Hỏi đáp / Thiết kế móng nông
|
|
|
**
Cách tính toán toán móng đơn? - Tư vấn Kết cấu, BTCT, thi công xây dựng
Cách tính toán toán móng đơn?
Có 45 câu trả lời!!
Có thể bạn chưa biết:
|
|
|
Thầy cho tôi hoi, tính móng hộp duoi 2 cột. thì khi tính kiểm tra cường độ trên tiết diện nghiêng như nào ạ. cọc của e là khoan nhồi thầy ạ
|
hoahuongduong |
|
|
Nguyên tắc kiểm tra bình thường,bạn xét xem đài có thể bị phá hoại theo những mặt xiên nào thì kiểm tra mặt xiên đó thôi.
|
suanhadthouse |
|
|
Vâng. Thanks nhìu!
|
thanhthanh |
|
|
Lần sau có hỏi thì hỏi đừng bầy đặt trò "đố" nhé. Trên diễn đàn này nhiều cao thủ lắm. Toàn là bậc thầy thôi đấy
|
Marcunst |
|
|
Đố là một cách đặt vấn đề để thảo luận. Bác chủ topic mà ko đưa ra quả đố này thì tôi đố khối bác có được các phân tích của các bác ở trên
|
MrAn12345 |
|
|
Tiêu chí thiết kế nhà đẹp Hải Phòng là sự kết hợp hài hòa giữa công năng sử dụng các phòng, vẻ đẹp ngoại thất và chi phí xây nhà |
Luckyman
|
|
|
Vì vđề xem như đơn giản quá nên đưa cái típ nóng 1 tí để thu hút mọi người tham gia mà!
Vấn đề số 3 hơi khó. Tuy nhiên, bác thử xem lý giải câu hỏi số 1 và 2 xem. Tui thấy anh tôi ks cứ làm ào ào nhưng chưa chắc đã hiểu rõ. các bài tham gia trên vẫn chưa đưa ra lý giải xác đáng.
+ Vấn đề 1: Cách tính uốn của bản móng như tiết diện ngàm tại mép cột là gần đúng. Lẻ ra nó phải là bản làm việc không gian có 1 lực cột tác dụng vuông góc. Khi đó mômen giữa bản lớn, càng ra mép mômen càng nhỏ. Thế làm chính xác phải chia từng dãi nhỏ để tính thép. Chắc có lẻ các bậc tiền bối đưa ra cái công thức đó dựa vào đặc điểm này. Mà cũng ít thấy ai dùng PTHH để phân tích và so sánh.
+ Vấn đề 2: Rất nhiều giáo trình nền móng (như Vũ Công Ngữ, Phan Trường Phiệt...) vẫn không kiểm tra chiều cao làm việc của móng BTCT theo điều kiện uốn mà chỉ áp dụng cho móng bê tông hay gạch thôi. Nói như anh trung CDC là kiểm tra vùng nén của bê tông thế nhưng trong công thức đó lại đưa Rku (cường độ chịu kéo của bê tông khi uốn) của bê tông vào mới lạ!!! Trong khi đó khi thằng be tông bị nứt đã có thằng thép chịu rồi. Phải chăng các sư phụ bảo là đừng để cho thằng bê tông nứt, nếu không ở dưới sâu thép rất dễ bị rỉ -> hư hỏng. Thế tại sao không áp dụng đk vết nứt cho phép vào đây cho đúng nhỉ!
|
traiyo1 |
|
|
Bổ sung thêm câu đố:
1.Với đất dính các bác có phi , c từ thí nghiệm cắt nhanh mẫu đất nguyên dạng ( độ ẩm thực tế lúc lấy mẫu tại hiện trường) thì thông số này áp vào công thức R tc có kiểm tra được yêu cầu 1/4 vùng dẻo không?
2.Với đất rời không có mẫu nguyên dạng nên không thí nghiệm phi, c thì chọn phi , c thế nào?
3. Với chương trình MDW có tính Pu theo cụ terzaghi. Nhưng sách của cụ dạy rằng công thức của cụ chỉ xài cho móng tải nén đúng tâm. Trong thực hành các bác vẫn vô tư dùng khi có lệch tâm hay có mô men tham gia và chẳng ai đổ lệ cả.
