Hỏi đáp / Thiết kế móng cọc
** Bảng tính excel SCT của cọc đóng bê tông cốt thép theo TC 22TCN272-05! - Tư vấn Kết cấu, BTCT, thi công xây dựng

  Bảng tính excel SCT của cọc đóng bê tông cốt thép theo TC 22TCN272-05!

     mong các bác chỉ giáo về cách tính và các công thức tính trong đó
Có 24 câu trả lời!!
Có thể bạn chưa biết: Kiến trúc Phương Anh là đơn vị Xây nhà trọn gói Hải Phòng uy tín, chất lượng từ năm 2003. Luôn nằm trong top 3 tìm kiếm trên google.
williamcuong
sao không ai phát biểu ý kiến vậy, toàn lấy về sử dụng ah? trong đó có lỗi sai cung nên đó?
williamcuong
noithatchangson File dang gi vay?
noithatchangson
checkerso1
Phải lấy về ... nghiên cứu ... thử nghiệm ... mới bàn là đúng hay sai chớ.>
checkerso1
EduardoMn Bạn dùng râu ông nọ cắm cằm pà kia. Sức chịu mũi và ma sát thành thì tính theo kết quả xuyên (SPT) cho đất rời, còn cho đất dính bạn lại dùng chỉ tiêu cường độ . Nếu đã dùng kết quả xuyên thì phải dùng cho cả đất rời và đất dính, và tương tự nếu dùng chỉ tiêu cường độ . Và ngoài ra cọc trong đất dính còn phải tính cho trường hợp Q (quick) và S (slow) nữa bạn nhé . Trường hợp Q thì như trong bảng tính, còn trường hợp S thì cần có thí nghiệm S cho đất nền hoặc có thể tính được Su theo quan hệ Su/sigmav0 = const (từ cắt cánh chẳng hạn) vì cọc trong đất dính nếu chỉ tính cho trường hợp Q thì quá an toàn ----------> lãng phí vì cọc có thời gian nghỉ để ma sát thành và sức chịu mũi hồi phục (do áp lực nước lỗ rỗng thặng dư phát sinh khi đóng cọc tiêu tán hết------->phù hợp với trường hợp S) nc. oanh
EduardoMn
ArthurGip
ông không đọc kỹ tiêu chuẩn 272 - 01 ah? nó viết tính thep SPT chỉ cho đất cát thôi. chứ đất sét nó viết là đất dính thì phải dùng công thức như trong bản của tôi chứ. mà trong quy trình 272 - 01 có thấy nó nói gì đến Quick và slow đâu?
ArthurGip
plantandzombi Kiến trúc Phương Anh có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực thiết kế nhà và xây nhà dân dụng. Trải qua nhiều năm phát triển, đến nay đã sở hữu hàng trăm mẫu thiết kế nhà Hải Phòng , thương hiệu uy tín từ năm 2003
Luckyman
plantandzombi Bạn nói là muốn được mọi ng cho ý kiến, thất vọng vì mãi chả ai cho ý kiến, đến lúc có ng phát biểu thì sao lại gay gắt thế
plantandzombi
williamcuong tôi đâu có gay gắt gì đâu. tôi chỉ tranh luận với mọi người để tìm ra các sai sót của minh thôi.
williamcuong
hoibmtose005
hô hô cái này tôi đang học nên mượn về tham khảo thui chứ có sai hay không thì tôi cũng ko bít mong được các bác chỉ giáo nhìu hì hì
hoibmtose005
terrydoa
Nói chung là bản tính của Bác gọn và đơn giản. Nhưng theo tôi thì làm theo Quy trình 79 vẫn hay hơn,
terrydoa
delta deus
bản tính sức chịu tải cọc khoan NHồi : ( xem chơi cho vui) chỉ cần nhập địa chất ngay từ đầu . Sẽ có kết quả tính toán cho SCT theo cơ lý , sct theo SPT và sct theo cường độ >
delta deus
ClintomEa
Vài ý kiến cho bản tính của bạn 1-Bạn tính Su chỉ theo công thí nghiệm cắt phẳng sigma tang phi + c là không an toàn. Về nguyên tắc Su phải làm thí nghiệm nén ba trục. Nhưng thí nghiệm này đắt nên ít làm. Vi vậy bạn cần lấy giá trị min giữa thí nghiệm cắt phẳng và tính Su theo SPT dựa vào công thức dẫn xuất. Bạn sẽ bảo là AASHTO ko có công thức đó nhưng AASHTO chỉ là cái ngọn của FHWA, chìm dưới nó là một loạt các tài liệu cơ bản để làm nên tiêu chuẩn AASHTO đó. Bạn có thể tham khảo ở đó. 2- Hệ số sức kháng bạn phải chỉ rõ ra lam đa v bạn lấy bằng bao nhiêu và tại sao lại lấy thế. vì theo quy trình là 0.45 x lam đa v. 3- Bạn hiểu sai về hệ số nhóm cọc. Hệ số nhóm cọc ko triết giảm cho sức chị tải của cọc đơn mà triết giảm cho móng sức chịu tải của móng khối quy ước (cái này nhiều người nhầm lắm). Để rõ hơn, bạn có thể đọc tài liệu gốc của Tomlinson hoặc các ví dụ tính toán chuẩn của AASHTO. Tuy nhiên tôi vẫn đồng ý cách làm của bạn vì như thế an toàn mà không phải xét thêm bài toán cường độ của móng khối. Nếu bạn định nói với tôi là móng khối quy ước chỉ dùng để tính lún thì dừng lại vài giây nhé, đọc lại điều 10.7.3.10 của quy trình (nhưng là loại quy trình có phần commentary) nhé. 4-Tôi ko đồng ý với bác nguyencongoanh. Người ta chọn phương pháp đúng rồi bác lại bảo người ta râu ông nọ cắm cằm bà kia. Tôi cũng ko đồng ý với ksluong cho rằng tính 79 hay hơn. AASHTO là tinh hoa của khoa học xây dựng, nó giải quyết tất cả các vấn đề một cách trọn vẹn và đầy tính thực nghiệm, quan trọng là ta phải hiểu nó hơn hiểu chính bản thân tôi.
