Cho hỏi cách TK Dầm thép tổ hợp theo TCXDVN 338-2005? - Tư vấn Kết cấu, BTCT, thi công xây dựng
Cho hỏi cách TK Dầm thép tổ hợp theo TCXDVN 338-2005?
- Điều 5.6.1.1 trong tiêu chuẩn TCXDVN 338-2005 hướng dẫn thiết kế sườn cứng để tăng cường ổn định cho bản bụng dầm. Theo điều khoản này thì bất luận nội lực trong dầm dù lớn hay nhỏ cũng đều phải bố trí các cặp sườn cứng ngang theo suốt chiều dài của dầm.
- Trong khí đó theo quy phạm Hoa Kỳ AISC/ASD thì sự cần thiết của việc bố trí các sườn cứng ngang phải căn cứ vào ứng suất cắt trong dầm.
Hậu quả: "Dầm thép VN" luôn có các sườn cứng ngang bố trí đều đặn theo chiều dài của dầm, còn "Dầm thép Mỹ" thì có thể không hoặc có các sườn cứng được gọi là stiffener.
Có khi nào một tiêu chuẩn được xem là sai hoặc không phù hợp với thực tế?
Có 52 câu trả lời!!
|
|
|
chủ quan duy ý trí.
tiêu chuẩn = lý thuyết + thực nghiệm
|
AnthonyGape |
|
|
Đọc kỹ lại đi.Khi độ mảnh quy ước lớn hơn 3,2 khi dầm chịu tải tĩnh,và lớn hơn 2,2 chịu tải di động mới tăng cường sườn cứng ngang.>>>
|
tontai |
|
|
Liên quan đến cái độ mảnh quy ước này thì tiêu chuẩn chỉ nói là "phải đặt sườn cứng" chứ không có một câu nào nói là "không phải đặt".
Chém gió thì cũng vừa phải thôi. Bạn mới là người phải đọc kỹ lại tiêu chuẩn nhé.
|
phuonganh12 |
|
|
Một vấn đề hay ho như thế này mà chẳng thấy ai quan tâm nhỉ. Lạ thật!
|
con voi con |
|
|
Tiêu chuẩn 338-2008 có phân biệt hai loại sườn cứng ngang và sườn cứng dọc và theo thứ tự quan trọng thì Sường ngang được đề cập trước Sườn dọc. Dù cho là Ngang hay Dọc thì nó vẫn là Sườn cứng để tăng cường cho ổn định của bản bụng dầm.
Ở đây tôi đang đề cập đến sự khác nhau giữa hai tiêu chuẩn nên muốn chém cái gì thì phải hiểu rõ về cái đó.
Đây là diễn đàn học thuật nên tôi đề nghị bạn phải thật nghiêm túc trong tranh luận!
|
hoang tuan |
|
|
Kiến trúc Phương Anh có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực thiết kế nhà và xây nhà dân dụng. Trải qua nhiều năm phát triển, đến nay đã sở hữu hàng trăm mẫu thiết kế nhà Hải Phòng , thương hiệu uy tín từ năm 2003 |
Luckyman
|
|
|
Tôi có nói gì không nghiêm túc không?Chú xem lại cách nói chuyện,tôi đang tranh luận mà chú nói tôi chém gió thì chú nghiêm túc ah?
Cái tô đỏ xem lại bài 6
|
Danielpr |
|
|
Tôi thấy thế này: Trong mục 5.6 nói Ổn định cho cấu kiện có tấm mỏng
Ta phải đặc biệt chú ý đến tấm mỏng vì trong kết cấu thép tấm và tấm mỏng khác hẳn nhau về tính toán kiểm tra ổn đinh. Tôi không biết AISC/ASD có đề cập đến việc này không vì họ đã rất kín kẻ khi yêu cầu tính theo ứng suất trong dầm.
