Cách tính toán thép đài cọc? - Tư vấn Kết cấu, BTCT, thi công xây dựng
Cách tính toán thép đài cọc?
Các bác cho tôi hỏi trong trường hợp này thì 2 mặt ngàm I-I và II-II lúc tính thép đài các bác xác định thế nào?
>
Và cho tôi hỏi thêm nữa là, khi tính cọc dưới đài thang máy thì các bác tính ra sao?( tính tay hay dùng phần mềm....)
Thanks so much!
Có 36 câu trả lời!!
Có thể bạn chưa biết: Mẹo để tính chi phí xây nhà đơn giản và nhanh chóng nhất là: lấy báo giá xây nhà trọn gói tăng thêm 5-7% rồi nhân với diện tích xây dựng
|
|
|
tôi nghĩ cái đài này tính theo mô hình dầm bạn ạh
còn cọc barrett thì bạn có thẻ xác định bằng phần mềm hoặc tính tay
|
hyutars |
|
|
Thường thì dùng phần mềm, chứ làm theo cách cổ điển thì phức tạp lắm! Nhân tiện tôi upload một cái móng nhà mà tôi dùng Safe để tính. Các bác dùng Safe 12.2 để mở. Tôi mới chạy có 1 lần nên còn nhiều chỗ chưa hợp lý, rất mong các bác tư vẫn giúp em! Cảm ơn các bác nhiều!
http://www.mediafire.com/?8xhoep48f53ypji
|
GordonEt |
|
|
Cảm ơn 2 bác!
-Bác trongtri có thể nói rõ hơn về việc tính toán đài khi quan niệm nó là dầm không?
-Còn về việc tính toán cọc, bình thường thì tính toán cọc đều là chọn tiết diện chọn thép rồi kiểm tra điều kiện chịu lực, và lún. Thế nếu tính trực tiếp ra thép cho cọc thì sao? Đặc biệt là cọc chịu tải trọng ngang nữa. Mong các bác giải đáp giúp e với. E đang làm đồ án tn.
- file của bác Copidon bị lỗi rồi.
|
ao anh xa |
|
|
Bác nói thế là chưa đầy đủ về kết cấu rồi, kết cấu muốn phần mềm gì thì phần mềm thì cũng phải dựa trên cở sở mô hình trước đã bác ạh.
Gửi cơm_phở : mô hình tính cái kia tôi nghĩ là chỉ tính thép theo phương bạn đặt mặt cắt , và mô hình nó như 1 cái dầm mà 2 cái barett là 2 gối tựa ngoại lực là áp lực đầu cột, còn khi tính cột thì truyền tải bình thường, chỗ nào nhiều cọc, hay mô hình khó thì bạn có thể dùng safe
Còn lực ngang trong nhà cao tâng rất ít khi tính ( trừ nhà kiểu móng cọc đài cao ) nếu cần thiết phải tính bạn có thể dùng FB để tính
Thân gửi !
|
hoahuongduong |
|
|
Trong chương trình tính, các cấu kiện được mô hình hoá như sau :
* Cọc được mô hình hoá là các gối từa đàn hồi có độ cứng tương ứng với tiết diện và sức chịu tải.
* Đài cọc được được khai báo type: Mat có kích thước theo đúng thiết kế.
* Từ điều kiện địa chất và chiều sâu chôn móng tính được hệ số nền để đưa vào tính toán.
Việc xác định độ cứng của gối tựa đàn hồi và hệ số nền căn cứ vào điều kiện địa chất, bề rộng của băng móng và tiết diện cọc. Một số công thức thực nghiệm cách định độ cứng của gối tựa đàn hồi và hệ số nền như sau:
[IMG]> > >[/IMG]
(Theo tạp chí Xây dựng số 7/2006)
|
nongdan |
|
|
|
Cảm ơn bạn đã đóng góp cho diễn đàn, theo tôi biết thì công thức xác định hệ số nền rất nhiều nhưng mỗi công thức phải có một trường hợp áp dụng cụ thể, như báo cáo địa chất, khả năng tính toán, mức độ phức tạp và yêu càu của công trình
Chúc thành công !
|
nongdan |
|
|
k=100Rdn tôi vẫn thường làm vậy. hihihi
|
michaelyork |
|
|
Cảm ơn bác chỉ bảo nhiệt tình.
