Hỏi đáp / Khảo sát địa chất, lựa chọn PA thiết kế
Chùy xuyên Vasilev? - Tư vấn Kết cấu, BTCT, thi công xây dựng

  Chùy xuyên Vasilev?

     Cả nhà cho e hỏi: Trong thí nghiệm xac định giới hạn nhão, mặt đất bị biến dạng ra sao khi chùy xuyên cắm vào? Từ đó, ta nhận xét được gì? Theo e biết, các tài liệu hiện nay đều sử dụng tnghiem của Cassagrade, chùy xuyên Vasilev thi khong thấy. Mong các a chị trả lời giúp e. E cám ơn nhiều!
Có 22 câu trả lời!!
Có thể bạn chưa biết: Khoảng cách giữa các cột nhà thường từ 4-4.5m. Nếu mặt tiền nhà rộng trên 5m thì khi thiết kế nhà nên chia thêm cột để tránh phải làm dầm, cột to thêm tốn thêm tiền.
EfrainKl
Nếu làm theo TCVN thì đa phần làm bằng chuỳ Vaseliep. Còn theo mấy ông mắt xanh mũi lõ thì dùng bát Casagrande. Làm theo Vaseliep thì nhanh hơn Casagrande. Bạn tìm mấy cuốn sách dạy thí nghiệm ấy rất đầy đủ.
EfrainKl
sieunhangiambeo
bạn tham khảo bài viết ở đường link dưới đây nhé hi vọng có ích http://www.vnulib.edu.vn:8000/dspace...dev0509-07.pdf
sieunhangiambeo
tieu sao Cam on a! Nhung sao vo link nay hok dc!
tieu sao
ArthurGip đay nè up từ máy
ArthurGip
thanhvu Tôi thấy sự chuyển đổi giữa 2 phương pháp theo tiêu chuẩn VN là không chính xác. Đợt trước có thử tính toán thì giá trị loạn hết cả!
thanhvu
profilmuoinam15 Không biết xu hướng thiết kế nhà Hải Phòng hiện nay thế nào nhỉ? Cuối năm nay mình xây nhà. Nên chọn phong cách thiết kế hiện đại hay tân cổ điển.
Luckyman
profilmuoinam15 đúng thầy ạ nếu theo công thức qui đổi trong tiêu chuẩn việt nam từ casan sang vaxi và ngược lại . Tôi đã tiến hành làm song song giữa hai phương pháp này của cùng một loại đất và thấy như thầy nói ( đây là tôi nói giữa hai PP trên thôi nhé xuyên kiểu anh tôi chưa làm bao giờ nên không dám phát biểu)
profilmuoinam15
Robertbura
cai tlieu cua a phandugdkt e da tung tham khao roi nhung khong thay đá động gì tới hiện tượng biến dạng của đất khi chùy xuyên vào, chi đưa ra các loại chùy và thông số của chúng thôi. thanks a! >
Robertbura
profillink10 Cô Nụ cũng là 1 đề tài tương tự khá lâu rồi, lâu không thấy online để chia sẻ thêm sự so sánh giữa 2 phương pháp.
profillink10
RobertDum thế à thật đáng tiếc vì bài báo này tôi đọc từ lâu nhưng không quan tâm nhiều lăm vì tôi hay làm sản xuất cái này nên tham khảo ý kiến của các thầy
RobertDum
Robertplus Để biết cái này thì bạn kiếm một ít đất sét nhào kỹ với nước. Sau đó bạn lấy cái đít kem ốc quế cắm vào bề mặt của chỗ đất này thì sẽ quan sát được bề mặt của nó. Thường thì ngay sát chỗ kem ốc quế cắm vào thì nó bị lõm xuống và sa hơn một chút thì nó lồi lên. Lúc cắm phập nó vào thì thấy nước hơi bị chảy ra một tí. Chắc bạn mới vào Diễn đàn nên chưa biết. Ở đây khi bạn hỏi về một vấn đề gì đó thì ít khi họ trả lời vào cái bạn hỏi lắm mà thường thì họ chỉ nói những cái họ biết và họ thích mà thôi. Kiểu giống như họp của mấy bà phụ nữ về bình đẳng giới thì khi phát biểu họ toàn bàn về cách sinh đẻ có kế hoạch.
Robertplus
