Cách tính toán vách! Chúng ta đang làm mò hay sao ! - Tư vấn Kết cấu, BTCT, thi công xây dựng
Cách tính toán vách! Chúng ta đang làm mò hay sao !
Em có một câu hỏi mà rất nhiều các bạn sinh viên thắc mắc.
Hiện tại ở Việtnam chưa có tiêu chuẩn hướng dẫn thiết kế vách, lõi. Vậy trên thực tế các công ty của VN thiết kế các cấu kiện đó dựa trên cơ sở nào? Nguyên lí tính toán ra sao?
Em còn được biết khóa trước có anh bảo vệ nói rằng tính vách theo ACI và cột theo BS .. còn bị các thầy trừ điểm nữa.
Có 58 câu trả lời!!
Có thể bạn chưa biết: Khoảng cách giữa các cột nhà thường từ 4-4.5m. Nếu mặt tiền nhà rộng trên 5m thì khi thiết kế nhà nên chia thêm cột để tránh phải làm dầm, cột to thêm tốn thêm tiền.
|
|
|
Mò đâu mà mò. Ít ra thì biểu đồ tương tác là con đường đi đúng đấy chứ.
Cơ sở tính toán thì là... thương thảo thôi. Cẩn thận râu ông nọ cắm cằm bà kia mới bị penalty thôi
|
bachtuu |
|
|
Trừ điểm là nhẹ . Còn cho rớt nữa đấy . Vách tính toán có trong tiêu chuẩn BTCT >
|
jinchan |
|
|
trong 356:2005 làm j có hướng dẫn tính vách,
chỉ có trong 375 là có nhưng chỉ là hướng đẫn cấu tạo chứ đã có tính toán đâu mà bạn nói là có TCVN
Theo minh biết thì các thầy hay hỏi là tính theo phương pháp nào ma thui
|
thanhvu |
|
|
dựa vào đó mà tính => cũng là nằm trong đó rồi .
|
anhtuannguyen0904 |
|
|
Nói rất hay! ko biết bạn đã tự tay tính 1 cái vách bao h chưa mà phát biều hùng hồn như vậy
|
greent |
|
|
Không biết xu hướng thiết kế nhà Hải Phòng hiện nay thế nào nhỉ? Cuối năm nay mình xây nhà. Nên chọn phong cách thiết kế hiện đại hay tân cổ điển. |
Luckyman
|
|
|
tính nhiều rồi bạn . Dựa vào tcxd 356 . Tính ầm ầm . Xây ầm ầm , ở ầm ầm .
|
trangyu lan |
|
|
Em tính thép dọc theo phương pháp phân bố ứng suất hoạc vùng biên chịu mômen tức là dựa vào 356 rồi tính thép ngang theo ACI vậy chả phải là penalty sao anh .
|
dolkihote |
|
|
Bàn làm gì?Vừa rồi TK và Ttra cãi nhau cái vụ tính vách,CDT nói để gửi văn bản ra BXD hỏi.BXD trả lời BT....
|
Danielpr |
|
|
Cái chữ in đậm nghĩa là sao hả anh !!
|
BrandonMr |
|
|
Trong 1 tiêu chuẩn kiếm không ra chữ "vách" mà bạn vẫn tính theo được thì quả là tài.xin hỏi bạn tính theo phương pháp nào,cơ sở lý thuyết từ đâu ra?
|
Robertol |
|
|
Kêu các cao thủ chỉ cho . Tôi tính tôi hiểu . Miễn thẩm tra duyệt và xây không sập là được . Không có chữ Vách nào nhưng lại có đầy ra đó . Giống như con gái gọi là xấu nhưng nhìn có cách thì vẫn đẹp như thường heheh
|
traiyo1 |
|
|
Bác cho tôi hỏi chút. Bác tính giống như cột phải không? hay là tính theo cách khác.
Em cũng đã tính được vách theo TCVN, sau khi kiểm tra với BS thì đối với chiều cao nhà nhỏ thì ko lệch nhiều, nhưng chiều cao khác tí là lệch.hix
Nhân đây bác cho tôi hỏi bác tính hệ số uốn dọc như thế nào??? giống cột hả???