Ví dụ tính toán kiểm tra như trong mục 5.6.1.1
lamda>3,2, với E=2100000kg/cm2; f=2100kg/cm2, tw=0,6cm thì bản bụng phải có chiều cao h>60cm.
Như vậy tính toán với bản mỏng mới cần đến việc đặt sườn theo cấu tạo và nếu tải trọng nhỏ thì có khi chỉ cần dùng thép chử I mà không cần dùng dầm tổ hơp.
|
tandc128 |
|
|
Theo AISC/ASD thì điều kiện không cần đặt sườn ngang cho dầm như sau:
1. Dầm thường: h/tw <= 380/(Fy)^0.5
2. Dầm bản tổ hợp: h/tw <= 14000/(Fy*(Fy+16.5))^0.5
Theo điều 5.6.1.1 TCXDVN 338 nếu landa>=3.2 thì bắt buộc phải bố trí sườn cứng ngang khi dầm chịu tải trọng tĩnh,....nếu ở đây được hiểu là khi landa < 3.2 thì dầm không cần phải đặt sườn ngang. Nhưng ngay sau đó tiêu chuẩn lại phán một câu:
Khoảng cách giữa các sườn cứng ngang a<=2.hw nếu landa>3.2 và a<=2.5hw nếu landa<=3.2.
Lại nữa, ở điều 5.6.1.3 quy định như sau:
Không cần kiểm tra ổn định cục bộ của bản bụng dầm khi:
- landa <= 3.5, trong trường hợp không có ứng suất cục bộ;
- landa <= 2.5, trong trường hợp có ứng suất cục bộ.
Khi đó chỉ cần đặt các sườn cứng ngang theo chỉ dẫn ở điều 5.6.1.1.
?!
|
GeraldKr |
|
|
Cho đơn vị với giá trị của Fy luôn đi bro, coi tiêu chuẩn của họ thế nào
|
profiltam |
|
|
hính như đơn vị của họ là ksi. 1ksi=0.6895 kN/cm2
thép A36 có Fy=36ksi=2480kg/cm2
|
nongdan |
|
|
Chắc nhầm rồi bro, vì nếu đúng như vậy thì dầm tổ hợp bản bụng dày 0,6cm cao 1,9m không cần đặt bản sườn
|
EduardoMn |
|
|
Theo AISC nếu ứng suất cắt trong bụng dầm vượt quá khả năng chịu cắt cho phép thì vẫn phải bố trí sườn ngang để giảm ứng suất về giá trị mong muốn. Theo tôi hiểu thì tỷ số h/tw mới chỉ là điều kiện cần, nếu ứng suất cắt trong dầm nhỏ đến mức có thể bỏ qua thì thực sự dầm không cần phải bố trí sườn ngang.
Còn theo 338 thậm chí không cần phải kiểm tra ứng suất cắt nhưng dầm vẫn phải bố trí các sườn ngang.
|
daohiepukb |
|
|
Nếu ứng suất nhỏ vậy thì khả năng dùng dầm thép tổ hợp là thấp, khi đó có thể không nên áp dụng điều 5.6.1.1, ta có thể dùng dầm thép cán nguội tiết diện nhỏ
|
profil7 |
|
|
Tôi tin là mọi tiêu chuẩn thiết kế được ban hành không vì mục đích khuyến khích các phương pháp mang tính "thủ đoạn". Nếu vì một lý do nào đó buộc bạn phải thiết kế một cái dầm tổ hợp rất lớn nhưng cái dầm đó chỉ để đỡ không khí thì bạn phải không biết làm sao mà?
|
Renatosymn |
|
|
Xin lỗi hiểu lầm ý chú.>>>
|
nongdan |
|
|
Nếu "anh" thấy chủ đề này hữu ích thì cho "chú" xin một phát "thank" đi.