Câu đố vớ vẫn như các câu đố của congcuong, các bác TK ào ào, kinh nghiệm đầy tôi thử giải thích đi.
To hungcoloa: thử tham gia vài ý kiến, đừng post bài dạy người khác.
|
arthomeviet |
|
|
Vấn đề là TCXD 45-78 còn hiệu lực nên Rtc vẫn còn sống tốt. Bác chỉ xem: văn bản nào bỏ Rtc.
Bác đề cập đến P giới hạn 1, trong lúc TCXD 45-78 cho phép bỏ qua không kiểm soát đối với các trường hợp không có lực ngang hay nền đá.
Bac thì ở xa, TC thì được xem xét tại chổ : nghĩa là nước xa chẳng cứu được lửa gần. Phải tuân thủ TC thôi.
Thực sự vấn đề được quan tâm tại Rtc và P giới hạn 1 về phi và c trong trường hợp đất rời và đất dính là như nhau. Chỉ tiếc là bác lại hỏi tôi : " vì sao lại tô đậm nửa chừng".
|
AlbertgeK |
|
|
Đã có thời, với kỳ vọng " anh muốn ôm cả trời, tôi muốn ôm cả đất" người ta đã cố gắng lập nên hệ tiêu chuẩn để mọi thứ đều phải theo tiêu chuẩn. Với sự phát triển kỹ thuật mạnh mẽ hiện nay, cái kỳ vọng này trở nên khó theo kịp tất cả thực tế sản xuất. Vì vậy hiện nay người ta đã phải "đau đớn" quan niệm lại rằng tiêu chuẩn chỉ là tham kháo, không bắt buộc. Chỉ có hình như là quy chuẩn thì bắt buộc. Bởi vậy, bạn hoàn toàn có thể sử dụng tài liệu khác để giải quyết công việc của bạn và bạn phải tự chịu trách nhiệm đối với công việc đó. Điều này có nghĩa là : ngay cả khi bạn sử dụng đúng với các tiêu chuẩn hiện có mà để xảy ra sự cố thì trách nhiệm vẫn thuộc về bạn và lúc này bạn chỉ có thể góp ý để có thể sửa đổi và chỉnh lý tiêu chuẩn trong đợt soát xét lần tới mà không được "bắt đền" tiêu chuẩn.
Hiện nay người ta đã cho phép tự do hơn rồi, không bắt buộc phải tuân theo tiêu chuẩn nữa đâu. Bạn có thể sử dụng các kiến thức hiện nay mà không bắt buộc phải dùng cái kiến thức cũ đã có từ hơn 40 năm trước. Tiêu chuẩn này (45 78) vốn được dịch từ TC của Liên xô. Đến nay, ở bên đó họ cũng chẳng dùng tiêu chuẩn này nữa mà đã có cái mới rất khác với cái này rồi.
Do các tiêu chuẩn là không bắt buộc nên người ta sẽ không có văn bản hủy các tiêu chuẩn cũ. Hiện có nhiều tiêu chuẩn khác nhau đề cập cho cùng một vấn đề với cách giải quyết hoàn toàn khác nhau. Người KS có quyền lựa chọn các tiêu chuẩn đó.
Cái Rtc không phải là điều kiện kiểm tra cường độ mà chỉ là điều kiện để khống chế quy luật lực - biến dạng nền là tuyến tính. Các quan niệm mới cho rằng, việc tuyến tính hay phi tuyến là không quan trọng miễn sao công trình lún không gây hư hỏng hoặc không gây bất tiện trong sử dụng. Bởi vậy, theo quan niệm này, việc tính toán kiểm tra theo điều kiện Rtc là không còn cần thiết nữa.
|
thanhthuonghm |
|
|
Như vậy, các Thầy phải bổ sung phương pháp tính lún phù hợp trong chương trình dạy Đại học (ví dụ như tính lún theo biểu đồ nén cố kết), không dùng cái Edh hồi nữa. Chán thay đa số anh tôi ks chỉ mới tiếp cận cái tính lún cổ điển, tài liệu giảng dạy, tiêu chuẩn ở ta hiện nay cũng vậy!
