Chọn phương án móng nào lợi về lực? - Tư vấn Kết cấu, BTCT, thi công xây dựng
Chọn phương án móng nào lợi về lực?
>
>
Các bác cho tôi hỏi là trong 2 phương án bố trị cọc như trên thì phương án nào có lợi về lực hơn ạ ??
Biết cột lệch ra 500 mm.
nhà dài 17m, nhịp 5.2m, bước cột lần lượt là 4.8 ; 2.8 ; 5 ; 4.6.
theo như bên thẩm tra tk thì bảo nên ép 6 cọc quay ngang theo phương dọc nhà (hình 2) để lợi về lực vì cột lệch tâm.
Mong các bác có kinh nghiệm cho tôi biết thêm! thanks cả nhà!!!!
Có 46 câu trả lời!!
Có thể bạn chưa biết: Kiến trúc Phương Anh là đơn vị Xây nhà trọn gói Hải Phòng uy tín, chất lượng từ năm 2003. Luôn nằm trong top 3 tìm kiếm trên google.
|
|
|
PA2 thép giằng sẽ ít hơn và tải từng cọc sẽ đều nhau hơn
|
profil7 |
|
|
theo PA1 thì mấy cọc bên trong gần như có cũng như o
|
bachtuu |
|
|
Làm theo phương án 1 thì các cọc phía ngoài làm việc rất ít , ko phát huy hết được . Bạn nên chuyển thành móng băng trên hàng cọc nếu muốn làm dạng này .
Phương án 2 huy động sức chịu tải của cọc nhiều hơn -> phương án này tối ưu hơn phương án 1 của bạn đề xuất .
|
profillinkmuoihai12 |
|
|
tải cột là bao nhiêu vậy, nhìn sơ qua thì có vẽ pa2 khả thi hơn, nhưng nếu làm cái đà gân bự ra thì phương án 1 có khi lại chịu lực tốt hơn, tôi ngĩ vậy?
|
Alewohabee |
|
|
thanks cả nhà đã cho tôi thêm gợi ý
em cũng đã tham khảo 1 số anh đi trước và đã chọn PA 2 là các cọc sẽ chịu tải đều nhau hơn!
Ban đầu tôi cứ khăng khăng chọn PA 1 vì tôi nghĩ là cột lệch tâm nên chủ yếu do giằng móng DM1 chịu tải hoàn toàn và như vậy bố trí theo PA1 sẽ cho lợi về lực cho DM1 hơn là PA2.
Tuy nhiẹn khi được giảng giải và htam khảo thêm ý kiến của các bác đây nữa thì cái ngu của tôi nó lộ rõ , tôi sáng ra từ từ .... và cuối cùng thì tôi cũng đã hiểu.
|
EfrainKl |
|
|
Kiến trúc Phương Anh có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực thiết kế nhà và xây nhà dân dụng. Trải qua nhiều năm phát triển, đến nay đã sở hữu hàng trăm mẫu thiết kế nhà Hải Phòng , thương hiệu uy tín từ năm 2003 |
Luckyman
|
|
|
Tuy phương án 2 tốt hơn phương án 1, nhưng cả hai phương án trên đều không phải là phương án tốt nhất.
|
profilmuoibay17 |
|
|
bác XUAN THUY nói vậy là sao ạ ??? bác có thể giảng giải cho tôi biết được không ??
|
Danielpr |
|
|
Nối 2 cái móng đó lại với nhau, chỉ bố trí một hàng cọc sát biên, tiết kiệm đáng kể đấy.
Kiểm lại đi, chắc chỉ 8 cọc là đủ, không cần tối 12 cọc đâu, dạng nhà phố, lấy đâu ra lắm tải thế.
|
Charlesquew |
|
|
Tôi vote cho PA2, thêm phương án làm hợp khối (băng) 2 móng trục 3 trục 4 lại với nhau thì sao nhỉ?