MOng bác giúp đỡ.
|
phuonganh12 |
|
|
Hồi làm đồ án tốt nghiệp có thiết kế vách Các thầy trong hội đồng cũng hỏi tính thế nào, trả lời ro ro mấy thầy có nói gì đâu. TCVN chưa có thì tôi áp dụng những công thức đã biết mà làm, khi một ai không chứng minh tôi sai và nhiều chuyên gia tán thành thì cũng có nghĩa tôi đúng. Có nhiều người giỏi chưa chắc là thành viên ban hành Tiêu chuẩn. TC lúc nào cũng đi sau, chờ công trình nước ngoài sập rút kinh nghiệm rồi tôi viết TC?>
|
Alewohabee |
|
|
Vấn đề là mỗi người tính theo mỗi kiểu thì lại cãi nhau .
Ông thiết kế tính theo ACI thì thép nhỏ còn ông thẩm tra tính theo phân bố ứng suất hay vùng biên mômen thì lại bảo thép không đủ. Thành ra cãi nhau. Mà cãi nhau cũng chả có cơ sở nào cả vì ông nào cũng đúng.
|
Vimcentcow |
|
|
Cãi nhau làm gì cho mệt>. Cứ bốc thuốc cho nhanh. Thẩm tra mà bảo là thấy thế nào ấy thì bảo Anh cho Tôi cái văn bản hay ý Anh là sao. Làm theo thì cả 2 cùng . Nói thế thôi chứ dùng TC nào cũng được, miễn là hỏi thì phải biết các con số đưa ra, ở đâu. Nếu như thế thì mấy thầy ko bắt bẻ nữa đâu. Mà thẩm tra thì cũng Ok mà
|
StephenDAK |
|
|
Thiết kế phải biết nhiều phương pháp thiết kế khi gặp tình huống thì xử lý. Trong trường hợp này nếu TK đã từng thiết kế 2 phương pháp này rồi và cho kết quả ok thì có gì đâu phải bàn.
|
nguyentrungata |
|
|
Kinh nghiệm đầy tôi
|
profilmuoisau16 |
|
|
Tôi đề xuất cách tính vách theo tcvn thế này, mọi người đưa ra ý kiến phản biện nhé:
xem vách như là cái cột vậy, dựa vào phương trình cân bằng lực để tính ra diện tích thép vách : N = Rs*As+Rb*Ab
Trong đó: Rs, Rb là cường độ cốt thép và bê tông theo TCVN
As là diện tích cốt thép cần thiết
Ab là diện tích vùng bê tông chịu nén
Vách được chia thành từng phần tử nhỏ, gồm M, N, Q. Có thể phân bố nội lực cho từng phần tử bằng cách tính tay(phuơng pháp phân bố ứng suất đàn hồi), hoặc bằng Etabs.
Khi đã chia phần tử đủ nhỏ, momen tác động vào từng phần tử có thể tách ra thành 1 cặp ngẫu lực.Tính toán cốt thép vách cần thiết cho từng phần tử bằng lực dọc N (đã được phân bố trước đó), và cặp ngẫu lực (quy đổi từ momen) thông qua phương trình cân bằng.
Đối với phần tử chịu kéo, vì bê tông chịu kéo rất kém nên để thiên về an toàn cho thép chịu kéo toàn bộ.
Cốt thép bố trí là cốt thép max của chịu nén và chịu kéo đối với từng COMBO.
Vấn đề đặt ra ở đây là : cách tính này chưa kể đến ảnh hưởng của độ mảnh vách. Theo sách thầy Cống thì khi l0/h<8 thì ko bị ảnh hưởng bởi độ mảnh. Hầu hết vách đều đạt điều kiện này. Tuy nhiên đối với vách phẳng độc lập thì cách này ko đúng lắm.