E hỏi thầy hướng dẫn rồi, vấn đề xd hệ số nền rất phức tạp và cũng có rất nhiều quan điểm tính toán tuy vậy nó chưa đưa vào tc lên thầy khuyên chỉ tính toán theo bài toán thiết kế móng đơn thuần.
Còn về phần móng dưới vách thang máy thì lấy nội lực chân vách rồi quy về trọng tâm đài mà tính toán. Hoặc mô hình trong SAFE( Bác trongtri biết cách làm về móng trong Safe không giúp e với, e chỉ biết tính phần sàn trong đó thôi). Còn về mô hình dầm mà bác nói e cũng đã nghĩ đến rồi, tuy nhiên việc xem 2 cái Baret làm gối tựa cũng phức tạp đấy, để tôi mày mò xem thế nào đã.
|
levantrai |
|
|
Tui cũng có quan điểm như vậy và đã có một comment trên diễn đàn nhưng ít người để ý. Có lẽ vì không có cách tính nào khác thay thế chăng?
Việc tính hệ số nền theo công thức Bao-ơ hay các công thức khác đều vấp phải "sự trục trặc" dẫn đến sai nhiều so với thực tế sau đây: Hầu hết các công thức tính hệ số nền đều dựa trên giả thuyết về biến dạng nền theo mô hình do Winkler đề xuất. Đó là mô hình nền biến dạng cục bộ: nghĩa là tác dụng đâu thì lún đó, đạp đâu thì lún đó, không ảnh qua lại đến xung quanh. Tức là bỏ qua sự tương tác qua lại với đất ngoài phạm vi móng. Ví dụ bạn cắm một cái cọc vào đất thì chỉ có đất dưới mũi cọc là lún, còn đất xung quanh mũi cọc không ảnh hưởng gì. Điều này không thực tế. Bạn thử đạp chân vào cát hoặc bùn mà xem...
Như vậy nếu giả thiết là không đúng so với thực tế thì các công thức suy diễn từ giả thiết là không đáng tin cậy.
Nói vui nữa là, theo giả thiết này, tôi xây nhà sát ông, tôi đào móng sâu hơn nhà ông mấy mét cũng chẳng sao, vì có lún thì chỉ lún "cục bộ" trong phạm vi nhà tôi, nhà ông chẳng bị ảnh hưởng gì...
|
GeorgeEr |
|
|
Đúng đó bác. Đúng ra thì phải xét sự làm việc đồng thời của các yếu tố xung quanh, nhưng các phương pháp tính toán thường chỉ coi nền là đồng nhất đàn hồi tuyến tính. Nhưng mà để xét hết sự tác động qua lại của các yếu tố đó là vấn đề khá phức tạp.
Trong phạm vi đồ án chắc tôi cứ làm bài toán thiết kế móng thông thường thôi cho chắc ăn, khà khà!
Nói chung thiết kế móng phức tạp quá: Thép cọc tính ra sao? Dầm móng tính thế nào? Rồi lại đài cọc thang máy dạng bè? Toàn cái củ chuối.
Đi bảo vệ thì dễ bị chém lắm, mà không biết thực sự các thầy đã bao giờ xét đến chúng chưa nhỉ?
|
JacimtoCogy |
|
|
Nếu là đồ án sinh viên thì nên khuyến khích. Nhưng hồi xưa trong ĐATN tui cũng có tính dầm móng trên nền đàn hồi theo công thức Bao-ơ mà các thầy cũng chả xem, chả hỏi han gì phần đó cả, coi như uổng công...
|
Vincentpype |
|
|
hjhjh! tiếc cho một nhân tài.
E đi xem bảo vệ các khóa trước, hài vô đối. Các thầy chỉ hỏi vài ba câu, rồi..... cuối cùng vẫn tn.
Chắc tại hồi xưa bác làm đồ án khủng quá nên các thầy không có thời gian hỏi chứ gì? E cũng muốn làm để có thêm ít kiến thức, nhưng mà thời gian gấp quá sợ không đủ! Còn có 1 tháng nữa là nộp đồ án mà vừa mới giao kết cấu được một tuần, cứ tiến độ này làm xong đồ án chắc nghẻo củ tỏi.
|
casinomkw |
|
|
Tranh thủ khoe tí và để ai sắp làm ĐATN rút kinh nghiệm.
