lời!!
Có thể bạn chưa biết: Chiêm ngưỡng mặt tiền nhà ống 3 tầng đẹp khiến ai cũng phải ngoái nhìn!!
profil7
Chào loveHT Tôi đã xem qua các file bạn gửi, và tôi thấy có vấn đề trong file hinh trụ, chúng không ăn khớp với hiện trường, vì: nếu là đá phong hóa có RQDtừ 20 đến 45% thì bạn không thể thí nghiệm xuyên đi hết 45cm được, nó rất cứng để mũi xuyên đi được hết chiều dài, còn nếu cố tình đóng tạ thì có 2 chuyện: 1 là gãy mũi xuyên, 2 là xoắn vỏ đỗ vì mũi giắt sâu vào đá (nhưng vẫn không đi hết được 45 cm đâu) ở chỗ nào tôi không biết chứ miền Trung tôi đã đóng thử rất nhiều lần chưa bao giờ đóng được, thông thường chỉ đi được 15cm là kịch kim, còn lại búa hay bị chối, hiện tượng này giống như việc bạn gõ sắt vào sắt vậy. Vì vậy bạn hãy yêu cầu khảo sát địa chất xem xét lại hồ sơ cấp cho bạn. thứ 2 là tôi đã xem phần thí nghiệm, tuy chỉ có giá trị trung bình của mẫu đá nhưng rõ ràng là đá này có thể đem nén được, do đó, bạn chỉ việc tính toán SCT của cọc theo R bão hòa thôi (do nước ngầm nằm trên độ sâu xuất hiện đá) còn về công thức thì đã có rồi, chắc bên thiết kế sẽ có người nào đó giúp bạn về công thức. Vài ngu ý, xin mọi người chém tiếp
profil7
tontai
Vâng, tôi cảm ơn bác đã trả lời. Theo tôi được biết thì RQD (Rock Quality Designation) dùng để đánh giá chất lượng đá. Đối với đá có chỉ số RQD<50 thì được xem như loại đá Xấu. như vậy với loại đá này thì chiều sâu ngàm cọc vào nền đá là 1-2D có thỏa mãn không? Nếu sâu hơn thì khi thi công có cần khoan dẫn không? Nếu tính toán sức chịu tải của cọc theo tính chất cơ lý của đất thì ở đây tôi lấy R bão hòa =61daN/cm2 có được không? Thi công cọc ép vào đá có cần cấu tạo gia cố đầu mũi cọc? Khi có kết quả thí nghiệm nén tĩnh nếu không đạt đến SCT tính toán thì có cần ép sâu thêm vào nền đá không ạ? Mong các bác quan tâm trả lời giúp tôi
tontai
nguyentrungata
cái này chắc bạn lại phải nhờ cụ Ngọc rùi, cụ ấy hiểu và biết khá nhiều cả về ký thuật lẫn văn hóa nghệ thuật, riêng món cọc thì tôi nghĩ là cụ ý dư sức trả lời. Địa chỉ cụ ý: ngoc_ibstopt@yahoo.com
nguyentrungata
profilmuoibon14
Cọc mà ép xuyên cát là rất khó và sẽ còn khó hơn khi ép xuyên đá kể cả là đá phong hóa. Nếu sử dụng phương pháp đóng cọc thì người ta khống chế dừng đóng bằng độ chối cho phép để đảm bảo khả năng chịu tải ở mũi cọc và không bị gãy cọc. Nếu sử dụng là cọc khoan nhồi thì người ta quy định mũi cọc ngàm vào 1 - 2 D. Nếu là cọc ép thì điều kiện dừng ép sẽ như là khi cọc ép vào cát mà thôi. Mấy hôm nay đọc cái topic này thấy có vẻ bạn chưa có nhiều kinh nhgiệm cùng với trí tưởng tượng về cọc ép. Với cọc ép và đá, không biết làm sao mà để có thể cho nó đâm thủng vào đá được đến 0,5 D chứ chưa nói đến chuyện 1 - 2 D như bạn đã viết. Với cọc ép và cọc đóng, việc quy định mũi cọc phải ngàm vào đá là mấy D đó là quy định đểu bởi chẳng ai biết dưới sâu đó mũi cọc nó đang nghịch ngợm kiểu gì. Với cọc khoan nhồi, do có khoan nên người ta có thể móc cái ở dưới đáy hố lên để xem thì người ta sẽ biết là mũi khoan đã vào mấy D, để rồi từ đó sẽ cho rằng cọc sẽ ngàm vào đá từng đó D. Vậy mà không phải lúc nào cũng làm được như vậy. Nhiều khi mũi cọc khoan nhồi BT nó lại cứ chơi kiểu lửng lơ, không thèm chạm vào đáy hố khoan đấy.
