Cho hỏi cách TK móng cọc ép gặp hang karst - Tư vấn Kết cấu, BTCT, thi công xây dựng
Cho hỏi cách TK móng cọc ép gặp hang karst
Chuyện là tôi đang thiết kế công trình ở Quảng Ninh 9 tầng, phương án móng của tôi ban đầu là cọc ép 400x400 ( SCT = 60T) ép sâu 16m. Ngặt một nỗi là ở độ sâu 18m lại gặp hang karst chiều dầy từ 3-5m, hiện tại thì khoảng cách từ mũi cọc tới đỉnh hang Karst chỉ có 1-2m như thế có khi nào tải bên trên tác dụng xuống làm xập hang Karst không các bác, tôi đang hoang mang quá
Các hướng giải quyết tôi đang nghĩ tới đó là :
1. Giảm chiều dài cọc xuống ( nhưng như thế số lượng cọc sẽ tăng lên rất nhiều, có một số khu vực không bố trí được cọc ).
2. Cho khoan dẫn xuyên qua tầng karst rồi cắm vào lớp đá vôi phía dưới (chiều dài cọc lúc này khoảng 24-25m).
3. Đốt hết hồ sơ cũ đi rồi chuyển sang phương án móng khác : móng bè gia cố cọc ngắn tại vị trí có tải trọng lớn hoặc sử dụng phương án móng hộp .......
Kính mong các bậc tiền bối tư vấn giúp tôi vấn đề này với, tôi đang rất cần sử lý ngay vì CĐT đang giục nộp hồ sơ loạn lên rồi. >>>
Em rất cảm ơn và hậu tạ !!!!
Có 35 câu trả lời!!
Có thể bạn chưa biết: Khoảng cách giữa các cột nhà thường từ 4-4.5m. Nếu mặt tiền nhà rộng trên 5m thì khi thiết kế nhà nên chia thêm cột để tránh phải làm dầm, cột to thêm tốn thêm tiền.
|
|
|
Kính mong bác ngoc_ibst dành chút thời gian ghé qua topic này giúp tôi với ạ.
|
duong tang |
|
|
Theo ngu ý của em
Pa 1 theo bác nói thì ko thực hiện được
Pa 2 ép cọc sâu như vậy có đảm bảo độ mảnh của cọc không?
Có xác định được quy mô hang các tơ không ? Liệu có thể bơm bê tông xuống không
Pa3 thì xem xét về điều kiện kinh tế
|
profillinkmuoihai12 |
|
|
Tôi cũng biết một vài công trình ở Lai Châu giống trường hợp bạn sau phải chuyển cọc ép thành cọc khoan nhồi.
Việc gặp hang karst diễn biến phức tạp chắc phải chuyên gia khảo sát địa chất mới đánh giá tương đối được, bạn thử đưa địa chất lên để mọi người cùng xem.
|
hoibmtose005 |
|
|
|
JacimtoCogy |
|
|
Em rất ngại làm các công trình ở Quảng Ninh vì rất hay dính hang karst.
Em vẫn muốn giữ nguyên phương án móng cọc ép và nghĩ cách đối phó với cái hang Karst kia.
|
DanielEi |
|
|
Không biết xu hướng thiết kế nhà Hải Phòng hiện nay thế nào nhỉ? Cuối năm nay mình xây nhà. Nên chọn phong cách thiết kế hiện đại hay tân cổ điển. |
Luckyman
|
|
|
Tôi sử dụng cọc ép nên ko bơm bê tông được như cọc nhồi bạn kevotinh_90 à.