profilmuoibay17 em thích cái hình ảnh kem ốc quế ( nhưng ý thứ hai thì tôi không đồng ý lắm vì một bài báo tôi đọc về phụ nữa đi họp về bình đẳng giới có nói về sự bình đằng trong sinh hoạt eo ơi ngượng lắm và khi bà vợ nói với chồng là tôi cũng có quyền abc thì ông chồng trợn mắt lên : đừng có linh tinh nếu không tôi đi ra ngoài 200K( theo lời thằng cha bác sỹ gì đang om xòm trên mạng) là cùng
profilmuoibay17
duancuacuon ở độ ẩm giới hạn chảy, cái biến dạng bề mặt rất nhỏ và phải tinh mắt mới dòm thấy được. Cái sự lõm xuống ở phần tiếp giáp với bề mặt chùy là do chùy xuyên nó vít xuống, còn ở rìa ngoài sẽ trồi lên chút do cái sự bảo toàn thể tích đất. Tuy nhiên cái trồi lên này thường cũng rất nhỏ và nhiều khi ... cảm giác như cái chùy xuyên lẳng lặng chìm xuống mà ko có xô đẩy đất trồi sang bên. Như vậy với đất càng dính - tương ứng với giới hạn chảy càng cao thì cái chỗ bị vít lõm xuống càng nhiều. Cũng với suy luận vậy thì đất có chảy càng cao thì càng ít bị trồi lên ở bên cạnh. Hình như với đất bụi, tính dẻo thấp thì mới có hiện tượng ra nước sau khi phập như bác NGOC_IBST bẩu thì phải. đấy là suy luận theo trí tưởng tượng phong phú và kinh nghiệm TN ít ỏi của tớ, các cô các bác làm trực tiếp thí nghiệm này chắc chắn sẽ có kinh nghiệm chi li, cụ thể hơn.
duancuacuon
thanhvu @phandungdkt 1. đọc xem chủ topic cần gì 2. ko quan tâm tới tài liệu nhưng cũng cần biết nó có thông tin mà chủ topic cần ko rồi hẵng up lên 3. nếu làm sản xuất nhiều về tn chảy này thì sẽ rất quý để có thể có trả lời cho câu hỏi ở topic này, các thầy toàn mải dậy theo sách ko có cơ hội quan sát kỹ như người làm sản xuất đâu thân mến!
thanhvu
trannguyen1602 E thanks wasabi!
trannguyen1602
CharlesEn E thấy Thầy nói đúng! Nhưng mỗi người góp 1 ý cũng tốt!
CharlesEn
DanielEi Loại này tôi làm cách đây gần chục năm rồi bác, bây giờ không làm nữa. Các công trình toàn làm ASTM hoặc BS, thả chùy ít làm lắm. Làm giới hạn chảy theo casagrande cũng hiện đại, cắm điện tự máy quay đập luôn. Còn có bộ thả chùy tự động theo tiêu chuẩn BS.
DanielEi
hoang tuan Thì tiện thể cô up bài viết so sánh 2 phương pháp xác định lên cho mọi người tham khảo đi. Khi nào quay clip nhé, cho anh trình chiếu cho SV xem. Clip về Vaxiliev anh đã có rồi!
hoang tuan
moaza12vs Bài báo của cô Nụ về quan hệ giữa các xác định giới hạn chảy của LX cũ và Tây đây, cô dạo này đang bận làm TS, con lại nhỏ nên ít online.
moaza12vs
thanhvu Bài nghiên cứu này hay quá! Tuy nhiên, theo tôi các kết luận về mối tương quan giữa độ ẩm giới hạn chảy theo anh Casagrande và anh Vaseliep này chỉ đúng cho loại đất mà cô Nụ thí nghiệm (tương đương với một vùng nào đó), nó cũng giống cái công thức trong quy trình TCVN 4197 -1995 chỉ có tính chất tham khảo. Còn để chính xác thì tập hợp mẫu cần lớn gấp nhiều lần thế này nữa. Và muốn chính xác hơn thì mỗi công trình nên làm cả 2 phương pháp rồi lập ra hàm tương quan thực nghiệm.
thanhvu
ngoduong89