|
RobbertooWig |
|
|
Thì tôi làm cái dầm bản bụng rỗng hoặc làm cái dàn chớ điên gì làm cái dầm đặc cho tốn tiền
|
ClintomEa |
|
|
Điều 5.6.1.1 TCXDVN 338:2005
Nếu không muốn đụng điều 6.5.1.1 thì ta chuyển phương án dùng dầm bụng rỗng hoặc dàn kèo hoặc áp dụng tiêu chuẩn Mễ. >>>
|
Stephenon |
|
|
Nếu đem so sánh phương án dầm bụng rỗng hoặc kèo của TCXDVN 338: 2005 với AISC 360: 2005 thì còn nhiều vấn đề hơn nữa. Theo tớ, trong các phần của TC 338, phần dầm cán nóng và tổ hợp là ít vấn đề hơn cả.
Trở lại vấn đề về bản sườn cứng stiffener, AISC tuy không bắt buộc cấu tạo với dầm độ mảnh lớn, nhưng khi thiết kế chịu cắt vẫn phải cho vào.
|
quyetthang122 |
|
|
Công thức này của bạn hơi lạ, bạn nên kiểm tra lại. Tôi dùng AISC 360: 2005 & 2010, không thấy đoạn này
|
hoangthienthu |
|
|
Dầm bụng rỗng thì dù có tính theo TC nào thì giá thành kết cấu cũng đắt hơn dầm bụng đặc, bác Trungcdc ạ.
|
duong tang |
|
|
Đọc lai 338 thì quả đúng là như vậy (tôi chỉ mới dùng 338 lúc còn đi học). Cứ lamda > 3.2 trường hợp không có lực nén cục bộ trên cánh hoặc lamda > 2.5 nếu có là bắt buộc phải có sườn gia cường bất kể nội lực như thế nào. Thiết kế như vậy quả là không hợp lý.
Tôi chưa dùng ASD nhưng có dùng Eurocode thì chỉ xin chém theo Eurocode thôi:
Eurocode cũng dùng tỷ lệ hw/tw; hf/tf để phân loại tiết diện. Nếu tỷ lệ lớn, có nguy cơ mất ổn định cục bộ thì tiết diện được xếp vào loại 4 (nếu ko thì 1, 2, 3). Khi tiết diện vào loại 4 thì hoặc bạn có thể gia cường những vùng có khả năng mất ổn định cục bộ, hoặc bạn tính toán bình thường với tiết diện hiệu quả là tiết diện đã loại đi những vùng mất ổn định.
Nhận xét thêm về 338: đọc tiêu chuẩn như lạc vào ma trận, toàn các bảng biểu hệ số, rất khó để nắm bắt được các nguyên lý kiểm tra mà hầu như phải cố mà thuộc các bước và số liệu đi kèm --> nếu không nhớ là cứ phải giữ khư khư cái tiêu chuẩn bên cạnh + khó lập file Excel tính toán + khó biến hóa, sáng tạo cho các trường hợp đặc biệt khác. Không biết các bác dùng 338 có cảm thấy như vậy không?
|
kukuca |
|
|
Tôi thấy mục đích tranh luận của bro là muốn chứng minh tiêu chuẩn 338 là không hợp lý, và từ ban đầu đến giờ bro đều cố gắng chứng minh điều này mà không thèm để ý đến các ý kiến trái chiều, điều này chẳng có ích gì cả
Có lẽ tôi diễn đạt không đúng ý lắm nhưng ý tôi là nếu đưa một cái dầm to tổ chảng ra để đỡ không khí thì tại sao ta không dùng các phương án khác rẻ tiền hợn Có thể dầm bản bụng rổng đắt tiền hơn nhưng tôi không tin không có phương án khác thay thế Tôi cũng sẽ không hiểu nổi nếu một ks thiết kế lại làm cái dầm tổ hợp thiệt to chỉ để đỡ không khí
|
DonaldMi |
|
|
Công nhận là gia công dầm bản bụng rổng đắt hơn, nhưng hình như chi phí vật liệu có giảm bớt và nó cũng khá thuận tiện khi đi các hệ thống kỹ thuật (thông gió điện nước), bác Helios có thể cho một vài ví dụ các dự án làm dầm bản bụng rổng ở VN được không ạ, đợt trước tôi có làm một cái nhà thi đấu cũng định đưa phương án này vào nhưng ở VN hơi khó kiếm được nhà máy chế tao.