|
viet toan 12 |
|
|
Hihi làm công trình dưới Quảng Ninh gặp hang Karst là bình thường vì nó là thềm lục địa mà. Thực ra thì ở dưới QN họ vẫn ép cọc bình thường Bạn à. Cho xuyên qua hang luôn. Cái dự án khu nhà biệt thự 2 bên bến cảng Tuần Châu có chỗ Ép thì được mấy mét, có chỗ thì mất thêm mấy đốt. Bạn cũng không cần phải khoan dẫn đâu
|
williamcuong |
|
|
Ui may quá gặp được đúng địa chỉ rồi, anh đang công tác ở QN ạ, bên dưới hang Karst là đá vôi anh ạ, tôi sợ ko ép xuống đc nên phải khoan dẫn. Mặt cắt địa chất tôi đã up lên rồi đấy ạ, anh xem giúp tôi với. Cảm ơn anh !
|
Williamon |
|
|
Bạn mà không thích làm ở Quảng ninh thì cứ để đấy cho tôi làm hộ cho.
Vấn đề của bạn thì không khó bởi công trình của bạn chỉ có 9 tầng, tải trong không lớn đến mức buộc phải sử dụng cọc xuyên qua hang.
Việc cho cọc xuyên qua hang là không đơn giản. Cứ cho là cọc bạn có thể xuyên qua được hang rồi tựa vào đáy hang đi thì bạn vẫn chưa chắc được là dưới cái đáy hang đó nó có cái hang khác không. Nếu nó có hang khác thì bạn lại phải tiếp tục xuyên qua hang đó nữa và rồi lại lo sợ có hang tiếp. Túm lại thì sẽ rất tốn tiền khoan thăm dò nếu bạn sử dụng cọc rỗng để khoan trong lòng cọc. Ở đây bạn lại dùng cọc đặc để ép nên vấn đề lại càng phức tạp thêm.
Nếu tải trọng công trình không lớn như silô xi măng, silo Clinke mà chỉ là nhà 9 tầng thì hoàn toàn có thể trốn cái hang Cạc xì tơ đó được. Đó chính là phương án 1 mà bạn đã nêu. Vấn đề còn lại khi áp dụng phương án này đó là số lượng cọc sẽ tăng lên và có chỗ không bố trí được cọc do ...cọc nhiều quá.
Để giải quyết vấn đề này thì ...không khó nhưng cũng chẳng dễ. Có biện pháp, nếu áp dụng thì số lượng cọc tăng lên không như bạn đã tính mà ít hơn nhiều. Thậm chí có khi số lượng cọc vẫn như cũ hoặc có khi lại còn ít hơn cũ. Hì hì.
Biện pháp đó là bắt nền đất cùng tham gia chịu lực cùng với cọc chứ không để mỗi tôi anh cọc phải è cổ ra chịu lực. Biện pháp này có tên là móng bè và cọc làm việc đồng thời có sử dụng thiết bị kiểm soát lún.
Về cái này thì lằng nhằng lắm không viết hết ra đây được. Nếu OK thì tôi có thể tham gia thiết kế và nhận thi công cái móng này. Cái này đã áp dụng tốt cho nhà 26 tầng tại Hà nội.
Tel. 0903261365
|
thanhthuonghm |
|
|
Em cảm ơn ý kiến của anh NGOC_IBST, anh có bản vẽ công trình nào sử dụng móng bè và cọc cùng chịu lực không, anh có thể gửi vào mail để tôi tham khảo được không ạ ( nếu có file tính toán nữa thì tuyệt vời).
Mail tôi là: longnt.ktc6*
|
checkerso1 |
|
|
Tôi không giữ bản vẽ. Không có file tính toán mà tôi sử dụng phần mềm tự lập để tính toán mà thôi. Cái này tính hơi phức tạp vì phải tính lặp nhiều để tìm ra độ lún cần khống chế nhằm bắt nền đất làm việc.
|
RobbertooWig |
|
|
Theo như mặt cắt bạn đưa thì đúng là chả có cơ sở gì để xuyên hết hang cả. Tốt nhất thuê bác NGOC_IBST làm đi, rồi ăn phần trăm bác ấy lại quả, vừa nhàn vừa sướng, hehe
càng không nên tin cái thông tin mà bạn badinhtan đưa, ép cọc được qua đá vôi với RQD 60% có mà thành thánh ép, >
@badinhtan: ở Tuần Châu hình như không phải là đá vôi.