profilmuoibon14
MattieHek tôi thấy tài liệu địa chất cũng ko vấn đề gì lắm, chỉ số SPT thì họ cũng biểu diễn cụ thể trong trụ rồi, họ cũng có đóng được quá 7cm đâu nên SPT chỉ để tham khảo thôi. Nếu đặt cọc được vào lớp đá này thì quá tốt, nhưng e rằng với phương pháp đóng hoặc ép thì khó lòng đưa được cọc xuyên qua cái lớp 4 trên nó. Nếu cẩn thận thì bảo các bác ks ĐC cấp thêm chi tiết mô tả sự phong hóa của tầng đá theo chiều sâu từng hố, bởi theo các trụ khoan giá trị RQD ko đều, lại báo cáo chung cho cả mấy mét đá trong khi có 1 chỗ vẫn đóng được SPT. Với tầng sét bột kết thì chắc phải hiểu là gồm đá sét kết và bột kết, nếu xen kẽ theo quy luật thường thấy thì thằng sét kết sẽ yếu hơn hẳn, rất có thể chỗ này đã phang được 45cm SPT, khi đó nên thiết kế theo từng trụ quan chứ ko nên theo mặt cắt mà họ đã tổng hợp. Anyway, với cọc 60T thì tôi nghĩ cũng ko vấn đề gì.
MattieHek
duong tang Kiến trúc Phương Anh có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực thiết kế nhà và xây nhà dân dụng. Trải qua nhiều năm phát triển, đến nay đã sở hữu hàng trăm mẫu thiết kế nhà Hải Phòng , thương hiệu uy tín từ năm 2003
Luckyman
duong tang Cảm ơn bác đã quan tâm. Như vậy trong trường hợp này tôi chọn giải pháp là cọc ép thì có khả thi không, khu vực cọc của tôi nằm ở giữa các hố trụ khoan HK6, HK7, HK8 thì có cần thiết kế chiều dài cọc cho từng khu vực hay chỉ cần tính chiều dài chung cho toàn khu. Nếu việc đặt cọc chống lên nền đá là tốt thì khi thi công có cần khoan dẫn không ạ. Tôi mới vào nghề nên rất mong các bác chỉ bảo.
duong tang
Robertbura Xem lại trụ địa chất thì thấy lớp 4 có Nspt khoảng 40 và lại không thấy các giá trị của nó khi xuống dưới sâu hơn nữa. Vì vậy, đúng như đ/c Wasabi đã có ý kiến thì sợ rằng bạn chẳng ép nổi qua lớp này đâu. Nếu móng được tựa trên lớp số 4 này thì tôi nghĩ vẫn tốt cứ gì phải cắm vào đá. Nếu bạn khoan dẫn để cố gắng bằng được cắm vào đá theo đúng chỉ đạo của nhiệm vụ chính trị thì có khi sức chịu tải của cọc lại giảm đi bởi đã làm mất sức kháng thành bên của cọc do việc khoan dẫn. Tốt nhất là bạn cứ thiết kế bừa đi rồi cho ép thử tại một số vị trí có địa chất khác nhau. Sau khi ép thử xong thì sẽ biết được nhiều thứ hơn để điều chỉnh lại thiết kế. Nhớ là khi người ta ép thử thì tôi nên có mặt ở đấy 100% thời gian nhé để quan sát và điều chỉnh kịp thời khi đang ép thử. Nếu cứ ngồi trong phòng chờ kết quả của người ta thì rất dễ bị cớm nắng.