|
JacimtoCogy |
|
|
Theo tôi biết thì dầm khoét lỗ khác so với dầm tổ hợp ở một số điểm sau:
- Dầm tổ hợp là tổ hợp từ thép tấm, còn dầm khoét lỗ là từ thép cán (thép H cán). Một số công trình bắt buộc phải sử dụng thép cán.
- THép cán thì có chiều cao bị giới hạn khoảng 500mm gì đó. Vì vậy khi công trình vẫn bắt buộc phải sử dụng thép cán và chiều cao dầm tính toán là 700mm thì làm cách nào. Khi đó ta có thể sử dụng dầm khoét lỗ, do cách khoét lỗ đan chéo nhau mà ta nâng chiều cao dầm khoét lỗ lên tối đa là 1.6h ban đầu.
Tài liệu về dầm khoét lỗ bạn có thể tìm hiểu thêm trong diễn đàn, bác Umy đã up.
|
xac suat |
|
|
Tôi có thể đính chính lại thế này:
- Với dầm đúc: h/tw<=2.24*(E/Fy)^0.5 thì có thể tính toán chịu cắt mà không cần bố trí sườn ngang.
- Bụng dầm tổ hợp có thể có sườn hoặc không sườn. Không cần làm sườn khi h/tw<=2.46*(E/Fy)^0.5, hoặc khi tính độ bền chịu cắt Vn với Kv=5 vẫn đảm bảo Vn >= ứng suất cắt.
cụ thể hơn: (Ứng suất cắt trung bình f=V/d.tw) <= (độ bền chịu cắt Vn=0.6.Fy.Aw.Cv)
trong đó Cv=....Kv ; Kv=5+5/(a/h)^2 với a là khoảng cách sườn ngang
nếu trong dầm không bố trí sườn có nghĩa là a>>h => Kv=5, đây là một ý tưởng rất hay của AISC 2005.
|
hyutars |
|
|
Tôi nghĩ ta tổ hợp trước rồi cắt sau chắc không vấn đề gì chứ nhỉ, có cần thiết phải làm từ thép cán không??
|
MichaelKl |
|
|
Để viết code cho cột thép đặc theo 338-2005 thì thực ra không cần đầu mưng mủ mà chỉ cần "trâu bò" một chút bạn ah. Nhân đây tôi xin gửi bạn một bảng tính cột thép đặc được viết bằng VBA theo 338 xịn!
Bảng tính này do tôi mới lập và vẫn đang trong quá trình hoàn thiện nên chắc còn nhiều lỗi.
|
WeksizzySl |
|
|
Đây mới chỉ là bề nổi của một vấn đề phức tạp. Trong AISC người ta phân ra làm 3 loại tiết diện:
- Tiêt dien compact
- Tiêt dien noncompact
- Tiêt dien phân t5 mnh (slender-element section)
Mỗi loại có một yêu cầu về ổn định riêng. Mỗi loại có một cách tính ổn định riêng.
|
noithatap |
|
|
Theo kinh nghiệm của tôi thì việc thiết kế dầm thép chủ yếu được quyết định bởi khả năng chịu mô men chứ không phải lực cắt. Ngoài ra với những kết cấu đòi hỏi độ cứng ngang lớn như khung nhà công nghiệp có cầu trục nặng thì yêu cầu hạn chế chuyển vị là quyết định, khi đó, nếu chủ đầu tư yêu cầu sử dụng khung thép tiền chế thay cho dàn kèo thì tiết diện của dầm sẽ khá lớn so với yêu cầu của nội lực.