P/s: kết quả tính theo phương pháp này gần khớp với kết quả thiết kế trực tiếp bằng Etabs theo BS
|
Williamon |
|
|
bạn thiết kế theo bs trong etabs nếu dùng chức năng design để tính diện tích thép thì nó sẽ tính theo vùng biên chịu moment,nếu bạn dùng chức năng check.hoặc định nghĩa tiết diện theo section designer nó sẽ tính theo mặt cong tương tác không gian (bạn có thể xem thêm trong phần etabs manual).vì vậy rất khó để so sánh với cách tính của bạn vì mỗi bên tính 1 kiểu khác nhau .
|
con voi con |
|
|
úi, vậy hả bác, Nhưng vấn đề là khi thiết kế bằng Etabs thì tôi đã chia nhỏ vách ra rồi. Ví dụ vách 3m thì tôi chia ra thành 6 đoạn, mỗi đoạn đặt một tên,vậy nếu etabs thiết kế theo vùng biên chịu momen thì với chiều dài vách nhỏ như vậy cũng không có sai số lớn chứ bác.
|
ngoduong89 |
|
|
Ý tưởng tính cái vách này tôi cũng nung nấu. Nhưng tôi nghĩ đến cách để khai thác việc tra được ứng suất trong vách lõi, móng bè từ các phần mềm hiện nay mà gần như 100% các bạn rất lúng túng. Xin gửi đến các bạn một cách tính mà tôi cứ nghĩ mãi.
>
Có thể nói cách tính này là cách làm có thể công nghiệp hóa được, không như cách chính xác là đường cong tương tác nhưng khó có thể công nghiệp hóa được.
|
arthomeviet |
|
|
bạn mesh thật hay mesh ảo,nếu mesh ảo, hoặc nếu mesh thật mà đặt cùng 1 tên thì cũng vậy thôi.chủ yếu là nếu mesh thô hay mesh mịn nó sẽ ảnh hưởng đến nội lực,chứ tính thép thì nó cứ tính thế thôi.
a nhầm nếu bạn chia thực mà đặt mỗi đoạn 1 tên thì tôi nghĩ ko nên,vì mỗi vách nó sẽ tính theo vùng bên chịu moment(kể cả vách ở giữa) :d,sory vì đọc bài ko kỹ
|
phuonganh12 |
|
|
công nghiệp hóa là sao bác .thằng etabs nó cũng xài mặt cong tương tác đó thôi,dĩ nhiên là mất thời gian hơn so với vùng biên chịu moment,thực ra khi tính vách chỉ có hơi phức tạp nếu xét cả 2 phương đồng thời.chứ nếu cứ xét uốn trong mặt phằng thì làm 1 vài cái code nhỏ nhỏ bằng vba thì cũng chạy ra kết quả cái rẹt :d.
|
AnthonyGape |
|
|
Em mesh thật. đặt khác tên cho từng đoạn. Theo tôi nghĩ thì nếu mesh nhỏ, sai số giữa phương pháp phân bố ứng suất đàn hồi và vùng biên chịu momen là không lớn.bởi vì khi tính bằng Etabs thì tôi thấy rằng cốt thép nó cũng phân bố lớn nhất ở 2 đầu vách và giảm dần vào giữa, giống với phân bố ứng suất đàn hồi.
|
Alegowasea |
|
|
Công nghiệp hóa nó ở đấy đấy. Lằng nhằng là chả ai thích, đơn giản mà dễ dùng là ai cũng thích.
Từ công nghiệp hóa là vô cùng quan trọng nếu ai đó muốn ý tưởng của tôi bay cao khỏi tầm lý thuyết ít ứng dụng.
|
test1212 |
|
|
sorry vì đọc bài ko kỹ tôi đã sửa lại bài trả lời ở trên rồi :d.gửi bạn cái phần manual nói về cách tính thép vách của etabs
|
DonaldMi |
|
|
Tính vách theo BS có cần tổ hợp theo BS không vậy các bác?
|
test1212 |
|
|
cái này tôi nghĩ tùy trường hợp, nếu anh muốn tính hoàn toàn theo bs thì phải theo nó từ a->z.còn anh muốn tính theo kiểu quy đổi phù hợp với tiêu chuẩn việt nam thì cứ xài tổ hợp của việt nam,rồi thay đổi các thông số đầu vào cho phù hợp
|
opera |
|
|
A thấy nhiều người cứ nói tính theo ai thì phải tổ hợp theo nó?Sao không lấy moment theo Vn nhưng tính theo công thức NN?