Hồi làm tốt nghiệm tui làm luôn 2 phương án (2 thuyết minh tính toán riêng): phương án khung phẳng và phương án khung không gian, rồi so sánh. Nhưng các thầy hoàn toàn không quan tâm đến điều đó hay cách tính dầm trên nền đàn hồi. Có thầy hỏi trong lễ bảo vệ: Anh cho biết trên bản vẽ KC-06 còn thiếu gì? Tôi chịu. Thầy bảo: Còn thiếu tỉ lệ ghi sau tên bản vẽ (Ví dụ là Mặt cắt 1-1. Tỉ lệ 1/10). Nói chung toàn hỏi cái ba lăng nhăng thôi.
|
controlledpills |
|
|
Thép trong cọc xem sách có đề cập (hình như cuốn Địa kỹ thuật trong xây dựng công trình ngầm, nhớ ko nhầm)
Dầm móng thì mô hình cả đài và dầm móng trong safe cả hệ kết cấu móng.
Tính hệ số nền là khó nhất, có nhiều bác giả sử cọc lún 1cm để tính, Cái này ở đâu ra????
Nếu bảo vệ thì ko thể nào trả lời được, có cọc lún có cọc ko lún, lún thì có thể lớn hơn 1cm chứ??
Bác nào có kinh nghiệm về vấn đề này thì góp ý cho tôi đôi lời cảm ơn!
|
DonaldMi |
|
|
Vâng! nó là như thế đó.
E đang cố cái bằng khá lên phải vất vả chút. Nghĩ lại làm làm sao xúc tích và khi các thầy hỏi thì tôi chả lời được là ok!
tiện các Mod cho e Spam tý: bác Tuanlt cho tôi hỏi là cái khung của e đã scale lên 100 rồi, giờ trong cái khung đó có 1 cái hình e lại sc tiếp thì tỷ lệ ghi dưới cái hình như bác nói ở trên sẽ là bi nhiêu ạ?
|
thatgia |
|
|
Cái này nếu mà nói cho chuẩn thì còn phụ thuộc tỉ lệ in: Bạn in A3 sẽ ra tỉ lệ khác so với A4.... Nhưng chỉ cần phiên phiến thôi, có ghi là được, ai vác thước vào đấy mà đo đâu. Nếu đã Scale khung lên 100 lần, nếu bạn vẽ trong CAD ở Tỉ lệ 1:1 thì bạn ghi dưới tên bản vẽ là tỉ lệ 1/100. Chỉ cần có là được, không cần lăn tăn đúng sai. Người ta thi công theo kích thước ghi trên bản vẽ chứ không phải theo tỉ lệ.
|
MichelPurn |
|
|
Thật ra mà nói, chú cứ làm cho cao vào (tính vách, tính động đất, sàn ứng lực, ...) cuối cùng lên bảo vệ ít có câu hỏi về vấn đề đó, mà chỉ hỏi những cái cơ bản mà kỹ sư cần nắm là dầm cấu kiện chịu uốn, cột cấu kiện chịu nén là chính, sàn cấu kiện chịu uốn,....
Nắm cơ bản thì chém vẫn tốt, đồ án điểm cao!
Làm nhiều vấn đề cao hơn như trên đã nói là làm cho biết, sau đi làm nâng cao thêm là ok, vì có kinh nghiệm thực tế!
|
profilmuoisau16 |
|
|
vâng, cảm ơn các bác.
|
WeksizzySl |
|
|
quan trọng là biết để làm việc . tôi rất không tán thành kiểu học cốt yếu để lấy điểm , đối phó như vậy, bạn nghĩ sẽ ntn nếu sinh viên nào cũng học để đối phó, sau này làm việc theo modul bản vẽ mẫu, mà không nghĩ được gì ? không ai tài giỏi nhưng sinh viên chúng tôi phải biết phải làm gì, đừng quá vì điểm số mà quên mất khả năng tự học hỏi của bản thân
Thân gửi các bạn !
|
fordthudo1 |
|
|
Có bác ủng hộ thế, e quyết tâm làm cho ra trò. Cả đời mới có một lần tốt nghiệp đại học, không làm thì cũng phí.
|
EduardoMn |
|
|
Nhân có Topic "Tính thép đài cọc", các bác cho e hỏi nhờ chút ạ!