|
Philipboxy |
|
|
Không chỉ sướng như đã nêu ở trên mà sau khi làm cùng với tôi thì sẽ có thể tự làm như thế ở các công trình khác.
|
michaelyork |
|
|
Thầy có thể tiết lộ thông tin cái nhà 26 tầng đó được không ạ? nó là tòa nhà gì vậy thầy? có cái 35t vĩnh hưng áp dụng nhưng mới làm xong phần cọc thì chủ đầu tư bị bắt.
|
EduardoMn |
|
|
Thế hả. Thế mà tôi không biết. Cái 26 tầng ở đây tôi viết với ý rằng chính là cái 35 tầng này đấy.
|
GordonEt |
|
|
Hay để tôi thiết kế cho. Karsto thì tôi chưa làm bao giờ, nhưng với nhà 9 tầng, và địa chất này thì chắc là ổn
@anh ngoc_ibst: tôi nhảy vô làm miếng nhỉ
|
CharlesEn |
|
|
em vô cùng cảm ơn bác NGOC_IBST, nguyencongoanh nếu mà tôi có quyền tự quyết thì tôi thuê các bác ngay và luôn, tôi cũng ngán ngẩm lắm rồi. File tính toán móng cọc của tôi cũng hoàn thiện rồi nên tôi không muốn chuyển sang phương án khác vì tiến độ không cho phép. Móng biên tôi vẫn sd cọc ép nhưng giảm chiều dài cọc xuống 12m ( mũi cọc cách đỉnh hang Karst 3-4m), còn nhịp giữa tôi dùng móng hợp khối sd cọc khoan nhồi D600 ( SCT = 150 T) có ổn không các bác ?
|
hoahuongduong |
|
|
2 hnay Tôi bận quá lên đây mới thấy Bác có bài trả lời.
Do Tôi cũng chưa nhìn cái địa chất mà chủ Topic up lên, lên cũng không biết là cái RQD nó ra làm sao cả. Còn cái ở Tuần Châu dãy nhà cảng bên tay phải Kiến trúc bên Võ Trọng Nghĩa trong TP.HCM làm (Thiết kế chính là Arch. Takashi Niwa và Arch Kristine Braende). Kết cấu bên Tôi làm, và lại cũng lâu rồi lên Tôi cũng không nhớ địa chất của nó nữa (cuối 2009)
Em gửi Anh một cái MC địa chất ở Cột Đồng Hồ, HL-QN. Dự án trước là của PVFC nhưng giờ của bên Ocean bank thì phải. Cái KSĐC này do CIDC lập. Anh xem cái RQD của các lớp Đá vôi 4, 5, và 6 nhé
Link http://www.mediafire.com/view/jcxmaa...KS_Ha_Long.pdf
|
hoahuongduong |
|
|
Màu đỏ: Thầy ơi về lý thuyết thì kể cả cọc Ma sát cũng làm PA này Ok mà. Cái cọc của chủ Topic lúc đó cũng chỉ cần ngắn và có thể vẫn giữ được số lượng như cũ. Hoặc có thể vừa giảm chiều dài cọc, vừa giảm số lượng cọc và không cần làm móng bè
Thầy Ngọc ơi cho Tôi hỏi nhỏ. Hình dưới này do Thầy vẽ phải không ạ
http://www.mediafire.com/download/pz...ct8/Hinh_1.jpg
|
240315 |
|
|
Có sự khác nhau giữa chúng đấy. Một đằng thì bắt được cái thằng móng bè làm việc theo ý muốn thực tế tại hiện trường. Đằng kia thì chỉ bắt được nó làm việc theo ý muốn trên máy tính mà thôi.