|
AlbertgeK |
|
|
design thép vách,thì thực chất là etabs nó tính theo vùng biên chịu moment,mà cái phương pháp này làm gì có trong tc bs . nên anh cứ tính miễn sao thấy phù hợp là được.
|
Robertol |
|
|
Biên theo BS là sao nhỉ?Trong etabs nó chỉ nó biên và góc thôi e ah?Nó tính theo chu vi đấy?E nghiên cứu kỹ sẽ thấy.A đang hỏi về tổ hợp mà.
|
Danielpr |
|
|
ý tôi là etabs nó design vách theo phương pháp vùng biên chịu moment, tính theo tiêu chuẩn aci hay bs thì cũng dùng pp đó.nhưng pp này ko hề được đề cập trong tiêu chuẩn nào cả,cho nên tính theo tiêu chuẩn nào thì nó sẽ lấy thông số vật liệu theo tiêu chuẩn đó(anh cứ xem phần manual của etabs). còn về tổ hợp thì tôi đã nói rồi nếu anh muốn tính theo bs ( chủ đầu tư yêu cầu thế) thì tổ hợp,tải trọng... tất tần tật phải theo bs. còn anh muốn tính phù hợp với tcvn thì cứ lấy tổ hợp vn, rồi điều chỉnh các thông số thiết kế trong etabs( fy,fcu, các thông số trong phần preference ) để kết quả ra phù hợp với tiêu chuẩn vn, việc này thì tùy vào anh, miễn sao thấy hợp lý là được.
|
test0032 |
|
|
Vậy là e chưa đọc hết những cái a hỏi trong topic này?Tính toán theo như bài 31 a nói ở trên được không e?A hỏi chưa chắc a không biết đâu nhá.
|
trangyu lan |
|
|
à thì tôi trả lời rồi đó,cái này là tùy vào anh ,miễn sao anh thấy hợp lý và bảo vệ được cách tính cúa tôi thì tôi nghĩ là vẫn ok.nhưng theo tôi nếu làm như thế thì chắc chắn ko thể gọi là tính theo tiêu chuẩn bs được,cũng chả phù hợp với tcvn.em thì khi design thép trong etabs vẫn dùng bs,rồi quy đổi các thông số thiết kế để khi tính ra kết quả gần với tính theo tcvn
|
ClintomEa |
|
|
Gần đúng theo TCVN?Dựa vào đâu?E hiểu hết cách tính của tụi BS hay EC chưa?Sau này bọn BS nó theo EC rồi đấy.Đừng quy đổi bê tông và thép không thôi còn nữa đấy.....
|
Stephenon |
|
|
Tôi có một thắc mắc thế này, mong các bác giải thích hộ với
Hình trên là công thức tính thép theo ACI, hệ số phic là hệ số giảm độ bền khi chịu nén = 0.7
HÌnh dưới là công thức tính thép theo BS, Pmax factor = 0.8, phi c = 0.7
Nói chung cả 2 công thức đều dựa vào phương trình cân bằng
N= 0.8*0.7*(As*Rs+Ab*Rb)
MÌnh chỉ thắc mắc là: tại sao công thức theo ACI thì giá trị dùng tính toán là 0.85fc còn theo BS là 0.67/1.5*fcu
NHư vậy có phải nếu tính theo Bs thì quá an toàn không, và nếu dùng BS để tính thép(tính trực tiếp bằng Etabs) thì có phải chỉ quy đổi Fcu và Fy hay không???
CÒn nữa, theo như tôi hiểu thì khi tính theo ACI đã có hệ số giảm điều kiện bền khi nén là 0.8*0.7, giá trị này khi nhân với fc thì gần tương đương với cường độ BT theo TCVN, vậy nếu sử dụng TCVN để tính thì có cần thiết nhân với 2 hệ số trên nữa hay không???
|
lightzar |
|
|
hi, quên mất upload ảnh.
|
Haroldser |
|
|
bạn phải phân biệt rõ fc là fcu
fc là cường độ chịu nén danh nghĩa bủa bê tông (theo aci với mẫu thử hình trụ)
fcu là cường độ chịu nén tiêu chuẩn của mẫu thử lập phương (theo bs8110)
hệ số giảm độ bền phi chỉ có trong aci chứ ko có trong bs,công thức tính Asc theo bs của bạn thừa chữ phi_C(do lỗi đánh máy,bạn cứ kiểm tra lại công thức (BS 3.4.4.1) ở trang 3 sẽ thấy).