|
nongdan |
|
|
Thi công dễ dàng, tiết kiệm vật liệu nhưng vẩn đảm bảo kỷ thuật
|
fordthudo1 |
|
|
Bác viết bài này hay, thuyết phục. Tuy nhiên tôi theo tiếp như sau:
1. Nếu kiểm tra nền theo P1 ( giới hạn 1) thì phải tính Pu. Pu thì công thức của bac Terzaghi theo tôi tại thời điểm này chỉ còn trong lý thuyết vì không xét đầy đủ các điều kiện liên quan khi tính móng ( chỉ xét cho lực đúng tâm móng). Pu của các bác khác thì cực kỳ phức tạp khi phải xét:
Mực nước ngầm
Thông số phi, c là tổng hay hữu hiệu
Lực nén nghiêng, nền nghiêng
Mô men
Hình dạng, độ sâu ....
Địa tầng nhiều lớp dưới nền móng ( món này thấy có cả ông Tcheng người Hoa)
và quan trọng nhất là chọn Fs, củng như các vấn đề liên quan khác khi xài các công thức này theo quan điểm từng ông hay từng tiêu chuẩn.
Với các tài liệu hướng dẫn không đầy đủ thì làm sao ứng dụng được.
Bác xem Pu tính theo DTU 13-1 hướng dẫn tại Sổ tay địa kỹ thuật của Tác giả Trần Văn Việt có thể áp dụng được không khi chỉ hướng dẫn vài ba trang. Ai đã dùng rồi cho biết nên chọn Fs thế nào và trường hợp có mô men thì công thức theo DTU 13-1 biến đổi ra sao?
2. Vì sao xài Rtc vẫn an toàn:
- Rtc cách Pu một khoảng xa vời vợi.
- Rtc khi tính bị an gian bằng cách m1*m2/k=1 nên giảm nhỏ nó lại
- Kiểm soát lún chỉ <= 2cm dù TCXD cho phép 8 cm.
- Kiểm soát lún lệch đạt TC
Như vậy nếu hư nhà thì chỉ có làm ẩu
Dù sao dùng Pu thì hợp lý hơn. Bác đã đề cập tới, xin bac hướng dẫn thêm về :
- Nên dùng công thức của tác giả nào để dể sử dụng. Lý do?
- Fs có hướng dẫn cách chọn
- Phạm vi áp dụng
Thay mặt các anh tôi còn kém, cảm ơn bác trước.
|
hiepsitayto |
|
|
Về cái chuyện cường độ của móng nông và của cọc thì nhiều rắc rối lắm. Lý do của cái rắc rối này là gần đây (khoảng 30 năm), cái bọn trẻ trên thế giới không chịu ngoan ngoãn nghe lời các ông già. Chúng nó cứ nghiên cứu và phát hiện ra nhiều thứ khác với những cái đã có. Với kiểu này sẽ còn thay đổi nữa chứ chưa dùng lại đâu.
Để kiểm tra cường độ của móng nông, các bạn có thể tìm quyển Cơ học đất của Withlow mà đọc (2 tập, đã dịch ra tiếng Việt). Nhiều người cho rằng quyển này viết súc tích, dễ hiểu và không có đoạn sáng tác suy đoán thêm như 1 số quyển của các tác giả Việt.
Để kiểm tra bài toán cường độ cần kiểm tra với 2 điều kiện thoát nước và không thoát nước. Điều kiện thoát nước cho bởi công thức R = F(fi, c) trong đó các hệ số gamma(b), gamma(gamma) và gamma(c) được xác định theo giá trị của fi. Cái này có thể sử dụng quyển của anh Việt (Sổ tay cho kỹ sư gì đấy) cũng rất tốt. Điều kiện thứ hai là trạng thái không thoát nước, lúc này fi(u) = 0 và c = Cu. R = 5,14 Cu. Cái này nhiều người không để ý nên toi (nhất là ở đồng bằng Sông Cửu long và Hải phòng)
Hệ số an toàn là một giá trị không cố định được chọn theo tùy theo điều kiện làm việc của công trình. Trong quyển CHD của Withlow có hẳn 1 phần trình bàu về cách chọn cùng với giá trị tương ứng ho các trường hợp cụ thể. Có thể sử dụng để thiết kế rất tốt.
