Cho em hỏi về dấu của biểu đồ lực cắt trong Sap 2000 - Tư vấn Kết cấu, BTCT, thi công xây dựng
Cho em hỏi về dấu của biểu đồ lực cắt trong Sap 2000
Em có sử dụng sap 2000 để tính toán nội lực nhưng kết quả lực cắt thu được lại ngược dấu so với lý thuyết. Mấy anh cho tôi hỏi Sap hiện thị kết quả như vậy thì có gì sai? và cách khắc phục điều đó như thế nào? (em có tìm kiếm trên diễn đàn nhưng ko có hướng dẫn hay giải thích nào cụ thể).
Có 31 câu trả lời!!
Có thể bạn chưa biết: Mẹo để tính chi phí xây nhà đơn giản và nhanh chóng nhất là: lấy báo giá xây nhà trọn gói tăng thêm 5-7% rồi nhân với diện tích xây dựng
|
|
|
So với lý thuyết quy định dấu lực cắt của Việt Nam thôi.
Người ta khuyên là khi xuất biểu đồ Shear 2-2 thì nên chọn Scale factor là hệ số âm chứ đừng để chế độ Automatic.
Không tin làm thử coi.
|
thanhthanh |
|
|
Bạn lehung.008 đang tính về cái gì có thể nói rõ hơn không,chưa biết bạn tính sai hay đúng,chưa thể kết luân Sap sai được,gửi lên đi tôi xem sao!
|
Vimcentcow |
|
|
bạn ấy lên hỏi cái trốn mất luôn rồi?
|
Enriquecem |
|
|
Sap2000 thì dấu lực cắt luôn ngược với TCVN. Khi bạn xem về lực cắt thì nên đổi ngược lại là ok.
|
muaxanh |
|
|
Đơn giản là câu trả lời đã có ở #2 rồi: dấu lực cắt trong Sap2000 là ngược với lý thuyết chúng ta học. Nếu muốn nó giống thì thêm dấu "-" vào scale factor khi xem lực cắt.
Vậy nên chủ topic ko vào nữa.
|
williamcuong |
|
|
|
Thế moment có ngược không bác nhỉ?
|
inetryconydot |
|
|
biết đâu bạn ý làm sai thì sao? phần mềm mà sao trả lời ko có bằng chứng cụ thể như vậy? hjhj
Dấu là quy ước của chúng ta thôi mà?
|
fordthudo1 |
|
|
Thử là biết ngay ấy mà..Căng phía nào thì phình phía đấy thôi.
|
AlbertgeK |
|
|
Biểu đồ và dấu mômen hoàn toàn đúng
|
MichelPurn |
|
|
Biểu đồ ở trên là biểu đồ lực cắt chứ không phải biểu đồ moment tôi thấy giá trị thì đúng nhưng dấu thì ngược hoàn toàn>.
Khi tôi chạy Sap tôi không có nhân scale factor với -1 mà kết quả vẫn đúng>, bạn có thể cho tôi thông số vật liệu của dầm là gì không để tôi chạy thử!
Đỗ Văn Trình!
|
tungch46 |
|
|
Tôi thấy dấu như vậy là đúng rồi còn gì
|
muadem116 |
|
|
Không biết ở ngoài Bắc người ta qui ước dấu như thế nào nhưng nhìn vào thì thấy lực phân bố làm căng thớ dưới dầm thì đây là moment dương khi đạo hàm ra thì lực cắt sẽ dương!
Đỗ Văn Trình!
|
ao anh xa |
|
|
Bạn ở trong Nam à. Sao ngoài Bắc lại khác trong Nam được, kiến thức là chung mà, quy ước dấu là như nhau, kiến thức trong sách thực chất tương đồng với tiêu chuẩn việt nam. Tóm lại, phần mềm SAP như bác Thuấn nói: Cái biểu đồ lực cắt và giá trị đi kèm phải đổi dấu thì phù hợp với kiến thức được học (Điều này trong sách hướng dẫn SAP có nói rõ mà)
|
viet toan 12 |
|
|
Theo bạn nói thì biểu đồ trên đã sai vì trong sap biểu đồ màu đỏ có giá trị âm mà giá trị trên biểu đồ cũng âm>,tôi nghĩ đâu phải sách nào cũng đúng nếu biểu đồ như thế nào thì giá trị cũng phải vậy cần gì phải đổi dấu phức tạp,mọi người có thể vào đây cho ý kiến không bởi vì bài này rất đơn giản giải tay cũng kiểm tra được thôi,tôi đã giải tay kiểm tra rồi!
Đỗ Văn Trình!
|
Robertplus |
|
|
Đúng như đã nêu rồi còn gì? Bài toán trên giải đúng rồi chứ còn ý kiến gì nữa? theo quy ước ở việt nam thì hình dang biểu đồ moment la dang hứng lực .
Đạo hàm moment ra lực cắt thì như vậy là biểu đồ lực cắt là đúng chứ đổi dấu cái chi nữa?
còn nếu theo biểu đồ moment nước ngoài tôi tưng thấy trên mạng thì dạng biểu đồ moment đứng về phía lực tác dụng chứ ko có hứng lực.
|
levantrai |
|
|
Đọc hết cmt của bạn tôi ko hiểu ý kiến của bạn thế nào, nhưng với tôi:
- Biểu đồ lực cắt trên sai (hai cái phản lực 2 đầu tìm ra sẽ hướng lên -> biểu đồ lực cắt phải quay ngược lại, lên giá trị cũng phải đổi dấu)
- Bạn cho rằng: Biểu đồ thế nào giá trị cũng phải vậy (điều này đúng), cần gì phải đổi dấu cho phức tạp (với sinh viên thì ko đúng tý nào, ăn 0 như chơi). Còn tất nhiên là đó là quy ước để làm nền tảng kiến thức chung, còn cái biểu đồ nội lực chỉ để biết vị trí nội lực nguy hiểm)
- Sách thì ko phải cuốn nào cũng đúng, nhưng có nhiều cuốn khá đúng đấy, bạn tự tìm hiểu đi.