Điều mà tôi muốn diễn giải ở đây là đối với những kết cấu phổ biến như khung chịu mô men thì yếu tố lực cắt thường là thứ yếu, tuy nhiên tiêu chuẩn thiết kế của ta lại yêu cầu tính toán chịu cắt cho dầm một cách ngặt nghèo đến mức khó hiểu. Chân lý thì chỉ có một, trong khi tiêu chuẩn của ta yêu cầu hàn nhì nhằng những thanh sườn ngang vào bụng dầm thì tiêu chuẩn nước ngoài lại không bắt buộc. Là một kỹ sư kết cấu chẳng lẽ chúng ta lại không khỏi băn khoăn về vấn đề này, chẳng lẽ chúng ta luôn coi tiêu chuẩn đã ban hành là kinh thánh?!
|
tontai |
|
|
Cả 2 cách đều được bác Trungcdc ạ, nhưng cách bạn Maldini nói tiết kiệm và được áp dụng rộng rãi hơn.
Đúng như bác nói, ưu điểm chính của dầm bụng khoét lỗ (cellular beam, khác với OWSJ) là cho phép các thiết bị, hệ thống đường ống, bus duct, HVAC đi qua mà không phải nâng cao chiều cao tầng. Có nghĩa là nếu nhà bình thường cao 70 m chỉ làm được 18 tầng thì nay có thể làm được 20 tầng. Đó là các tính toán của các KS và KTS bên này.
|
tungch46 |
|
|
Bạn Helios ở bên Nhật nên sẽ am hiểu cách làm của người Nhật hơn bọn tôi ở bên này. Theo tôi được biết thì họ có cách nối dầm không giống cách của ta, ở ta dùng bản bích còn phía họ dùng bản táp để nối cánh với cánh - bụng với bụng. Hình ảnh bên dưới sẽ phụ họa thêm cho mô tả này.
Tôi có tìm hiểu lý thuyết của Nhật nhưng cuối cùng chỉ nhận được những bảng biểu với đầy câu chữ tiếng Nhật. Nhân đây tôi xin hỏi bạn phương pháp tính mối nối dầm kiểu này của người Nhật, qua đó để mọi người có thể đánh giá được ưu nhược điểm của hai phương pháp nối dầm.
|
daohiepukb |
|
|
Bạn nói đúng, đó là connection chủ yếu trong kết cấu thép ở Nhật và ở nhiều nước. Lý thuyết tính toán của connection này dễ hiểu hơn so với cách nối dùng End plate thường gặp ở VN và trong kc nhà công nghiệp.
Theo đó: Bu lông chỉ chịu cắt.
Cánh dầm/ cột ở mối nối được tính toán chịu block shear/ shear như bình thường.
Kiểu liên kết này dễ bố trí bu lông và tiết kiệm không gian hơn giải pháp End plate, Nó cũng cho phép tạo mối nối ở vị trí nội lực nhỏ hơn so với liên kết End plate.
Nếu tôi không nhầm thì trên mạng đã có tài liệu hướng dẫn rất kỹ tính liên kết này theo TC EC3 và cuốn AISC Design Example Ver 13/ 14.
Bạn search "Bolted connection design AISC" sẽ thấy đủ tài liệu để bạn dùng.
|
Haroldser |
|
|
Tôi search vội đc 2 tài liệu này theo AISC:
|
Williamon |
|
|
Theo hình dung của tôi thì những bu lông nối cánh sẽ chịu cắt do mô men còn bu lông nối bụng sẽ chịu cắt do lực cắt. Theo cách nối dầm này, nếu tính bu lông chịu cắt đồng thời do cả mô men lẫn lực cắt thì tôi chưa thấy có một tài liệu nào hướng dẫn.
|
MattieHek |
|
|
Tại sao trong kết cấu sàn liên hợp-dầm thép thì cái bản sàn hình vuông lại là bản kê 2 cạnh nhỉ? Liệu có nguy hiểm cho dầm thép không?
|
chongthambamien.vn |
|
|
Phối hợp vec tơ của lực cắt do mô men Fm (chạy dài theo thanh) và lực cắt do lực cắt lại Fq(chạy dọc theo thanh) , hai lực cắt nầy nằm thẳng góc vuông 90° đấy.