Xem các bạn trao đổi về thí nghiệm xác định giới hạn chảy, xin góp thêm một số ý kiến: 1) Phương pháp xác định: Hiện nay có hai phương pháp xác định, đều được trình bày trong TCVN 4197 1995. Cách thứ nhất theo trường phái của Liên xô cũ là dùng chuỳ xuyên Vaxiliev, cách thứ hai theo trường phái phương Tây (gọi tương đối so với trước đây) dùng dụng cụ Casagrande (còn khởi đầu của phương pháp là Atterberg người Thuỵ điển, còn Casagrande là người tạo thiết bị công nghệ cũng như quy trình thí nghiệm). 2) Sự giống nhau của hai phương pháp: Giống nhau ở đây là được dựa theo định nghĩa "Độ ẩm tương ứng trạng thái từ dẻo sang chảy". Và các nhà khoa học ở hai phía cũng đưa ra kết luận là tại thời điểm này cường độ kháng cắt của các loại đất dính đều như nhau và độ ẩm tương ứng được gọi là giới hạn chảy. 3) Sự khác nhau được thể hiện ở phương pháp thí nghiệm. Nguyên lý của phương pháp Vaxiliev (gọi tắt) là dùng một chuỳ xuyên có góc mở là 30 độ, trọng lượng 76 g, cho xuyên vào đất chế bị được thay đổi độ ẩm, giá trị độ ẩm khi mũi xuyên cắm vào đất 10 mm gọi là giới hạn chảy. Có thể thấy rằng đây thực chất cũng là bài toán xác định cường độ kháng cắt, và với độ đâm xuyên và trọng lượng của thiết bị là cố định thì sức kháng cắt của các loại đất là như nhau. Nguyên lý của phương pháp Casagrande là tạo ra lực gây trượt để cho hai "mái dốc" có kích thước cố định dính vào nhau một đoạn bằng 12.7 mm bằng lực động (cho bát chứa đất rơi từ độ cao 1 cm xuống) với số lần đập là 25, độ ẩm ở thời điểm này gọi là giới hạn chảy. Ở đây cũng thể hiện cách xác định cường độ kháng cắt tạo ra bằng 25 nhát đập. Trong quá trình đập, chính cường độ kháng cắt của đất làm ngăn cản hai khối đất xích lại gần nhau. Như vậy cũng là hiện tượng xảy ra ở một giá trị cường độ kháng cắt như nhau. 4) Nhận xét: Phương pháp Vaxiliev có thể làm với hầu hết các loại đất ngay cả với cát chỉ có là kết quả không phải là cố định cho một loại đất, trong khi phương pháp Casagrande chỉ thực hiện được với đất dính. Dựa trên sự so sánh hai thí nghiệm, cá nhân tối có nhận xét phương pháp Casagrande là hợp lý hơn, được xác định đúng với mô hình vật lý tại thời điểm đất bị chảy theo đúng như tên gọi của nó, còn phương pháp Vaxiliev chỉ hoàn toàn dựa trên nguyên lý xác định thời điểm đạt giá trị cường độ kháng cắt quy định. Vì vậy khó có thể chuyển đổi giá trị xác định của một phương pháp này sang phương pháp kia như trong TCVN. Hình như phương pháp quy đổi trong TCVN là kết quả nghiên cứu của Viện KHCN Xây dựng từ xa xưa với số lượng mẫu không nhiều. Do đó nếu sử dụng giới hạn chảy để phân loại đất dính theo trường ASTM hay BS thì phải sử dụng theo phương pháp thí nghiệm tương thích là Casagrande. Còn khi thả chuỳ xuyên vào hộp đất thì biến dạng bề mặt sẽ được thể hiện theo mô hình làm việc đất dưới đáy móng nông mà mũi côn đóng vai trò của nêm gây trượt, bên cạnh mũi côn lõm xuống xa hơn thì phồng lên. Còn nếu xuât shiện nước theo tôi là hàm lượng hạt cát trong mẫu thí nghiệm là nhiều.
ngoduong89
MaroldPl Phương pháp xuyên côn theo tiêu chuẩn BS, với trọng lượng chùy xuyên 80g, thả ngập sâu trong đất 20mm cho kết quả tương tự với pp casagrande
MaroldPl

