Cầu Extradose - Tư vấn Kết cấu, BTCT, thi công xây dựng
Cầu Extradose
Em mới nhận đồ án tốt nghiệp về thiết kế Extradosed Bridge và 1 cái chuyên đề là nghiên cứu chiều dài nhịp thích hợp của nó. Có mọi người ai có tài liệu về loại cầu này ko ah???
Tài liệu của tôi hiện h:
- Đề tài nghiên cứu KHCN cấp bộ 2003 : Nghiên cứu thiết kế và công nghệ thi công cầu Extradose.
- Phương án Cầu Extradose - thiết kế sơ bộ Cầu Nhật Tân
Có 27 câu trả lời!!
Có thể bạn chưa biết:
|
|
|
Về cầu extradosed thì tôi nhớ có tài liệu về chiều dài nhịp kinh tế của nó, trong khoảng 100 đến 200m là tốt nhất. Tài liệu đó còn phân tích cụ thể chiều cao hợp lý của tháp cầu, số lượng các dây cáp cần thiết, vị trí lắp đặt dây cáp sao cho kinh tế nhất (nó liên quan đến mômen, lực nén trong dầm, tháp...). Cả vấn đề lắp đặt thiết bị giảm chấn bảo vệ dây cáp (dùng bộ giảm chấn cao su thì phải)... Tiếc là tôi o có file đó ở đây, nếu cần bạn nên liên hệ với anh Lê trường XD qua số 046251888 chắc là anh ý sẽ vui lòng giúp đỡ thôi!
Chúc thành công.
Ngoài ra, tôi cũng chưa xem đề tài nghiên cứ KHCN cấp bộ mà bạn có, không biết bạn có thể cho tôi mượn xem qua thì tốt quá!
Cầu extradosed có nhiều ưu điểm hơn cầu dầm liên tục thông thường, phù hợp với giao thông đô thị, nhưng tôi thấy nó chỉ phổ biến ở Nhật bản, còn ở châu âu o thấy nói tới, o biết có đúng o, mong các bác chỉ giáo!
|
lightzar |
|
|
anh Lê mà bác nói h hình như là thầy Lê rồi .
Tài liệu của tôi là cái báo cáo NCKH cấp Bộ của anh Điệp ở Viện KHCN.
Nếu bác xem qua thì được thôi. Còn nếu xem lâu thì chắc tôi chỉ cho bác mượn photo thôi, tại tôi cũng đang đọc mà
Có j bác phone cho tôi nhé 0953364334 (em là Hùng)
|
dudung |
|
|
Bác Gary killer co tài liệu về phương án sơ bộ Cầu Nhật Tân ,em mượn photo được chứ, bác ở đâu vậy để lúc nào tôi nghé qua.
cảm ơn bác trước
|
Alewohabee |
|
|
Em nghĩ là ko photo dc bác ah. Quyển này tôi mượn bên TEDI, tôi cũng định đi photo nhưng ra ngoài hàng người ta bảo fải cắt ra mới photo được nên tôi cũng chịu. Nếu bác có máy ảnh số thì vác qua nhà tôi chụp vô tư.
DC: 7/178 - Thái Hà
trước khi qua bác phone cho tôi trước nhé (DT:0953364334)
|
plantandzombi |
|
|
không biết bác ý kiến thế nào chứ tôi thấy loại cầu này làm trong đô thị bị hạn chế tầm nhìn và khi muốn phát triển tiếp 1 cầu vượt khác mức với nó thì sẽ gặp khó khăn do chiều cao tháp cầu.