Rút căn bình phương ra lực cắt tổng thể .
Fs = SQRT (max.Fm²+Fq²)
PS: Anh oldboy8x lúc nầy thấy trẻ hẳn, xinh trai hơn lúc trước
|
inetryconydot |
|
|
Cả 2 loại liên kết này đều là kiểu cổ điển của KC thép ở khắp nơi. Một số điểm khác nhau:
- Liên kết kiểu splices bulong chỉ chịu cắt. Nếu sử dụng bulong thường, không dự ứng lực, tại thời điểm chưa chịu lực đã xuất hiện góc nghiêng đáng kể giữa các thanh do khe rỗng của lỗ bulong. Góc nghiêng này có thể tính được bằng các tính toán hình học thông thường và cần kể vào trạng thái giới hạn sử dụng. Vì vậy nên dùng bulong ứng suất trước, lúc làm việc các bulong chịu cắt và cần tính toán để lực cắt nhỏ hơn lực ma sát trượt.
Kiểu End plate bulong chịu kéo và cắt đồng thời, dùng blong thường hay ứng suất trước không khác gì nhau.
- Nói chung khả năng chịu lực kiểu Splices tốt hơn End plate. Kiểu Splices có thể dễ dàng thiết kế để đạt khả năng chịu lực của tiết diện thanh (tăng lượng bulong, tăng chiều dài liên kết).
Kiểu End plate chỉ chủ yếu chịu mômen và lực cắt. Nếu có cả lực dọc thì khó thiết kế hơn, nhất là lực kéo, vì phân phối lực trong các hàng bulong trở nên phức tạp, không tuyến tính, phụ thuộc kích thước bản mã. Khả năng chịu mô men ngoài mặt phẳng không cao. Nhiều khi phải bố trí thêm các bulong phụ ngoài chiều cao tiết diện nhưng vẫn không đạt được khả năng chịu lực tối đa của tiết diện.
-Về mặt kiến trúc thì End plate có ưu thế hơn vì không chiếm không gian và khá kín đáo nếu không phải bố trí thêm bulong ngoài chiều cao tiết diện. Điều này có thể giải quyết bằng cách chọn điểm có nội lực nhỏ để thiết kế. Tôi đang làm một công trình mà tại những điểm không bao che kiến trúc sư bắt dùng End plate chứ ko được dùng Splices.
- Về lắp dựng thì kiều Splices đơn giản, dễ cân chỉnh hơn, không phải hàn. Điều này còn phụ thuộc vào thói quen từng nhà thầu nhưng một số nhà thầu tôi đã làm việc là như vậy.
|
dolkihote |
|
|
Lý thuyết tính toán chung của loại liên kết này đúng là như vậy. Momen uốn được chuyển thành 2 lực dọc ở 2 bản cánh. Lực cắt do liên kết bản bụng chịu. Lực dọc được phân phối đều trên tiết diện.
Cũng có thể phân phối mômen theo tỉ lệ mômen quán tính của bản bụng và bản cánh --> bản bụng cũng chịu một phần nhỏ mômen.
Bulong bản bụng còn chịu thêm momen lệch tâm của lực cắt.