Robertbura
nongdan Tôi là dân mới vào nghề, không biết câu này của bác là đùa hay thật Tóm lại là sẽ thí nghiệm nén tĩnh một số cọc để có kết quả thí nghiệm, từ đó có phương án điều chỉnh phải không ạ
nongdan
levantrai Trong các tiêu chuẩn quy phạm có quy định rằng phải tiến hành thí nghiệm các cọc trước khi đóng đại trà. Ngoài mục đích xác định sưc chịu tải của cọc bằng thí nghiệm nén tĩnh, việc thi công cọc thử nghiệm còn để đánh giá tính khả thi của phương pháp thi công hạ cọc. Sau khi thử nghiệm hạ cọc, tư vấn thiết kế sẽ điều chỉnh lại thiết kế. Nếu các tiêu chuẩn họ ghi cái điều này là để đùa thì ở đây tôi viết nhự vậy là cũng để đùa.
levantrai
profillinkmuoimot11
Tôi thấy chắc chắn có vấn đề về thông tin đầu vào: này nhé: ở HK1,HK2,HK3: không sao. HK4: RQD = 40% mà đóng được cả 45cm tại 7.2 - 7.65m HK6: RQD = 45% đóng SPT từ 6.0-6.45m nhưng mô tả lại là: 50/7cm Ngi ngờ ở chỗ RQD 40% trở lên lại có thể đóng được SPT đi cả hàng chục cm như thế wasabi ạ Còn Cụ Ngọc cho ý kiến như vậy rất đồng ý rùi, thi công thử, kiểm tra thực địa rồi mới cho thi công đại trà. Trong cái thi công cọc nào cũng đều viết thế cả đấy.
profillinkmuoimot11
EduardoMn Cái này có khi phải hỏi lại mấy ông khoan cái việc các ông xác định RQD như thế nào. Có khi các ông ấy cộng dồn tất cả các thỏi mẫu có chiều dài lớn hơn 1 mm. . Cũng có khi các ông đóng SPT bằng thiết bị Ếch sen.
EduardoMn
levantrai tôi thì lại ko nghi ngờ ma số liệu ở chỗ này, thường thì các bố đóng spt bằng ếch xeo không dám nghĩ tới phịa đóng vào đá và để số liệu như vậy. màu xanh - ở HK 4: có thể các khi khoan tới đoạn này đúng chỗ sét kết mềm yếu nên đóng được, sau đó thì lại bắt đầu khoan và đo được đo RQD. nếu thiên về an toàn thì có thể xếp cái đoạn đóng SPT này sang thành đất, tuy nhiên nó sẽ giảm mất mấy chục phân khoan đá, kèm theo đoạn đá phía trên SPT nữa (chênh lệch chắc vài trăm nghìn đấy). nếu đo cho riêng đoạn từ 6.4m đến hết SPT cũng dư 40% kể cả khi vứt 45cm spt đi, chưa kể ở đây các bố mô tả 40% cho toàn bộ chiều sâu đá trong hố hk4 đó. ở HK6 cũng vậy: các bố cố kiết đóng cho được SPT để cho tự tin hơn đồng thời để tính tiền thí nghiệm, thực tế đóng 7cm nhưng các bố quên không ghi lại cẩn thận trong trụ. Ngoài ra, lưu ý rằng RQD đánh giá mức độ nứt nẻ chứ không đánh giá mức cứng hay mềm của đá, thử tưởng tượng đất sét cứng đến rất cứng nếu cố coi nó là đá thì RQD có thể đo được tới 100%. Với thằng đá sét kết thì ranh giới để mô tả là đất hay đá nhiều khi rất mong manh, bản thân đá này khi tươi cũng mềm chứ chưa nói tới khi bị ngấm nước, đá có tính dai, nếu không bị nứt nẻ thì cũng khó bị bị vỡ bở quá trình khoan, nên rất dễ lấy mẫu nguyên thỏi. Hồi tôi ra trường đi theo dõi cũng máy móc cho đóng thử SPT vào loại sét kết này, kết quả rất thú vị và nó khá giống với ở đây. anyway, đã bảo SPT chỉ để tham khảo mà, hãy coi nó là số liệu để tính tiền hơn là số liệu tính toán cho thiết kế.