|
mucangchai |
|
|
|
Chào bạn Gàcon,
Bạn nói chí phải, cá nhân tôi không thích cầu extradosed lắm, cảm giác như nó là con lai giữa cầu dầm liên tục và cầu dây văng. Nếu như cầu dầm liên tục có thể làm được nhịp 130m (bây giờ Vĩnh Tuy là 135m do Tedi thiết kế) thì cũng đã thỏa mãn nhu cầu trong đô thị, (ngay cả vượt sông lớn như sông Hồng). Thế nhưng, cũng phải công nhận là loại cầu này cũng có những ưu điểm nổi trội, ví dụ như chiều cao dầm giảm đáng kể, kết cấu thanh thoát hơn phù hợp với đường đô thị. Tôi nếu không nhầm thì cầu vượt ngã tư sở dùng loại kết cấu này. Nhịp chính 45m, chiều cao dầm chỉ có 1m (thay đổi phù hợp với biểu đồ nội lực). Nếu ta dùng một dầm I ở đó, nhịp 40m thì chiều cao dầm chí ít cũng phải 1.9m (hiện tôi o thấy ở đâu làm dầm I nhịp 45m, có bên Đường bộ thuộc TD làm đến 42m thôi, o biết có đúng o!). Chiều cao tháp khoảng 9m, cũng vừa đủ để tạo cảm giác hoành tráng khi vào nội thành mà cũng o quá lớn. Lực nén của dây cáp làm giảm khả năng nứt của dầm, dây cáp cách xa trục trung hòa của dầm nên làm việc hiệu quả... nó cũng có tác dụng trang trí nữa,,,,. Hi vọng thời gian tới, cầu vượt Ngã tư sở sẽ sớm được hoàn thành và chúng ta có thể tự tôi có câu trả lời chính xác về vẻ đẹp cũng như hiệu quả kinh tế của loại hình kết cấu này.
(Xin lỗi vì thật ra tôi cũng không dám chắc về phương án được chọn của cầu vượt ngã tư sở, tôi chỉ dám chắc ở giai đoạn nghiên cứu cơ sở đã đưa ra phương án này để chọn lựa, híc không kịp cập nhập thông tin khổ thế đấy, bác nào biết thì hô lên một tiếng nhé! Cảm ơn nhiều!!!)
|
Donaldsor |
|
|
Chúng tôi đang có chút việc cho dự án cầu NTS. Thông tin của anh Ngayxuan là đúng đấy.
Anh nào thích làm DTN về laoij cầu Extradosed , xin mời đến gặp tôi, tôi sẽ hướng dẫn cụ thể.
Chúc thành công
NVT
|
Vincentpype |
|
|
Nó đúng là lai giữa cầu dầm liên tục và cầu dây văng, cho nên lúc đầu mới ra nó có tên là Hybird Bridge, cái tên Extradose ko biết do ai đặt lại.
Nhưng mặc dù là con lai, nó cũng chứng tỏ được nhiều ư điểm hơn "bố mẹ" nó . Các bác thử tưởng tượng xem nếu đem 1 cây cầu dây văng vào xây trong đô thị thì như thế nào ? Tất nhiên là ko thể phù hợp rồi, vì CDV có chiều cao cột tháp rất cao -> cần xây ở 1 ko gian rộng thì mới thấy được sự hùng vĩ của nó. Còn nếu đem nó vào đô thị thì tôi sợ nó "oánh" nhau chí chết với mấy thằng Hanoi, Vincom Tower mất
Cầu Extradose thì khắc phục được điểm này vì chiều cao tháp của nó = 1/10L-1/15L -> tức là khoảng 8-10m đối với nhịp 100-150m -> giải quyết được xung đột của "cha" nó với "hàng xóm láng giềng". Thêm vào đó do cột tháp chịu lực nhỏ hơn CDV rất nhiều -> có thể thiết kế nhiều kiểu dáng nghệ thuật, lạ mắt (có 1 cái ở Đài Loan thiết kế cái tháp cầu giống hệt biểu tượng của Quake )....
Còn vấn đề về cầu nhiều tầng thì tôi cũng chưa biết xử lý thế nào. Các bác cho ý kiến nhé.
Ah tiện đây tôi xin hỏi cái tháp trong CDV thì nó gọi là "TOWER" còn cái tháp của cầu Extradose thì nó gọi là "PYLON" -> có j khác nhau ko ah? Hay đấy chỉ là tên gọi thôi?
|
hiepsitayto |
|
|
Trong giao thông đô thị thì nhiều khi ta cần giải quyết vấn đề ách tắc cục bộ như ở Ngã tư sở thôi còn nếu làm nút giao thông nhiều mức thì cần phải có quy hoạch rõ ràng, có không gian ,quỹ đất đủ rộng. Tại vị trí nút như vậy thì ưu tiên hàng đầu là làm sao cho thông thoáng, người tham gia giao thông dễ dàng chuyển làn theo ý muốn và nhanh chóng rời khỏi nút giao. Tôi thấy các yếu tố hình học của tuyến lúc đấy cần được đặc biệt quan tâm chứ không phải là cứ cầu dây văng hay extradosed nên không nên phân vân quá về vấn đề này. Làm một cầu vượt trên và một hầm dưới là phù hợp, cần gì phải phức tạp vấn đề ra quá thế nhỉ!!!