Phương pháp tính chung là phân phối nội lực cho từng thành phần bụng, cánh. Tính toán lực cắt lớn nhất bulong phải chịu cho từng thành phần. Sau đó kiểm tra khả năng chịu cắt (trượt) của bulong, ép mặt tiết diện, ép mặt splices, cắt cục bộ, cắt block,....
|
dolkihote |
|
|
Chắc là sàn liên hợp của bạn dùng tấm tôn có sóng để làm cốp pha và tham gia tính toán của sàn. Tấm tôn này chỉ chịu lực theo phương của sóng, phân phối tải trọng cũng theo phương của sóng nên bản sàn được xem là bản kê 2 cạnh.
|
xac suat |
|
|
Nhưng theo quan điểm của tôi thì cái sàn vẫn tì lên cái dầm vuông góc với sóng chứ. Nếu coi tải trọng sàn không tác dụng lên cái dầm này thì có nguy hiểm không nhỉ?
Chưa xem thi công bao giờ, chỉ được học là dầm theo phương của sóng thì bắn chốt còn phương kia thì không.
|
arthomeviet |
|
|
Trong AISC specification có công thức tính bu lông vừa chịu cắt vừa chịu kéo đấy, bạn nên đọc cuốn đó trước.
|
trangyu lan |
|
|
Thông thường những tấm tôn sóng này chỉ chịu được tải trọng bê tông lúc thi công với nhịp < 3.0m (nhịp phổ biến là ~2m) nên những dầm vuông góc với sóng là dầm phụ, dầm song song với phương của sóng là dầm chính.
Chủ yếu tải trọng được truyền lên dầm vuông góc với sóng vì sàn làm việc theo phương này còn dầm chính được tính với tải trọng tập trung của các dầm phụ truyền lên.
|
viet toan 12 |
|
|
Tôi rất quan tâm tới chủ đề này, nhân tiền cũng xin được hỏi luôn, bạn nào đã thiết kế một công trình 3 tầng hoàn toàn bằng kết cấu thép có thể cho tôi xin thuyết minh được không vậy. Tôi chỉ xin files pdf thôi nhé.
|
ngoduong89 |
|
|
tiêu chuẩn Mễ là chuẩn gì thế bro
|
KennethOt |
|
|
Em cũng đang thắc mắc điều này, các anh các chú có thể giải thích cho tôi hiểu được không ạ?
|
240315 |
|
|
- Dạ tôi cũng đang gặp cái vấn đề khó hiểu này. Rõ ràng là tính ra lăm da <3.2 thì nó ghi là không đặt sướn vậy mà xuống dưới nó lại gắn ngay 1 câu a<=2.5hw nếu landa<=3.2, rõ ràng là không đặt sườn thì làm quái gì có a. vậy nếu có a thì cái này là cấu tạo hay sao chẳng cịu ghi rỏ ra. Vậy máy thầy mấy anh cho tôi hỏi là tôi tính ra lăm đa <3.2 vậy dứt khoát là có đặt sườn hay là không.>
|
dutrieu |
|
|
đề nghị mọi người đọc lĩ lại đi.
ở đây người ta nói là trường hợp ngược lại khi phải làm sườn ngang thì mới có khoảng cách các sườn ngang để giảm tỉ số cạnh dài/cạnh ngắn của ô bản ( thay đổi điều kiện tựa,thay đổi loại ô bản),nhằm nâng cao ứng suất tới hạn.
nếu không tin có thể mang sách kết cấu thép 1 trang 143 ra đọc thì sẽ rõ tiêu chuẩn nói gì.
đừng vội phán
|
SpencerJalf |
|
|
nhưng cặp lực dùng để tính xích ma và tô (M,V) trung bình như trong tiêu chuẩn có nói được lấy ra từ tổ hợp nào hay từ đâu!Mn chỉ giùm,thanks
|
GeorgeEr |
|
|
Trả lời bạn
Bạn tính toán tiết diện ở vị trí nào thì xem xét cặp nội lực ở tiết diện đó. Thường lấy theo biểu đồ BAO. Cái này phải tính toán qua phần mềm hỗ trợ ví dụ như SAP, ETABS hoặc STAAD PRO.v.v...
|
Robertbura |
|