|
StevenKl |
|
|
uhm... ý bác là nối 2 móng trục 3 & 4 lại với nhau á ?? hay là nối theo theo phương ngang ( trục A&B)??em vẫn chưa hiểu chỗ này mong bác chỉ giáo hộ
Nhà phố nhưng mà nhiều tầng thì tải nó nhiều thôi ạ hìhì
|
Alvarogime |
|
|
Bài của bác Xuan Thuy là nối 2 móng trục 3-4 với nhau mà, thế mới dẫn đến ép hàng cọc sát biên chứ phải ko bác
|
Roberter |
|
|
@donchihotte: Lần sau bác post thì cho luôn cái tải trọng chân cột, sct cọc. Điều kiện mặt bằng thi công, không gian xung quanh... Như thế anh tôi vừa hiểu rõ đầu bài vừa biết đâu lại có nhứng ý kiến hay
Brg
|
thietkelogo |
|
|
từ trục 3 đến 4 là 2.8m như thế hàng cọc sát biên của m3 và m4 đã làm thành 1 hàng rồi (không thể chen thêm 1 cọc nào nữa)
Có chăng phải nói là ghép 2 cái đài ấy lại làm 1 đài ... biết đâu có thể giảm được 1 hay 2 cọc.
|
levantrai |
|
|
Hơhơ, tất nhiên là gom cái đài trục 3&4 lại, nếu cọc lệch tâm ít, tất nhiên là giảm số lượng cọc. Việc gom đài thì ít nhất là tiết kiệm được số lẻ của cọc, ít nhất là 1 cọc, có khi 2 cọc.
Nhà ấy cho là khoảng 5 tấm, vùng chịu tải của mỗi cột chắc khoảng 4x2,5m=10m2, tổng cộng 50m2 sàn và 4x3x5=60m2 tường. Như thế là vào khoảng 50 tấn/cột tải thẳng đứng. Một cọc 25x25 đã chịu đến 40 tấn rồi (ép 80 tấn); không nên thiết kế cọc ép chưa tới hạn, vì rất dễ gặp độ chối giả, dễ lún tiếp về sau và không tận dụng hết KNCL của vật liệu. Cụm móng 3&4 có đến 12 cọc đó theo tui chỉ cần 5-6 cọc là đủ rồi. Đừng làm chủ nhà mất tiền nhiều đến thế.
|
dacbiet |
|
|
Phương án 2 tốt, đúng và hợp lý so với phương án 1 ... (thậm chí nói bỏ PA1) đó là kết quả câu trả lời theo ý tác giả
Còn phương án xử lý đẹp nhất là gộp chung móng của PA2 hoặc chỉnh đài cọc PA2 theo hình lục giác
Chưa thấy nói số tầng nhưng với nhà phố theo cách Bác XUAN THUY phán là chuẩn
|
Winmordbet |
|
|
thêm 1 phiếu cho PA2.Nhưng PA1 là móng băng thì cũng có thể ok
|
JacimtoCogy |
|
|
@to co1972nguyen: đài lục giác thì tính thế nào hả bác??
Em vẫn chưa tính cái đài lục giác bao giờ cả.
thanks cả nhà đã cho tôi ý kiến.
Đúng như bác XUANTHUY nói nhà 5 tấm, nhà dạng liên kế, 2 bên là nhà dân hết rùi ( nhà 2 bên là 1trệt 3lầu + sân thượng), dùng phương án ép neo cách 2 nhà 2 bên là 500mm.
Em đang có ý thuyết phục chủ nhà làm cọc khoan nhồi tiết diện nhỏ nhưng đang băn khoăn không biết làm sao để kiểm soát chất lượng của cọc khoan nhồi td nhỏ này.
Em có hỏi bên thi công thì họ nói là khoan đến lớp cát mới thôi. Dùng cọc D300 thép 6phi14
mọi người ai có kinh nghiệm làm cái nì rùi thì tư vấn giúp tôi với.
|
thatgia |
|
|
Theo tôi chọn phương án 2 có lợi hơn về mặt chịu lực! >
|
arthomeviet |
|
|
Tại sao Trí lại chọn phương án 1 thế! Nếu chọn PA1 thí hầu như 8 cọc phía bên trong sẽ không làm việc, chịu lực rất ít so với các cọc phía ngoài, như vậy sẽ không phát huy tác dụng mà Nếu vậy thà làm móng băng trên hàng cọc còn hơn. Phương án 2 vẫn tối ưu hơn đấy!
|
KennethOt |
|
|
Cho tôi hỏi thêm các bác nha. Cái giằng móng trong trường hợp PA2 này thì đặt thép theo kinh nghiệm như thế nào cho hợp lý.
|
duancuacuon |
|
|
Thép đặt theo tính toán chứ sao kinh nghiệm nhỉ
|
muaxanh |
|
|
Do tôi chưa biết cách tính giằng móng. Mấy cái nhà dân cứ đặt d12-16 thế thôi, tùy vào kc dầm trên nó. Nguy hiểm quá >>
|
Enriquecem |
|
|
có thể làm cọc khoan nhồi d600 được mà. d600 là mức thấp nhất mà tcvn chấp nhận.