khi bạn thiết kế trong etabs dùng bs mà muốn kết quả ra phù hợp với tc vn thì phải quy đổi các thông số thiết kế
|
Robertbura |
|
|
Em có bảng tính này tính theo phân bố ứng suất đàn hồi .
bảng tính này còn nhiều lỗi. Mong các bác góp ý.
|
profillinkmuoimot11 |
|
|
Thì tôi biết thế mà. theo ACI thì nếu bê tông M350 có fc= 350/1.2=291.6 kg/cm2
Theo Bs thì fcu= 145*1.5/0.67=324,6 kG/cm2
Vấn đề là tôi muốn hỏi hệ số 0.8 này là ở đâu ra(trong BS nó bảo mặc định là 0.8), phải chăng nó kể đến ảnh hưởng do uốn dọc trong hệ số này rồi. Và nếu dùng TCVN để tính thì có phải kể đến nó nữa không?? vì nếu kể đến thì khi đó bê tông M350 theo TCVN dùng để tính là 145*0.8=116kg/cm2 mà theo ACI là 350/1.2*0.85*0.8*0.7=139kg/cm2 gần bằng 145kg/cm2
|
chongthambamien.vn |
|
|
Theo tôi hiểu tiêu chuẩn 356-2005 đã update cấp bền bê tông theo đúng cách xác định của EC ( B25=C25 ) nên nếu dùng theo BS thì B25 sẽ có fcu( mẫu cube)=25Mpa.Còn qui đổi từ mẫu cube sang cylinder thì EC cũng có 1 bảng qui đổi .Ta có thể áp dụng theo bảng này để tránh bị thẩm tra hay chủ đầu tư đòi hỏi cơ sở qui đổi
|
Rolandpr |
|
|
Tôi có 1 thắc mắc cách tính vách theo hướng dẫn trong Etab cho phép ta tăng theo từng cấp 0.5B ( bề rộng vách) đến khi nào nhánh kéo nén đảm bảo về hàm lượng thép theo qui định .Nhưng như thế ta được phép tăng tối đa đến tận 0.5L để đạt hàm lượng bé nhất , như vậy có vẻ khoảng khống chế tính toán rộng quá.Theo tôi hiểu cách tính này chỉ là cách tính sơ bộ để chọn được thép ban đầu.Sau đó check lại bằng việc xây dựng biểu đồ tương tác và ốp nội lực vách vào biểu đồ tương tác để check ! rất mong anh tôi nào nắm rõ cách tính này chỉ giáo thêm ...
|
nguoixau |
|
|
Em thì ko phải làm nhiều, cũng ko phải nắm rõ về phương pháp này, nhưng xin phép được nêu ra suy nghĩ của tôi như sau:
Việc xác định bề rộng tính toán theo từng cấp 0.5L trong tính toán vách có cái gì đấy cũng gần giống với cách chia dải trong tính toán sàn phẳng.
TRong vách, quy đổi momen về thành lực dọc tập trung ở 2 biên, như vậy nếu càng tăng bề rộng tính toán thì sai số càng lớn.
Giống như trong tính toán sàn phẳng, momen phân phối cho các dải được chia theo bề rộng bằng 1/4nhịp. Như vậy là đã khống chế sai số trong phạm vi này rồi. Vì trong cùng bề rộng dải1/4nhịp, vùng nào gần cột momen sẽ càng lớn hơn vùng xa cột. do đó vùng gần cột momen sẽ lớn hơn giá trị momen trung bình trong cả dải.