levantrai
hoahuongduong
Oặc, nếu SPT chỉ để tính tiền thì thôi, đằng này đem lên cho anh tôi góp ý thì phải nhắc cho bạn ý biết còn bảo vệ CĐT nữa chứ. Với lại vẫn biết là RQD theo cách nào đó là lượng lõi còn lại >10cm/1mét khoan. Nó có thể mềm đến không ngờ mà RQD vẫn cao do đá phong hóa gần hoàn toàn nhưng vẫn còn tướng đá, vân đá và các yếu tố khác của đá gốc. Tuy nhiên, Rk = 60kG/cm2 thì bạn biết rồi còn gì, quá đủ để không thể đóng đi được 45cm, thế mới bảo là exel. một trong 2 anh có vấn đề, 1 là R, 2 là SPT
hoahuongduong
ngoctrinh
chắc tầng đá đó phân tập, bột kết xen sét kết, chỗ mềm chỗ cứng. đoán thế
ngoctrinh
MrAn12345
Với địa chất như vậy không nên sử dụng móng cọc đóng hay ép vì cọc quá ngắn, sẽ rất nguy hiểm nếu công trình chịu tải trọng ngang lớn hoặc cọc chịu kéo. Nếu công trình của bạn là nhà khoảng 12 tầng trở xuống, bạn hoàn toàn yên tâm với phương án móng nông. Nếu nhà cao hơn bạn vẫn có thể thiết kế móng bè nếu nhà có tầng hầm. Chỉ trong trường hợp tải trọng quá lớn (cỡ 1000T/cột) thì hãy xem xét phương án móng cọc nhồi.
MrAn12345
inetryconydot
À, Pê vờ geo Lâu quá nhỉ, thấy đá phong hóa là nhảy vào ngay
inetryconydot
Robertol Bác Ngọc nói đúng nhưng hơi thiếu chiều sâu trong thiết kế. Lẽ ra, "làm bừa" được, nhưng phải chỉ cái cọc TN được thiết kế sao cho khi kq TN bất lợi ta có thể thiết kế lại cái đài có cọc TN 1 cách bố trí cọc mới ( trong đó dĩ nhiên có ông cọc TN) 1 cách cân xứng bình thường. Hơn nữa, còn phải căn cứ pp TN là phá hủy hay ko phá hủy cọc để chỉ định cọc TN, nếu là ép tới "chết" cọc cần làm riêng ra ngoài 1 chú cọc TN ko ăn vào đài, loại này dành cho CDT tay to thui!
Robertol
ngoctrinh Do là cọc ép nên chiều sâu của mũi cọc sẽ là nơi mà cọc không thể ép đựoc nữa. cái ông chủ topic này chưa có kinh nghiệm nên ông ấy đang định cho chiều sâu cọc ép cắm vào lớp đá phong hóa khoảng 1 đến 2 D. Kệ ông ấy cứ để cho ép. Nếu thừa thì đập cọc đi để tự rút kinh nghiệm. Nếu đã có kinh nghiệm thì chiều dài cọc ngăn hơn nhiều nhưng lúc đó đã không hỏi. Trong bài toán cọc, nhiều cọc đã đwocj phá hủy vẫn có thể sử dụng làm cọc trong công trình mà không phải thí nghiệm ngoài móng. Cái phá hủy ở đây khác với cái phá hủy mà bọn KC bên trên hiểu. Nó chỉ là phá hủy đất nền mà thôi. Tất nhiên, tải thí nghiệm cần được khống chế sao cho không bị phá hủy VL cọc. Không phải cứ thấy thí nghiệm phá hủy là lại nhăm nhăm bỏ cây cọc đó đi đâu.