|
Marcunst |
|
|
Hix , nhà phố mà xài cọc D 600 chắc chủ nhà nó la làng mất ^^ Nhà phố chật hẹp mà cho cái dàn khoan vào chắc nó chịu chết .
|
BrandonMr |
|
|
Phải tính chứ chú, nếu mà đặt bừa thì nguy to đấy, nhà dân hay nhà nước, nhà cao tầng hay thấp tầng thì cũng đều là nhà và nó ảnh hưởng đến mạng sống con người cũng như là cái cần câu cơm của cậu đấy. Nhà nào cũng fải tính toán cho nó hợp lý chứ , không nên chủ quan bốc thuốc bừa bãi nhé
@to colombus tư vấn cho chủ nhà ( nhà phố) mà dùng cọc d600 chắc là nó đuổi tôi đi luôn chứ bác. Nhà phố kinh phí thấp mà, đâu có dư tới nỗi dùng d600
@to Hiệp: tôi chưa biết dùng safe để tính kc đài móng,nhưng tôi cũng thích học hỏi lắm, hôm nào rảnh rỗi Hiệp chỉ tôi nhé, hehe dĩ nhiên là sẽ rượu chè tử tế
|
EfrainKl |
|
|
lấy ví dụ 1 báo giá đăng tháng 6/2010
Trích:
BÁO GIÁ THI CÔNG:
- Đơn giá thi công nhân công cọc khoan nhồi đường kính D400 : 250.000 đồng/1 mét dài cọc;
- Đơn giá thi công nhân công cọc khoan nhồi đường kính D500 : 320.000 đồng/1 mét dài cọc;
- Đơn giá thi công nhân công cọc khoan nhồi đường kính D600 : 500.000 đồng/1 mét dài cọc;
- Đơn giá thi công nhân công cọc ép ( khối lượng dưới 1000 mét dài) : 35.000 đồng/1 mét dài cọc;
- Đơn giá thi công nhân công cọc ép ( khối lượng trên 1000 mét dài) : 30.000 đồng/1 mét dài cọc;
Địa chỉ liên hệ:
Công ty Tư vấn thiết kế và Đầu tư xây dựng Thành Nam
Địa chỉ : 20/47/381 Nguyễn Khang, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.
|
Ta thử so sánh giá thành cọc 400 và 600.
về giá 500/250 = 2 lần
về vật liệu (600/400)^2 = 2.25 lần
suy ra làm cọc lớn thì lợi hơn.
Về chịu lực :
ma sát tăng 600/400 = 1.5 lần
chống mũi tăng (600/400)^2 = 2.25 lần
Thay vì làm nhiều cọc nhỏ có thể làm ít cọc lớn thì cũng đâu đến nỗi. Với nhà phố có tải trọng đủ lơn. Tải trọng các Các móng ở góc nhà cũng lên được gần 1 cọc d600 thì cũng nên làm cọc lớn chứ nhỉ. Nghĩ lại xem sao.
|
thanhthanh |
|
|
Nhà này theo tôi dùng cọc 400 là hợp lý, không biết bạn ở đâu. Ngoài hà nội giá nhân công cọc D400 là 280K/1m chưa thuế.
Thi công cọc này cũng khá đơn giản về quy trình lẫn kiểm soát. Nó khoan bằng máy mini, tùy vào địa chất, vào cát khoảng 1-2m thì dừng lại (trong quá trình khoan cát sẽ đùn lên cùng nước nên lấy mẫu được - nhìn trực quan. Sau khi đồng thống nhất điểm dừng khoan thì nó đưa mũi nạo vét xuống, sau đó thổi rửa. Thép chủ cọc tùy vào tính toán, làm đai xoắn, 1 cây thép có thể chia là 2 đoạn. Bê tông có thể mua bê tông thương phẩm sau đó trút vào máng và đổ thủ công. Biện pháp đầm thì trong quá trình đổ nó dùng cái ống đổ bê tông để đầm.
Nói chung chỉ so sánh về mặt giá thành thôi. Còn thi công cọc nhồi đường kính nhỏ này cũng đơn giản, bạn ko phải lo về chất lượng đâu.