CÁC CÂU HỎI KHÁC CÙNG CHUYÊN MỤC:


       Độ ẩm của đất trong phòng TN với độ ẩm ở trạng thái tự nhiên?    (có 59 câu trả lời)
       Thí nghiệm địa kỹ thuật?    (có 10 câu trả lời)
       Cách tính toán móng trong báo cáo khảo sát địa chất CT?    (có 13 câu trả lời)
       CPT và c,phi của đất?    (có 38 câu trả lời)
       Khối lượng thể tích của đất cát?    (có 5 câu trả lời)
       Cách tính toán môdun E từ thí nghiệm CPT và cắt cánh?    (có 7 câu trả lời)
       CK0 triaxial stress path test!    (có 18 câu trả lời)
       Ý nghĩa của các hệ số áp lực đất ???    (có 18 câu trả lời)
       Xử lý số liệu cắt cánh?    (có 39 câu trả lời)
       Giải phương trình bằng phương pháp lặp?    (có 23 câu trả lời)
       Anh em có máy khoan địa chất lưu ý    (có 20 câu trả lời)
       Cách chế độ ẩm khi đầm chặt tiêu chuẩn?    (có 13 câu trả lời)
       Áp lực cố kết và áp lực NLR thặng dư?    (có 50 câu trả lời)
       Cơ học đá?    (có 21 câu trả lời)
       Học địa chất CT chuyển sang học XDDD?    (có 41 câu trả lời)
       Hệ số cố kết Cv?    (có 17 câu trả lời)
       Đất nguyên thổ, hoàng thổ...    (có 7 câu trả lời)
       Đặc Điểm địa chất thủy văn Tỉnh Hà Tây và đặc điểm trầm tích đệ tứ Tỉnh Hà Tây.    (có 6 câu trả lời)
       Quy trình thực hiện công tác khảo sát Địa chất công trình trong XD!    (có 66 câu trả lời)
       Thí nghiệm cắt trong hồ sơ địa chất?    (có 18 câu trả lời)
       Tai nạn nghề nghiệp đây, không biết đơn vị nào?    (có 11 câu trả lời)
       công thức địa chất???    (có 9 câu trả lời)
       Làm ơn cho tớ công thức kinh nghiệm (hay bảng tra nội suy) xác định Cv thông qua Wl?    (có 9 câu trả lời)
       Mọi người làm ơn cho hỏi nền đất?    (có 11 câu trả lời)
       Các tiêu chuẩn, quy phạm ngành địa chất CT-Địa kỹ thuật!    (có 13 câu trả lời)
       Khoan khảo sát Địa Chất Công Trình?    (có 18 câu trả lời)
       Phòng Las?    (có 17 câu trả lời)
       Đơn giá khoan khảo sát!    (có 9 câu trả lời)
       Ứng dụng ngôn ngữ VBA trong Excel để giải 1 số bài toán trong ĐKT    (có 29 câu trả lời)
       Tìm hiểu "Báo cáo khảo sát địa chất"    (có 7 câu trả lời)
       Robertson Soil Classification Charts    (có 9 câu trả lời)
       Kết quả thí nghiệm trậng thái của đất khác so với hiện trường.    (có 31 câu trả lời)
       Thí nghiệm mẫu đât?    (có 37 câu trả lời)
       Đất không thuận lợi cho việc XD    (có 50 câu trả lời)
       Góc ma sát trong của đất?    (có 93 câu trả lời)
       Làm ơn cho tớ chuyên đề tính toán tường chắn trọng lực theo tiêu chuẩn 22TCN272-05    (có 5 câu trả lời)
       Các điều kiện địa chất công trình ?    (có 20 câu trả lời)
       Chọn kết quả thí nghiệm nào cho phù hợp khi tính ổn định    (có 26 câu trả lời)
       từ điển địa chất!    (có 30 câu trả lời)
       TK Cải tạo mở rộng móng cọc?    (có 12 câu trả lời)
       Địa kỹ thuật    (có 15 câu trả lời)
       Xác định Hệ số cố kết Cv và hệ số thấm Kv?    (có 10 câu trả lời)
       Có thể thay thế WATERSTOP bằng nhôm    (có 15 câu trả lời)
       Phương pháp lựa chọn mảnh chìa khóa trong nghiên cứu ĐCCT    (có 12 câu trả lời)
       Áp lực tiền cố kết- đất Bình Dương    (có 82 câu trả lời)
       TN Đất sai hết cả ???    (có 71 câu trả lời)
       Thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn SPT    (có 16 câu trả lời)
       Đề xuất giải pháp móng và độ sâu dừng khoan trong khảo sát XD?    (có 29 câu trả lời)
       Việc làm ngành Địa chất công trình năm 2021?    (có 55 câu trả lời)
       Cho hỏi cách TK móng?    (có 28 câu trả lời)
        ... Xem thêm



     "Công ty TNHH Xây dựng và nội thất Phương Vinh, và Văn phòng Kiến trúc Phương Anh là doanh nghiệp hàng đầu về lĩnh vực thiết kế kiến trúc, thiết kế nội thất và thi công tại Hải Phòng. Chất lượng các công trình do chúng tôi thiết kế đã mang lại uy tín và sự tin tưởng của khách hàng hơn 15 năm qua. Sự hài lòng của gia chủ là niềm vui của đội ngũ kiến trúc sư chúng tôi."

Công ty TNHH Xây dựng và Nội thất Phương Vinh

Văn phòng Kiến trúc Phương Anh

Địa chỉ: Số 2A phố Phụng Pháp - Đằng Giang - Ngô Quyền - Hải Phòng
Hotline:
       KTS. Mr.Tuấn Anh 0901.291.666
       KTS. Mrs.Phương 085.88.355.88
       KTS. Mr.Thành 0912.308.118
Fanpage: facebook.com/maukientrucdep/



back to top