Tôi không chắc cái hình này có phải do tôi vẽ không. Nhưng nhìn vào phong cách vẽ thì thấy Oản giống Oản, Xôi giống Xôi lắm. Hì hì.
|
jinchan |
|
|
Hihi ra là thế. Tôi đang muốn hỏi Thầy xem cái phương pháp này có làm cho móng Băng cọc được không? Nhưng xem ra thì vẫn không bằng thằng Bè cọc.
P/s: Tôi rất thích văn phong của Thầy viết (> Thầy Ngọc... Nó nịnh Tôi à... Uh mà nghe nó nịnh thì đã sao nhỉ)
|
profilmuoibon14 |
|
|
Bác lấy cái hình này đâu ra vậy ? Sao bác lại có tài liệu này thế ?
|
controlledpills |
|
|
túm lại cái công trình bạn nói ở Tuần Châu là ép cọc vào đá gì? đá vôi hay sét bột kết hay là cọc chỉ ép cọc trong đất?
Cái MC địa chất ở Cột đồng HỒ bạn gửi nhằm minh họa điều gì? với mặt cắt đó thì họ làm phương án móng gì, có ép cọc xuyên lớp đá vôi không?
màu đỏ: không nhớ mà bạn tư vấn cứ ép cọc như đúng rồi, làm tôi băn khoăn về công nghệ ép .
|
muaxanh |
|
|
Em gửi cái địa chất này lên để minh họa cái chiều sâu của các hang Karts. Địa chất của chủ Topic gửi lên mới chỉ có 27m mà cũng đã có 2 cái hang. Cái công trình này giờ nó vẫn treo. Còn móng của nó thiết kế cũ là cọc khoan nhồi có cọc đường kính lớn nhất là 1,5m, dài hơn 60m Bác ơi
Còn cái nhà ở Tuần châu thì Tôi cũng Ép nó vào đá vôi phong hóa thôi. nhưng mà nó chỉ có 2,5 Tầng nên tải không lớn. Khi Ép cọc thì nó giống với cái Tôi nói ở bên trên ấy. Hihi và thực ra nó giống kiểu " cái tăm cắm vào quả dưa hấu" đó Bác Wasabi ơi
|
test1212 |
|
|
Cái hình này Tôi lấy trong tài liệu của Thầy Ngọc. Còn tài liệu thì Tôi down trên mạng xuống Bác ơi
|
thuymo |
|
|
Mấy hnay không thấy chủ Topic vào lại. Sử dụng cọc khoan nhồi và cọc ép thì phải cấu tạo làm sao để chênh lún giữa 2 thằng này không lớn. Với lại Bạn thấy cái MC địa chất tôi đưa lên đó. Bạn để ý lớp thứ 4phân bố không đều và chứa nhiều hang Karts. Do vậy thì PA cọc nhồi của Bạn cũng chưa biết thế nào đâu. Ở dưới này có mấy công trình phải tiến hành khoan khảo sát mỗi cọc nhồi một mũi khoan nhưng không lấy mẫu mà chỉ nhằm xác định chiều dài các lớp thôi. Nhưng chi phí của các này nó cũng lớn lắm.
PA mới và hay là Bạn tìm hiểu và vận động người quyết định liên lạc với Thầy Ngọc để chuyển giao công nghệ như trên Thầy Bảo, hoặc với bên Thầy Thắng (Tadits cũ) chuyển giao công nghệ Topbase xem sao nhé. Vì dưới này bên Thầy Thắng cũng tư vấn phụ phần móng khá nhiều, trong đó có Topbase
|
DanielEi |
|
|
Em đoán mò chút... Bác Ngọc nhà tôi định dùng phương án móng Topbase trên nền cọc phải không ạ?
|
MaroldPl |
|
|
ngoài lề phát:
sau khi được bạn Badinhtan thông tin, cái công trình đang treo ở HL với thiết kế cọc nhồi tới 60 m (@badinhtan) tự nhiên thấy giật tôi. Không phải giật tôi về cái thông tin móng khủng bạn đưa, mà giật tôi về chính về giá trị thông tin của 1 báo cáo địa chất mà chúng tôi vẫn thường làm.