Nếu cần để lại mail tôi sẽ cho ít ảnh về thi công nó từ lúc bắt đầu khoan đến khi kết thúc.
brg
|
rtgreter vret ẻ |
|
|
Ngoài lề xíu , có vẻ am tường về cọc nhồi đường kính nhỏ dzu hen ^^ Cái nhà cậu cũng chuyển từ cọc ép sang cọc nhồi như ý kiến của tôi rồi à ?
|
GeorgeEr |
|
|
Sẽ sao nếu địa chất quá tốt toàn cát từ trên xuống nhưng mb thi công ko ép cọc trước được. CỌc nhồi đk nhỏ có tin cậy ko?
|
dolkihote |
|
|
Dùng PA 2, PA 1 có nguy cơ bị gãy cổ móng. Thậm chí Pa 2 để an toàn nên dùng đoạn cột phụ chống từ đầu ngoài đài cọc lên đà kiềng để giảm lệch tâm cho cột chính
|
WeksizzySl |
|
|
Lạc chủ đề nhưng nhân thể hỏi bác chút.
Em có cái ctr sắp làm mà cọc D300 làm tường chắn đất. Cao độ đáy đài là cao độ đất phải đào so với đất tự nhiên khoảng 6m. Theo TK thì các cọc này khoan sát nhau (chứ ko phải tâm cọc cách nhau đúng 2D như 1 số TK khác) nhưng phần cột (b = 600) lại tiếp giáp với đất nhà bên cạnh, tức là cạnh ngoài cột không có cọc D300 chắn đất. Ở đây tôi hỏi là:
thế đào đất sâu như vậy (2 tầng hầm) thì người ta xử lý chắn đất chỗ các cột tiếp giáp như nào, với nếu móng các nhà bên toàn làm móng bè nền cát mà tôi đào sâu vậy thì cát nó chảy sang sập hết nhà người ta thì tôi xử lý thế nào? Bác hay mọi người ai có kinh nghiệm vụ này chỉ tôi phát. Tôi cảm ơn nhiều!
|
Roberter |
|
|
Địa chất tốt toàn cát thì trước tiên cần xem có cần làm cọc không đã , còn nếu phải làm cọc thì cọc ép chắc khó nhằn. Cọc nhồi đường kính nhỏ cũng không khác đường kính lớn nhiều đâu bạn. Chất lượng hoàn toàn có thể kiểm soát trong quá trình thi công mà. Có điều điều kiện thử tải không cho phép thì thiết kế cần tính toán, điều chỉnh để đưa ra sức chịu tải hợp lý thôi.
@Hiệp g: Nhà ấy chuyển sang cọc nhồi đường kính nhỏ mới khả thi, cũng đang xem rổ giá thế nào . Nhưng cái khó bây giờ là xin giấy phép, mảng chung cư mi ni này mới nên khó. Nhân tiện không biết mọi người ai có mối xin giấy phép giới thiệu tôi với ạ (nghe nói phải qua sở quy hoạch kiến trúc, rồi đến sở xây dựng )
(SPAM)
|
Stephenon |
|
|
|
Khiếp sao nhiều cọc thế, sao không làm móng 3 cọc rồi quay cái cột vuông góc với chiều dài của nhà có phải tiết kiệm hơn ko?
|
AlfomzoMl |
|
|
Anh Xuân Thủy nói đúng rồi đó. Đừng chôn tiền chủ đầu tư như vậy. EM tính sơ bộ chân cột khoảng 75t.
- Với cọc 200x200 (SCT chọn khiêm tốn ~18t) thì chỉ cần 5 cọc là OK.
- Với cọc 250x250 (SCT ---- ~35t) thì chỉ cần 3 cọc là OK.
Bạn nên xem lại nhé.
Cọc 200x200
>
Cọc 250x250
>
|
RobbertooWig |
|
|
phương án 1 làm tăng độ lệch tâm, tăng mômen uốn lên cách móng, thép nhiều hơn, bất lợi hơn.
phương án 2 chuẩn đó, có thể giảm ngang thêm dài tí nữa
|
AlfomzoMl |
|
|
Em ủng hộ ý kiến bác Xuân Thủy, nhìn lướt qua là thấy pàn có lợi hơn pán nhưng cả 2 đề phá tiền chủ đầu tư, mỗi móng 4 cọc là tối đa...các bác thiết kế lại ôm khư khư áo giáp bảo vệ cho tôi trước rồi, thế thì cần gì tư vấn thiết kế nữa....
|
profillink10 |
|