Những cái này không có trong cái TC 78 đâu vì nó đẻ ra sau cái ông tằng tổ Xờ nhíp 68, 72 rất nhiều.
Còn cái Rtc thì quên nó đi. Mệt lắm. Nó là một kỷ niệm đẹp nhưng không còn cần thiết để thiết kế nữa. Rtc đã thành Rươu Thịt chó mất rồi.
|
GordonEt |
|
|
Tranh thủ Bác thêm 1 chút xíu tí ti nửa thôi. Tôi không có bí kíp mà Bác có mà không sài thì củng phí nên lại hỏi thêm, Bác chỉ dẫn nhé.
Đoạn phi, c: thông thường các LAB chỉ cung cấp phi, c từ thí nghiệm cắt phẳng ( hình như là thí nghiệm cắt nhanh không thoát nước mặt dù có rỉ nước tại bề mặt thấy rỏ ràng không thể chối cải). Vậy các số liệu này quan hệ thế nào với hai trường hợp phi() và phi(u).
Theo tôi thì không có quan hệ. Vậy từ SPT thì sao? Nhưng SPT từ các LAB XD là số liệu tào lao nhất ( ai đi giám sát Thí nghiệm sẽ thấy điều này)
Nên chẳng biết làm sao?
Đoạn FS:
Kinh nghiệm của Bác chọn Fs cho đất tại VN ( các loại Sét, Cát, Bụi) cho CT XDDD khi tính SCT?
Riêng Rtc : bác có phu nhân người Huế nên phải kiêng cử. Trong nhà tụi tôi nếu không thờ Phật thì củng kính Phật.
Nếu Bác kính Phật tức phải siêng năng làm việc thiện, giúp đở hậu bối càng nhiều thì công đức càng lớn.
|
nguoixau |
|
|
Mấy ai biết được cái này nhỉ.
Mà thi thoảng cũng có lợi phết: dùng chính cái SPT này đi loè bọn không biết.
|
Donaldsor |
|
|
0,9.h0 chính là khoảng cách giữa trọng tâm vùng bê tông chịu nén tới vị trí cốt thép chịu kéo. Đây là một cách ước lượng gần đúng. Bạn CongCuong đã hiểu đúng ý này.
Thêm nữa, các công thức tính toán mặt cắt bê tông cốt thép thường lấy mặt cắt hình chữ nhật làm chuẩn. Các mặt cắt có hình thù khác thì có thể qui đổi gần đúng (mục tiêu cũng chỉ là để đơn giản hóa tính toán). Riêng mặt cắt hình tròn thường có tính toán riêng, vì không chỉ miền bê tông mà còn cả vị trí cốt thép nữa quyết định rất lớn ứng xử của mặt cắt).
Nhưng nói chung, khi tính thép thì xem như bê tông không chịu kéo. Chính vì vậy mà mặt cắt nào có diện tích vùng bê tông bị kéo lớn đều không được xét đến. Nghĩa là, bê tông phần này có thể bỏ qua, làm vát mặt cắt như có bạn nào đó đã nói. Nếu phần chịu nén vẫn là hình chữ nhật thì các công thức tính toán thông thường đều áp dụng được. Tóm lại, có thể hiểu là mặt cắt chữ nhật, hoặc cụ thể hơn là mặt cắt vùng nén hình chữ nhật thì các công thức tính toán này luôn có giá trị.
|
nguyentrungata |
|
|
[QUOTE=Trungcdc;137621]Tôi nghĩ là đó là câu trả lời: tính toán theo điều kiện bề uốn.