ngoctrinh
profilmuoibon14
" Nó chỉ là phá hủy đất nền mà thôi" Bác nói chuẩn rồi đó, vì nếu ép cọc mà cọc bị phá hủy trước đất nền thì còn cần cọc để làm gì nữa>
profilmuoibon14
Williamon
đã là " bừa" thì sao biết phá hủy đất trước hay cọc trước với TH TN ép phá hủy!? Hì 50-50 quá, ra ngoài cho lành, CDT tay to bác ! Thực ra, bác nói đúng nhưng, bác hoặc ông nào xúi làm TN phá hủy phải chui vào đống BT mà soi đồng hồ ghi chép, thấy nó có triệu chứng ở cọc hay ở đồng hồ bắt đầu phi thì hô to " STOP" tao ra !
Williamon
dacbiet Cái này thì lại tưởng tượng theo kiểu lấy que ngoáy kem với sô cô la rồi. Phát biểu thế này thì mấy ông hay đi thí nghiệm nén tĩnh cọc các ông ấy cười cho thì ngượng lắm.
dacbiet
Robertbura
Nhưng mà đúng mà bác. Muốn xài cọc phá hủy, hoặc muốn biết chính xác khi nào cọc bắt đầu bị phá hủy để dừng kịp thời, chả có cách nào khác làm ngoài đắp chăn nằm soi đồng hồ. Khi đến cấp tải cuối, thông thường làm chu kì gia giảm tải mịn hơn để xem cái biểu đồ nó cong từ đâu, như thế sẽ bắt được SCT cọc sát thực hơn, với cọc TN phá hủy, thì sẽ biết sớm cọc phá hủy bắt đầu từ đoạn nào để dừng lại kịp thời. Vụ sập tải đối trọng với cọc TN thì ít xảy ra, nhưng vui 1 chút, tôi nhìn cái núi cao ngút ngàn ấy là tôi sợ lắm Ah, bác làm cái cọc que kem ở cảng Cái Lân đúng không ? Nếu đúng thì bác có thể liên hệ mấy ông tư vấn hàng hải để kiếm thêm việc đấy ah, chỗ đó tôi cũng thân tình chuyên làm "da đen" cho mấy bác đó , dự án hôm trước bên tôi đang làm TKCS.
Robertbura

CÁC CÂU HỎI KHÁC CÙNG CHUYÊN MỤC:


       Mong các anh giúp đỡ bp thi công    (có 61 câu trả lời)
       Xử lý móng cọc do thi công làm sai    (có 12 câu trả lời)
       Liên kết thép cọc vào đài ??    (có 22 câu trả lời)
       Thắc mắc về công thức Meyerhof    (có 10 câu trả lời)
       Bố trí thép trong móng Cọc ép (đài thấp) + cọc Khoan nhồi    (có 15 câu trả lời)
       nối cọc    (có 36 câu trả lời)
       lựa chọn PA móng trên nền địa chất Đá    (có 28 câu trả lời)
       Xử lý cọc bị vỡ như thế nào??    (có 25 câu trả lời)
       Cách tính toán toán sức chịu tải theo CPT    (có 7 câu trả lời)
       Móng Nhà Yếu !    (có 14 câu trả lời)
       Cứu: Em không hiểu sao lại thế này ???    (có 40 câu trả lời)
       Khoan cọc mới hay dùng cọc cũ.    (có 34 câu trả lời)
       Có TN nén tĩnh, sao phải tính SCT của cọc    (có 12 câu trả lời)
       Độ sâu ép cọc khi gặp đất cứng?    (có 20 câu trả lời)
       Nhờ Bác Ngọc về vấn đề basic method    (có 58 câu trả lời)
       Cọc vàng để làm gì ???    (có 25 câu trả lời)
       Làm ơn cho tớ ban ve coc BT ly tam    (có 6 câu trả lời)
       Nhờ mọi người giúp đỡ    (có 7 câu trả lời)
       Hỏi cách tạo file excel tính lún từng lớp ?    (có 7 câu trả lời)
       Chọn tiết diện cọc kinh tế?    (có 6 câu trả lời)