|
RaymondEr |
|
|
Tôi có mấy thông tin cho các bạn tham khảo về cầu Extradose. Ở trường ĐH GTVT có anh Toản BM Cầu làm đề tài thạc sĩ về khẩu độ nhịp cho EXTradose. Còn về tính ttoán có thể hỏi anh Nghĩa ở BM TĐH TK.
|
profilmuoisau16 |
|
|
xin hỏi thầy Trung ,hiện tại tôi dang chuẩn bị làm đồ án tốt nghiệp về kết cấu Extradosed ,hiện nay đã co nhiều đồ án nói về vấn đề này rồi ,vậy thòi gian tới phải phát triển thêm vấn đề gì ,và nếu tôi làm về laọi cầu này thì có tôi có bị dẫm theo lối mòn cảu các đồ án đi trước không , và nếu tôi muốn tìm tài liệu thật đầy đủ thì liên hệ thế nào và với ạ ???rất mong thầy phản hồi sớm a.
em cám ơn thây trước.
|
Happyspringla2007 |
|
|
em đang ở đà nẵng ah.
|
CharlesEn |
|
|
Mục đích của DATN Kỹ sư là tổng hợp các kiến thức đã học suốt 5 năm để làm 1 đồ án thiết kế giả định về công trình nào đó, ví dụ cái cầu, đúng ra nó phải bao gồm từ tính toán thuỷ văn , thuỷ lực, lập lậun chứng khả thi, xét vài phương án (ví dụ 3 PA) rồi lý luận chọn1 PA và thiết kế với nội dung hơi gióng như Thiết kế cơ sở bây giờ , có tinh toán kết cấu, co vẽ , có tinh toán và thiết kế thi công. Tất nhiên mỗi thứ chỉ làm 1 mức độ nhất định cho mục đích học tập.
Vậy thì 1 Chuyên đề về cầu EXTRADOSED là quá nặng đối với SV , mà lại cần có kiến thức toàn diện chứ không nên quá tập trung vào 1 thứ roi các vấn đề rất cần cho kỹ sư thông thường thì lại bỏ qua.
Tôi nghĩ là nếu say sưa tìm hiểu về lạoi cầu E nay thì nên xin Thay giáo hướng dẫn chỉ lcho àm 1 Chuyên đề trong khoang 3 tuần lễ thôi,
Về kiến thức, có thể hiểu gần đúng là cầu này giống như 1 cầu BTCT dự ứng lực với cáp DƯL ngoài là các dây văng. Có kỹ sư thiết kế theo quan niệm rằng cho phần cầu BTCT chịu tĩnh tải, còn thêm các dây văng và cột tháp chỉ cho chịu hoạt tải và tĩnh tải phần 2. theo TC của Nhật bản thì hạn chế ứng suất trong cáp dây văng của cầu E cung y như của cáp DƯL ngoài chứ không giống hạn chế US như của cầu dây văng.
Giá anh ở Hà nội thì ta thảo luận trực tiếp và xem bản vẽ cầu thật sẽ rất tốt. Nhưng anh ở DN thì tôi sẵn sàng giúp nhưng chưa biết không biết làm sao mà cho hiệu quả. Thôi thì cứ trao đổi ở Diễn đàn này vậy.
|
tontai |
|
|
Em cũng gần được chục năm kinh nghiệm về ngành cầu ở Mỹ, nhưng mới nghe qua Extradosed Bridge sao mà thấy lạ lẫm quá chừng
Hóa ra tại vì ở Mỹ hiếm khi dùng đến loại cầu này. Như tôi vừa biết thì mới chỉ có một công trình duy nhất đang áp dụng loại cầu này ( http://www.i95newhaven.com/improve_p...xtradosed.asp), nhưng cũng mới thiết kế (bởi WWW.URS.COM) chứ cũng chưa thi công. Tôi cũng đã tham gia trong đại công trình này, nhưng chỉ được thiết kế các cầu bé bé lân cận nên rồi cũng như đui như điết > > >
Theo như tôi biết, người ta chỉ chọn loại cầu này vì không thể chọn loại khác thích hợp hơn và thường xảy ra trong thành phó hoặc gần khu đông dân cư, nơi tower không thể cao được như "bình thường" (chắc vì thế nên không gọi là tower nữa mà là pylon hay pilaster). Cầu này được chọn lựa cho công trình nêu trên cũng vì "kinh phí" thôi, và vẫn bị chê là ugly bridge. Cầu extradosed tiếng Việt tôi gọi là gì vậy các bác. Tôi cũng mê phim chưởng lắm, nên cho tôi tạm dịch theo kiểu kiếm hiệp là "Hốt thêm cho nó một thang". Quả là sắp sửa pó tay mới ra chiêu này thôi các bác nhỉ?