Kiểm tra theo điều kiện uốn: R>M/W (1);
Công thức cuối cùng để tính kiểm tra hm trong giáo trình:
hm>0,66 (a-ac)*sqrt(pmax/R)
Anh trungcdc ơi,
Sao lại là pmax rứa anh.
Em đang học nền móng, p ở đó thầy dạy là p ( trung bình tính toán ) = (p1+pmax)/2
Với P1 là ứng suất tại vị trí mép cột hay còn được xem là vị trí ngàm của console.
Tiện thể cho tôi hỏi mấy anh :
1. Móng thường đặt dưới mặt đất tự nhiên để đảm bảo điều kiện cường độ và ổn định. Vậy điều kiện đó nó như thế nào. Tôi mơ hồ, không biết trả lời sao.
2. Bu bám cái chủ đề mấy anh thảo luận :
Em chưa hiểu ý này : Móng BTCT, "chiều dày của móng BTCT được tính sao cho : ỨNG SUẤT KÉO CHÍNH sinh ra trong móng chỉ do Bê Tông chịu "
Nhưng khi qua tính độ bền chịu uốn : Lại có 1 câu nữa : " Tính toán cốt theo sao cho Toàn bộ ứng suất kéo do cốt thép tiếp thu "
Mong mấy anh quan tâm giúp đỡ !
|
Rolandpr |
|
|
gama=[sqrt(1-2*A)+1]/2.
1. Từ yêu cầu không đặt cốt thép chịu nén đối với mặt trên móng, nên lấy A = Amax từ đó suy ra gama (min) = 0.9 , lúc này cốt thép tính ra an toàn hơn thực tế.
2. Từ công thức tính H0 theo yêu cầu chịu uốn suy ngược lại sẽ đảm bảo A <= A max, khi đó không cần đặt cốt thép phía trên móng để dẽ thi công.
|
thatgia |
|
|
Cái này thì có nhiều chỉ dẫn rồi, lý do là khi làm thí nghiệm xác định mô đun đàn hồi thì làm trên cái mẫu nhỏ xíu, hoặc thí nghiệm bàn nén với 1 diện tích hạn chế; còn khi xây dựng trên một diện tích lớn; thực nghiệm chỉ ra rằng mô đun đàn hồi này nó tỷ lệ với diện tích ( bề rộng) của móng;
Còn E trong trường hợp khô và bão hòa thì nhiều tài liệu đề cập đến rồi.
|
Happyspringla2007 |
|
|
Vậy lựa chọn mô đun đàn hồi để tính lún theo diện tích chất tải theo công thức nào ?
Mời các bác chém.
P/s: đang lăn tăn đoạn này mong các bác giúp đỡ.
|
WeksizzySl |
|
|
anh Trung cho tôi hỏi, TCXD 41-70 bây giờ còn sử dụng không anh? Tôi tìm hoài trên mạng mà không thấy, hay nó được thay thế bằng tiêu chuẩn khác rồi?
|
inetryconydot |
|
|
thế anh so sánh 2 phương án vát và ko vát anh nào đóng coppa nhanh hơn? chẳng qua cái phần vát đó là tiết kiệm bê tông thôi. chứ nhà dân ai rãnh mà đi vát
|
test1212 |
|
|
Cái này thường hay thấy ở các đơn vị thiết kế khi mà 2 gói thầu Khảo sát và thiết kế được thực hiện bởi 2 nhà thầu khác nhau.
Đúng là trước giờ cháu toàn ngồi chờ cái báo cáo khảo sát địa chất ấy nó đến tay rồi tính lún lệch ầm ầm. Còn cái nhiệm vụ khảo sát toàn là lấy mẫu làm cho có đủ hồ sơ không à. Đọc bài của Bác xong ngẫm thấy.... cũng ớn thật.
|
trytrytr tr453434 |
|
|
CÁC CÂU HỎI KHÁC CÙNG CHUYÊN MỤC:
|
Công thức tính sức chịu tải của nền móng
(có 20 câu trả lời)
|
Độ mở rộng của lớp lót bê tông lót móng
(có 11 câu trả lời)
|
Móng chân vịt trong nhà xây chen
(có 78 câu trả lời)
|
Cách tính toán móng băng giao thoa?