E có 1 cái đài móng cọc lệch tâm, cột lệch hẳn vào góc móng, e đang thắc mắc cái tính thép cho đài, nếu ta coi tại vị trí cột là ngàm và tính đài móng như 1 Consol ngàm tại mép cổ cột, thì khi đó tính ra thép sẽ rất lớn, đài e thiết kế có Mác #250, cao đài 0.9m, cọc ngàm vào đài 100mm, chiều cao làm việc của đài là 0,8m.
Ảnh của đài như bên dưới, các bác tư vấn cho e cái tính thép đài với ạ !
E xin chân thành cảm ơn !
|
profillinkmuoimot11 |
|
|
Dựa trên hình vẽ của bạn, có thể suy ra cọc tròn đường kính 500, nếu mà lấy chiều cao đài theo kinh nghiệm thì nó phải cao 1.5-1.6 chứ nhỉ!? Còn lấy 0.9m e rằng quá bé bạn ạ.
|
trytrytr tr453434 |
|
|
Ối, có kinh nghiệm như vậy hả bác ???
Bác xem lại giúp e với, đây là nhà dân mà làm to quá sợ các bác ý chạy mất dép thì khổ >
|
Haroldser |
|
|
Theo kinh nghiệm thì hd>=3d trong đó d là đường kính hay cạnh cọc. Có thể lấy chiều cao đài hd = 3d+10 cm.
Mà cọc này là cọc gì vậy: ép, đóng hay nhồi...
|
xac suat |
|
|
Cọc của e là cọc khoan nhồi ạ ! hic !
|
profil7 |
|
|
Đất đai nhà cửa thế nào mà dùng cái cọc nhồi bé thế, sao không dùng cọc ép?
|
Donaldsor |
|
|
Đây là nhà dân thui ạ, không dùng ép được ạ, nhà có 5 tầng 1 tum thui ạ!
E băn khoăn phần thép đài móng quá, trước e làm nhà dân thì đài mỏng thui, khoảng dưới 1m thui ạ, chứ e sợ làm to quá thì họ khiếp, với lại dù đài mỏng nhưng tính sao cho đủ là OK mà!
|
StephenDAK |
|
|
Coi đài là gối cứng, nội lực chân cột tập trung vào đài, phần đài ngoài phạm vi cọc coi là consont
|
trannguyen1602 |
|
|
tính thì bạn mô hình cả hệ đài cọc và cọc vào Safe kiểm tra xem ứng suất nguy hiểm nhất tại đâu ? thép nó như thế nào ? cái chiều cao đài này còn phụ thuộc tải trọng đầu cọc, mác bê tông, hàm lựong thép nữa đấy ( nhà 5 tầng , tải đầu cọc D500 khoảng 120T) đài cọc có thể lấy 0,9 nếu không an tâm sau khi tính toán bạn bố trí thêm hệ lưới tăng bề rộng nút chịu nén , quan trọng trong hệ móng lệch này có lẽ vẫn là tiết diện giằng móng
Tài liệu Safe đính kèm ( chú ý trong tính hệ số đàn hồi nếu công trình quan trọng)
|
RaymondEr |
|
|
Đó chỉ là tính sơ bộ theo kinh nghiệm thôi. Tuy nhiên theo thiển ý của tôi thì 0.9m đúng là nhỏ. Bạn cứ thử tính chọc thủng xem có chịu được không...
|
Alvarogime |
|
|
Mô hình vào Safe thì tôi mô hình cọc là Spring hả bác ? hay ý bác là cho cọc là lực tập trung đánh thẳng lên đài ạ ?
|
RaymondEr |
|
|
tất nhiên là Spring rồi, trừ khi cọc tựa nền đá, không lún hoàn toàn mà chỉ biến dạng thì mô hình là lực tập trung, nhưng cái hệ số lò xo thì ..tìm trên diễn đàn đầy ra đấy, mà có lẽ anh bạn giỏi cơ học đất nên không khó tìm ra cái này và biết được giới hạn sử dụng của nó tốt hơn tôi
|
DonaldMi |
|
|
thế mà ko hỏi anh...heee
|
hoibmtose005 |
|
|
zậy tính sao anh ?
|
trannguyen1602 |
|
|
tôi thấy có một cách tính thép đài móng cả lớp trên lớp dưới nữa là 1 hệ số K*chiều dài cạnh bé hoặc K"*chiều dài cạnh nhỏ. tính thép cả lớp trên lớp dưới của đài cọc.... tôi tìm hiểu mãi mà chưa biết căn cứ ở đâu
|
tandc128 |
|