Việc khảo sát đánh giá Karst rất khó và phức tạp, nếu khoan không đủ dầy (dầy đến mỗi cọc một phát chẳng hạn) thì rất khó có thể kết luận hệ thống hang hốc nó phát triển thế nào. Những mặt cắt như của chủ topic đưa chẳng hạn, khi đất xen giữa đá vôi là sét pha lẫn sỏi sạn (tôi đoán liều là đất phong hóa từ chính đá vôi ra), trạng thái có chỗ dèo mềm cận dẻo chảy (SPT=4), các thông tin về vận động của nước dưới đất mà không có, chi tiết về lớp đất xen giữa đá đấy cũng ko có nốt. Liệu có thể khẳng định là cái đất đó nó vẫn mãi nằm yên ổn ở đó??? hay một ngày nào đó nó dịch đi chỗ khác rồi rỗng ra thành hang, rồi 1 ngày xấu trời nó lôi cả đất các tầng trên (nơi có cọc của bác NGOC_IBST thiết kế) xuống, rồi thiết kế của bác ấy bị bọn báo và đội ngũ xa lông lôi ra mổ xẻ, hahaha.
Nói vậy để các bác thông cảm cho cái thằng nó cứ thích thiết kế cọc khoan nhồi, khoan từng cọc tốn kém, thế thôi
PS: tham luận mang tính ... chém gió, nhưng chưa chắc sai
|
ngoctrinh |
|
|
Mổ xẻ thì mặc mổ xẻ... tại thiên tai chứ có phải tại con người đâu.... Mà cái đất phong hóa đó tan theo dòng nước chắc cũng lâu đấy bác nhỉ? Trừ khi con người ở đó sử dụng nước ngầm nhiều như ở chỗ em...
|
fordthudo1 |
|
|
Sai.Sai cơ bản. Sai không thể cứu chữa nổi.
|
240315 |
|
|
Vậy tôi là thầy bói xem voi rồi...>! Tôi thấy tò mò quá!>
|
bachtuu |
|
|
Dạ Bác Wasabi ơi. Chính vì cái từ "tốn kém" mà phải khoan như vậy đó Bác. Thiết kế thì cũng vẫn theo các hố khoan khảo sát, nhưng ôi thôi khi thi công cọc thực tế thì đổ có hơn 200m3 khối bê tông tươi vào một cái cọc theo TK là đường kính 1,2m và dài hơn 30m đó Bác ơi. Do vậy CĐT phải "cắn răng" quyết định là khoan mỗi cọc một mũi để đưa ra PA thi công hợp lý (và có vẻ là hợp lý) vì tính ra chi phí mò kim đáy bể (hay bơm bê tông lấp bể) có vẻ là không hợp lý>
|
hiepsitayto |
|
|
phải rồi, tớ nói tốn kém là tốn kém so với phương án móng của bác NGOC_IBST.
với Karst thì ngay cả việc khoan dò từng cọc cũng chưa chắc đã đánh giá được đúng tuyệt đối các tầng hang hốc mà cọc sẽ qua, đặc biệt khi kích thước cọc lớn.
|
thietkelogo |
|
|
Em dùng phương án cọc ép 400x400 chiều dài 11m , SCT = 55T, tôi đã tính toán lún và kết quả là nó tắt lún cách đỉnh hang karst 30 (cm).
Các bác cho tôi hỏi là hiệu quả kinh tế giữa hai phương án cọc ép và móng bè trên nền cọc thì cái nào hiệu quả hơn ạ ( bao gồm cả tiến độ thi công, chi phí thi công ).
Có lẽ tôi sẽ né cái hang Karst như phương án mà bác NGOC_IBST đã tư vấn ạ :-D
|
nongdan |
|