(có 26 câu trả lời)
|
Móng đơn, băng và bè thì cái nào lún nhiều hơn?
(có 68 câu trả lời)
|
Đồ án mẫu Nền Móng?
(có 47 câu trả lời)
|
Nội lực tính móng?
(có 48 câu trả lời)
|
Thuyết minh tính toán móng bè?
(có 20 câu trả lời)
|
Cho hỏi cách TK móng đơn cho nhà 3.5 tầng
(có 13 câu trả lời)
|
giằng móng
(có 12 câu trả lời)
|
Cách tính toán lún móng đơn?
(có 10 câu trả lời)
|
Cho hỏi cách TK móng cho hàng rào?
(có 56 câu trả lời)
|
Vấn đề về móng băng khi giải SAFE????
(có 41 câu trả lời)
|
Sức chịu tải của nền?
(có 24 câu trả lời)
|
PA khả thi móng và biện pháp thi công móng
(có 9 câu trả lời)
|
Sự cố khi thi công móng đơn?
(có 17 câu trả lời)
|
Độ sâu chôn móng?
(có 30 câu trả lời)
|
Chống rung cho nhà gần xưởng máy
(có 15 câu trả lời)
|
Cho hỏi cách TK mặt bằng móng?
(có 12 câu trả lời)
|
Quy định thi công móng bè
(có 6 câu trả lời)
|
Cách tính toán toán móng băng?
(có 95 câu trả lời)
|
Cho hỏi cách TK móng đơn?
(có 98 câu trả lời)
|
Cách tính toán toán móng bè?
(có 102 câu trả lời)
|
Cách tính toán hệ số nền theo công thức Bowles?
(có 42 câu trả lời)
|
Bản vẽ móng băng nhà phố?
(có 67 câu trả lời)
|
Đã đến lúc Hà Nội cần tcó các Quy định chặt chẽ hơn về khảo s
(có 24 câu trả lời)
|
Thi công khoan cấy thép.
(có 15 câu trả lời)
|
Bố trí thép cho móng?
(có 15 câu trả lời)
|
Nội suy trên đường cong e - p?
(có 18 câu trả lời)
|
ứng suất gây lún dưới lớp đáy đệm cát
(có 15 câu trả lời)
|
tính toán móng dưới tường bằng đá, gạch
(có 13 câu trả lời)
|
Bố trí thép móng băng
(có 33 câu trả lời)
|
Móng đá hộc?
(có 14 câu trả lời)
|
Thí nghiệm sức chịu tải của nền?
(có 16 câu trả lời)
|
Phương pháp giảm lún cho móng nông ?
(có 68 câu trả lời)
|
Độ lệch tâm trong tính toán móng đơn?
(có 52 câu trả lời)
|
Cách tính toán móng bè cho cột điện?
(có 27 câu trả lời)
|
Móng gạch cho nhà dân?
(có 52 câu trả lời)
|
Móng băng hay móng bè?
(có 46 câu trả lời)
|
Xác định kích thước móng nông theo sức chịu tải của đất nền
(có 90 câu trả lời)
|
Móng máy dây chuyền sản xuất?
(có 8 câu trả lời)
|
Giá trị của góc ma sát trong của đất ?
(có 8 câu trả lời)
|
Áp lực tiêu chuẩn nền đất?
(có 8 câu trả lời)
|
Khi thi công sắt móng có nên hàn sắt ?
(có 8 câu trả lời)
|
Tăng sức chịu tải móng nông với lực nghiêng
(có 8 câu trả lời)
|
Chuyển vị đứng của đất do ảnh hưởng của cọc - Móng bè trên cọc
(có 8 câu trả lời)
|
Cường độ đất thịt chắc theo kinh nghiệm
(có 11 câu trả lời)
|
Công ty Xây nhà trọn gói uy tín, giá rẻ ở Hải Phòng?
(có 33 câu trả lời)
|
tinh lun co y nghia gi?
(có 14 câu trả lời)
|
thắc mắc hệ số nền
(có 15 câu trả lời)
|
... Xem thêm
|