- Điều còn lại ko biết bạn kiểm tra thấy thế nào?
|
Alvarogime |
|
|
Tôi cũng đồng ý với bạn là biểu đồ lực cắt trên là sai dấu, ý tôi là trong Sap biểu đồ sao thì giá trị mang dấu đó không đổi dấu gì cả!
Đỗ Văn Trình!
|
phuonganh12 |
|
|
Chúng ta quy định dấu dựa vào vị trí đứng ng quan sát, trong khi SAP sử dụng hệ tọa độ địa phương của mỗi thanh, so sánh 2 cái khác nhau như vậy thì ko thể nói cái nào sai, cái nào đúng, Riêng momen thì hình dáng biểu đồ luôn chuẩn.
|
BarbaraEr |
|
|
@Toannguyen89: Dấu lực cắt trong sap và trong giáo trình ngược nhau.
@Rừng hoa ban: đây là đề bài của em, anh thử chạy xem có giống của tôi ko? và chỉ giúp tôi cách giải quyết với, tôi đang lo sau này ko biết cái nào sẽ phải đổi dấu, cái nào ko thì chết, hihi.
>
|
jinchan |
|
|
Thế cái hình của bãn vẽ trên nó khác trong sap chỗ nào đâu. Mà bạn nói là sai
|
Robertbura |
|
|
Tôi cũng chạy rồi và kết quả cũng như biểu đồ giống hệt bạn vậy đó, phần tính tay của bạn là hoàn toàn đúng,vì vậy trong Sap thì biểu đồ lực cắt ngược dấu với tính tay nên tôi phải nhân -1 còn biểu đồ moment thì hoàn toàn trùng khớp không nhân gì cả!
Ps: Bài này mà tính tay sai thì chắc bỏ nghề mà đi học lại từ đầu thôi!
Đỗ Văn Trình!
|
williamcuong |
|
|
Cái biểu đồ lực cắt tính tay ngược dấu với tính trong Sap, bạn toannguyen89 để ý xem nhé>>!
Đỗ Văn Trình!
|
trannguyen1602 |
|
|
Vậy tôi hỏi sau này, tất cả các bài tính toán nội lực, dấu lực cắt đều phải nhân -1 hết, hay chỉ riêng bài này thôi? Có trường hợp nào dấu ko bị ngược như vậy ko ạ? Để biết chính xác thì đúng là phải kiểm tra kết quả bằng tính tay, nhưng với những đề bài phức tạp, tính tay để cho ra kết quả mất rất nhiều thời gian. Nếu tất cả dấu lực cắt trong sap bị đổi ngược lại thì ko vấn đề gì, lo nhất là có bài nó tính đúng mà ko xẩy ra trường hợp ngược dấu với lí thuyết thì lúc đó rất khó nhận ra. Cảm ơn anh đã chỉ giúp, tôi chỉ thắc mắc 1 điều đó nữa thôi.
|
AlbertDOB |
|
|
Tôi cũng chưa chắc nhưng thấy nhiều trường hợp ngược dấu vậy rồi, bạn hỏi lại Thầy hay bậc tiền bối đi trước xem sao,có gì post lên đây cho moị người biết với nhé!
Đỗ Văn Trình!
|
lightzar |
|
|
Vấn đề ở đây là do bạn khai báo trong phần mềm, chứ không thể khác nhau giữa biểu đồ trong phần mềm và biểu đồ tính tay.
|
Robertol |
|
|
cũng đang thắc mắc vấn đề này mà chưa có câu trả lời thỏa đáng
|
Charlesquew |
|
|
Cái này là do Sap là của Mỹ. Mà ta học sức bền theo Nga. Quy ước của Nga và Mỹ khác nhau. Ví dụ như ta quy ước Môment dương là căng dưới bên dưới. còn mỹ nó ở trên mới là dương.
|
Haroldser |
|
|
1) Biểu đồ cho N, Q, M cho tất cả các phần mềm, (không riêng cho SAP mà thôi) có dấu Theo định nghĩa của local coordinate System ! Vì khi viết trình lập phần mềm thì các hướng của trục X, Y, Z cố định Theo định nghĩa Toán, cơ học. (có khoãng 1970 khi phần mềm bắt đầu phát triễn)
2) Còn dấu của nội lực N, Q,M tính tay Theo công thức của thanh dầm bị cắt đôi, đã Theo định nghĩa đã có trên 200 năm của ngành xây dựng về sức bền vật liệu : Các dấu khi bi cắt đôi ra thì có hướng đối xứng lại (actio =reactio), Nguyên tắc cân bằng của vật lý lực động bằng lực phản động có hướng ngược lại.
Các bạn trẻ thời nay, đi tắc về nhanh, không thấu được căn bản! nên nhầm lẫn về định nghĩa của các định nghĩa về dấu của các biểu đồ N,Q,M. Không phải Mỹ Nga mà gần tất cả lý thuyết và phần mềm đều khác biệt nhau về định nghĩa nầy. >
|
Danielpr |
|
|
momen mà ngược dấu hả anh????????????????
momen đúng y nhau.
P:S
ngoài lực cắt, lực dọc tôi thấy cũng bị ngược lại.
P kéo là âm
|
fordthudo1 |
|