Khổ ghê, tôi mà bò về Việt Nam mần ăn thì học theo các bác cũng đắm đuối luôn
|
cameralenguyen |
|
|
em đang chuẩn bị làm đồ án Thạc sĩ ,vậy tôi xin hỏi thầy Tr hướng đi của đồ án đối với loại cầu E có mang tính khả thi cao không a, Thầy có thể cho tôi những lời khuyên khi tiếp cận về đề tài cầu E trong đồ án ThS không a??
|
taolaai |
|
|
1- Luôn luôn có một câu hỏi về ranh giới áp dụng hợp lý giữa PA cầu E và cầu Dây văng. Mà nhiều tài liệu NC và sách viết chỉ trả lời chung chung , cho nên với từng dự án đều phải so sánh phương án. cả về Kinh tế và kỹ thuật. Làm LACao học thì khó có số liệu kinh tế , nên anh có thể so sanh thuần túy về kỹ thuật và khối lượng các vật liệu chủ yếu (BT,CTT,CTDUL).
2- Vấn đề thiết kế hợp lý các kích thước hình học các bộ phâmn kết cấu và sơ đồ bố trí dây ( bài tóan tối ưu hóa kỹ thuật) cũng có thể còn được chú ý. Nhưng cần gắn chặt với mỗi công nghệ cụ thể, ví dụ: đúc trên đà giáo ( như cầu Ngã tư sở-Hànội) hay lắp hẫng, thì mới có ý nghĩa.
3- Phân tích khả năng chịu động đất của sơ đồ cầu E với 1 mặt phẳng dây
Tôi không quan tâm lắm đến loại cầu này nên cũng chưa nghĩ kỹ, trên đây chỉ là vài gợi ý sơ bộ thôi nhé.
|
Freddievaw |
|
|
em cam on ve nhung goi y so bo cua thay.
|
PrikoliSsSSdda |
|
|
Nếu như cầu dầm liên tục có thể làm được nhịp 130m (bây giờ Vĩnh Tuy là 135m do Tedi thiết kế) thì cũng đã thỏa mãn nhu cầu trong đô thị, (ngay cả vượt sông lớn như sông Hồng).
Hiện nay nhịp trong khoảng 150m đả trở nên phổ biến rồi thì phải. Hiện tôi đang tham gia tính cầu bắc qua sông Thames với nhịp chính 290 m
|
thanhthanh |
|
|
tôi nghĩ nếu cầu EXTRADOSED nhịp 290m thì chắc là loại cầu HYBRIc rồi chứ nếu bêtông không thì chỉ 180m là tối ưư rồi đứng không bác . bác có nhiều tài liêu về loại cầu này không upload lên cho anh tôi thamh khảo với
,bác dùng phầm mềm gì để tính toán vậy.??
|
daohiepukb |
|
|
Day la dang noi ve cau dam lien tuc kia ma, o chau Au nguoi ta cung khong thich dung extradose. Nhip 290m la do dieu kien bac buoc ve kien truc va quy hoach thoi (lam cau dau phai khi nao cung dua dieu kien kinh te len hang dau dau). Cai nay cung gan nhu coi la Hybridge vi giua nhip duoc su sung Be ton nhe de giam trong luong .
|
test0032 |
|
|
trong quá trình làm đồ án tốt nghiệp về cầu Ex tôi có một số thắc mắc sau xin nhờ các thầy, các anh chỉ giùm:
- Khổ cầu 8+2*1.5, chiều rộng mặt cầu là 15m
- Cầu gồm 3 nhịp 103.5+170+103.5m
- Tháp cao 13.7 m tính từ mặt cầu, được lên kết cứng với dầm chủ sau đó đặt lên tru.