Vì thế theo em, bề rộng tính toán trong vách chỉ nên lấy bằng 1/4L vách.
|
duong tang |
|
|
hệ số Pmax factor được etabs sử dụng để tính thép vách theo pp vùng biên chịu moment cho tất cả các tiêu chuẩn (bs,aci,as...) chứ ko riêng gì bs, trong phần manual ko giải thích tại sao có hệ số đó nên tôi cũng chịu ,etabs nó khuyến khích để giá trị mặc định là 0.8 .tôi thì khi tính vẫn giữ nguyên giá trị mặc định này,chỉ thay đổi vật liệu cho phù hợp với tcvn,ko xét đến hệ số uốn dọc như khi tính cột,etabs khi tính theo bs,aci nó cũng đâu xét đến hiệu ứng độ mảnh
|
Philipboxy |
|
|
em cũng nghĩ như vậy,etabs có nói là nếu design mà ra overstress,nhưng khi check bằng biểu đồ tương tác mà thấy thỏa thì tiết diện vẫn được xem là thỏa mãn.
|
Robertgomo |
|
|
Thực ra nếu BS không kể đến hệ số giảm độ bền phi c thì nếu theo cách quy đổi thông dụng là fcd = fcu/1.5*0.67 thì ACI và BS có thể kết quả sẽ gần bằng nhau nếu cả 2 cùng tính 1 phương pháp.
Bác có tiêu chuẩn BS nào có cái công thức gốc đó không cho tôi với.
Đây là cái thuyết minh tính vách của một đơn vị thiết kế VN làm, tính vách theo BS, cũng có nhân hệ số phi c.
|
cameralenguyen |
|
|
nếu dùng bs mà kể tới phi_c của aci thì có thể do 2 nguyên nhân
-người thiết kế ko hiểu tiêu chuẩn bs
-hiểu nhưng cố tình làm sai vì lý do nào đó
ko thể so sánh giữa bs và aci theo kiểu của bạn được,khi tính theo tc nước nào người ta phải áp dụng từ a->z theo tiêu chuẩn đó,từ tải trọng tác dụng, vật liệu(phải thí nghiệm xác định đúng theo tiêu chuẩn nước đó),tổ hợp....
theo tôi hiểu thì bạn đang thiết kế theo tcvn,chỉ là dùng bs để tính trong etabs cho nhanh thôi
|
thanhthanh |
|
|
hè hè, THÌ đúng như thế. Tôi đang tính vách theo TCVN nhưng tôi kiểm tra lại bằng Etabs, vì thế nên mới phải tìm hiểu cái đống công thức này.
Cảm ơn anh nhé. A có file BS gốc không cho tôi với. Hoặc tên BS có chứa cái công thức tính vách đó cũng được.
|
fordthudo1 |
|
|
tôi đã nói nhiều lần rồi bạn ạ,trong bs ko có chữ nào đề cập đến pp vùng biên chịu moment,aci cũng vậy,đây là 1 chỉ là 1 pp tính vách hay được sử dụng (có lẽ vì nó khá đơn giản).khi tính theo tiêu chuẩn nào bạn phải thiết lập công thức theo tiêu chuẩn đó,etabs đã làm điều này cho chúng ta với bs,aci... còn nếu muốn tính theo tc vn thì bạn cứ căn cứ vào tcvn mà lập ra công thức,quan trọng là bạn có bảo vệ đc cách tính của tôi hay ko. thực ra pp vùng biên chịu moment cũng có khá nhiều nhược điểm như ko xét đến moment ngoài mặt phẳng vách.nếu muốn tính chính xác theo tiêu chuẩn 356 bạn có thể áp dụng mục E(trường hợp tổng quát),vì trong đó có ghi rõ là áp dụng cho tiết diện bất kỳ,nghĩa là hoàn toàn có thể sử dụng cho vách
|
muaxanh |
|
|
mà bạn đã đọc bs8110 chưa?
|
nongdan |
|
|
hì hì.được các pro chỉ giáo thật là sáng cả mắt)
|
AnthonyGape |
|
|
Em có đọc BS rồi, nhưng là bản dịch sang tiếng Việt của TS.NGuyễn TRung Hòa.trong đó chẳng thấy công thức tính vách đâu cả, thấy nhiều người vẫn cứ thuyết minh tính toán vách theo BS này nọ. Nên mới lên thắc mắc. Sorry anh nếu tôi làm anh bực tôi.
|
muaxanh |
|
|
ko phải đâu bạn tôi hỏi vậy để biết chắc thôi .
|
kukuca |
|