       Cho hỏi cách TK móng cọc dưới vách cứng    (có 8 câu trả lời)
       Hỏi sức chịu tải của cọc nhồi có phụ thuộc chiều sâu ngàm vào đá    (có 9 câu trả lời)
       Cách tính sức kháng cắt không thoát nước trung bình    (có 10 câu trả lời)
       Cách tính toán Thép trong cọc khoan nhồi.    (có 8 câu trả lời)
       BÊ TÔNG CỌC M80v TCVN 3118-93 là gì ?    (có 6 câu trả lời)
       được phép tăng 20% sct của cọc    (có 11 câu trả lời)
       Tiêu chuẩn TCVN 10304:2014 Móng cọc - Tiêu chuẩn thiết kế    (có 19 câu trả lời)
       Ống siêu âm trong cọc khoan nhồi?    (có 24 câu trả lời)
       Tiêu chuẩn Snip 2.02.03.85 Nga về Móng cọc    (có 11 câu trả lời)
       Chiều dài cọc khoan nhồi bao nhiêu là hợp lý    (có 5 câu trả lời)
       Cọc ly tâm?    (có 34 câu trả lời)
       Chỉ dẫn Cho hỏi cách TK dầm móng theo TCXDVN375:2006 (Eurocode 8)!    (có 78 câu trả lời)
       Bơm vữa bít ống siêu âm cọc khoan nhồi?    (có 16 câu trả lời)
       Phương pháp tính toán và thiết kế cọc khoan nhồi?    (có 53 câu trả lời)
       Làm ơn cho tớ ý kiến về móng cọc nhà 5 tầng    (có 16 câu trả lời)
       TT TK móng cọc, mỗi đài có 1 hoặc 2 cọc đỡ cột?    (có 45 câu trả lời)
       Allowable axial load or Material axial load?    (có 6 câu trả lời)
       Tải trọng tiêu chuẩn phân phối lên cọc?    (có 6 câu trả lời)
       Móng cọc đóng, ép hay khoan nhồi    (có 39 câu trả lời)
       Gia cường móng cọc    (có 9 câu trả lời)
       Sự cố khi thi công và thiết kế cọc ép-lỗi do ai?    (có 11 câu trả lời)
       Cắt cọc bê tông ly tâm UST?    (có 57 câu trả lời)
       Ép cọc như thế nào là đúng    (có 9 câu trả lời)
       Cho hỏi kết cấu móng này    (có 8 câu trả lời)
       PIT cọc khi đã có đài    (có 22 câu trả lời)
       Về máy ép cọc thủy lực 2 xi lanh.    (có 8 câu trả lời)
       Hướng tới thiết kế đài móng tối ưu    (có 17 câu trả lời)
       Quan niệm lấy tổ hợp Tiêu chuẩn tính số lượng cọc !    (có 8 câu trả lời)
       Độ mảnh của cọc và cốt thép cọc?    (có 8 câu trả lời)
       xử lí đầu cọc khi cốt cắt đầu cọc thấp    (có 9 câu trả lời)
        ... Xem thêm



     "Công ty TNHH Xây dựng và nội thất Phương Vinh, và Văn phòng Kiến trúc Phương Anh là doanh nghiệp hàng đầu về lĩnh vực thiết kế kiến trúc, thiết kế nội thất và thi công tại Hải Phòng. Chất lượng các công trình do chúng tôi thiết kế đã mang lại uy tín và sự tin tưởng của khách hàng hơn 15 năm qua. Sự hài lòng của gia chủ là niềm vui của đội ngũ kiến trúc sư chúng tôi."

Công ty TNHH Xây dựng và Nội thất Phương Vinh

Văn phòng Kiến trúc Phương Anh

Địa chỉ: Số 2A phố Phụng Pháp - Đằng Giang - Ngô Quyền - Hải Phòng
Hotline:
       KTS. Mr.Tuấn Anh 0901.291.666
       KTS. Mrs.Phương 085.88.355.88
       KTS. Mr.Thành 0912.308.118
Fanpage: facebook.com/maukientrucdep/



back to top