- Hai mặt phẳng dâu, mối mặt phẳng gồm 12 dây hai bên, tổng cộng có 48 dây( loại 32tao15.2mm)
---------
Qua tham khảo tải liệu tôi được biết có hai hướng thết kế, một là dây văng được căng trước có thể tới 0.8fpu, hai là được điều chỉnh như cầu dây văng
Thắc mắc của tôi ở chỗ, việc căng trước dây văng với một hệ số 0.45;0.5 hay 08fpu được chọn phụ thuộc vào cái gi? thực ra đối với mỗi kết cấu nếu căng với hệ số lớn sẽ làm xuất hiện mô men dương tại đỉnh trụ trong quá trình thi công. Vậy phải chọn hệ số như nào cho hợp lý. và căn cứ vào cái gì?
- Trong đồ án trên tôi đã căng cáp với hệ số 0.55fpu, chuyển vị lớn nhất tại giữa nhịp là 30cm---- điều này phải giải quyết theo hướng nào?
Một thắc mắc nữa ở chỗ chọn đỉêm neo của cáp văng vào dầm, Chiều cao của mặt cắt dầm thay đổi từ 5m đến 2.5m , điểm neo cáp chỉ có trên các mặt cắt chiều cao 2.5m , vậy phải chọn vị trí neo cáp như nào cho hợp lý. Tôi thấy một số đồ án thường neo vào vị trí dưới cùng của m/c dầm, nhưng qua quan sát và tìm hiểu được biết rằng vị trí neo cáp ảnh hưởng tới sự biến thiên ứng suất trong cáp văng mà chủ yếu là thành phần lực thẳng đứng, như vậy với cầu Ex, điểm neo cáp có thể chọn ở phía trên m/c được không, và khoảng cách đến mặt cầu như nào để có tính hợp lý nội lưc.
-----Mong được sự giúp đỡ của các anh các chị và các thầy-----
|
trannguyen1602 |
|
|
tôi đang tìm hiêu về ma trạn độ cứng tổng thể cầu Extradosed
bác nào rành về món help tôi với ..
trong MIDAS/CIVIL chỉ nói chung về các laọi phần tử thôi , chưa nói nhiều về thuật toán của từng MODEL cầu ..........................??????
|
moaza12vs |
|
|
dưới đây là biểu đồ nội lực cầu extradosed , mời các bác tham khảo
cầu gồm 7 nhịp liên tục, tôi nghỉ trong tương lai loại cầu sẽ hấp dẫn các kỹ sư của ta đây ...........................................
|
StevenKl |
|
|
- Tôi rất không hiểu ở việc bạn đang tìm hiểu về "ma trận độ cứng tổng thể" của cầu Extradosed là như thế nào. Đề nghị bạn giải thích thêm công việc này, và cả cái khái niệm đó nữa.
- Liệu có nhất thiết phải có các "thuật toán riêng" cho từng loại kết cấu khi phân tích không? Vì có rất rất nhiều loại kết cấu khác nhau, ít nhất là chúng có tên gọi khác nhau. Theo tôi, chỉ cần nắm vững bản chất làm việc của từng "bộ phận" kết cấu - các phần tử, và một số dạng làm việc chung của toàn bộ hệ thống (tuyến tính, phi tuyến hình học chẳng hạn), thế là đủ để mô tả hệ thống kết cấu rồi. Tất nhiên, ta có thể phân loại một cách tương đối về các nhóm kết cấu và bài toán điển hình của chúng, ví dụ, nhóm cầu dây (các vấn đề điển hình và thuộc về cố hữu cần giải quyết, như: điều chỉnh nội lực, tính toán xem xét đến các mất mát, hiệu ứng căng kéo, phi tuyến hình học cục bộ và tổng thể,...)
|
cameralenguyen |
|
|
cám ơn bác Tnlinh về những ý kiến góp ý rất quan trọng về vấn đề toi nêu ra .. .......
|
sieunhangiambeo |
|
|
Thầy Trung ơi, tôi đang học lớp ATP k51, đại học giao thông. Tôi đang làm một bài thuyết trình về cầu Extradosed ạ. Tôi có một câu hỏi muốn được thấy giúp đỡ là: Khi nào thì sử dụng cáp văng một mặt phẳng và khi nào thì hai mặt phẳng ạ?
|
ArthurGip |
|
|