ClintomEa
sieunhangiambeo Bác có vẻ ngưỡng mộ AASHTO nhỉ? Đúng là dân cầu đường có khác. Dân XD quan tâm nhiều hơn đến BS, UBC, IBC, ACI, EuroCode, Snip. Nói chung mỗi thứ có 1 cái hay, cũng rất khó để nói cái nào hơn cái nào. Tôi không chuyên về cầu đường nên không dám nhận xét chung về AASHTO hay FHWA. Tuy nhiên nếu chỉ xét riêng về tính toán móng cọc, tôi thấy nguyên lý trong AASHTO hoàn toàn tương tự như các tiêu chuẩn xây dựng dân dụng khác của Mỹ, ví dụ như tính SCT cọc theo các phương pháp kinh điển anpha, beta, lamda, SPT, CPT; tính lún theo móng khối quy ước hoặc độ lún cọc đơn nhân với hệ số nhóm cọc,... Hôm vừa rồi tôi có ngồi nói chuyện với GS Vũ Công Ngữ, GS đánh giá rất cao tính thực nghiệm của khoa học Mỹ, tuy nhiên cũng không thể phủ nhận tính chặt chẽ trong lý thuyết và thực hành của khoa học Nga. Thực tế, từ trước tới nay hệ thống tiêu chuẩn VN chủ yếu theo Nga, và thời gian đã chứng minh rằng khoa học Nga hoàn toàn tin cậy. Vừa rồi các nhà khoa học định sửa đổi tiêu chuẩn thiết kế móng cọc từ Snip sang EuroCode, nhưng cuối cùng vẫn quyết định theo Nga.
sieunhangiambeo
sieunhangiambeo
minh rat cam on cac you nhe.....
sieunhangiambeo
Rolandpr Bạn lấy công thức tính Su ở đâu vậy. Nếu mà sử dụng được công thức này thì hay quá ngành cầu chẳng phải loay hoay mãi mà chưa tìm được lời giải với anh chàng này.
Rolandpr
thanhtinh
chắc đây là câu trả lời mà các bạn quan tâm!! vấn đề tính móng cọc theo tiêu chuẩn 22-272-05 theo SPT vứong nhất phần xác định Su , đây có thề là hứong giải quyết vấn đề!! nếu ai đã từng đọc sách nền móng của thầy Vũ Công Ngữ cũng sẽ tìm thấy đáp án như vậy!! gửi các bạn tham khảo!!
thanhtinh
thietkelogo
ủa, tôi kiếm công cụ đính kèm ko thấy? ai biet chỉ tôi để tôi up lên cho cả nha tham khảo!!
thietkelogo
Haroldser
ah!! đây ùi!! mọi ngừoi tham khảo nhe!!! co gi đóng góp ý kiến hoàn thiện hơn nha!!
Haroldser
rtgreter vret ẻ Bạn cho tôi xin bảng tính đầy đủ cả các phần tính khác nữa.
rtgreter vret ẻ
Donaldsor
Xin hỏi: Tôi có các kết quả sức kháng cắt từ các thí nghiệm như sau (thí nghiệm đối với đất loại sét): - Cuu, phi_uu từ thí nghiệm 3 trục UU - Ccu, phi_cu từ thí nghiệm 3 trục CU - Ccu, phi_cu từ thí nghiệm 3 trục CU - C, phi từ thí nghiệm cắt trực tiếp - qu từ thí nghiệm nén đơn => vậy công thức tính Su trong việc tính sức chịu tải của móng cọc tính như thế nào, chọn giá trị của thí nghiệm nào để tính. Tôi tham khảo các bảng tính của một số cty thiết kế thấy tính thế này (đối với đất sét): *cách 1: tính Su thông qua thí nghiệm cắt trực tiếp và Su=sigma*tan(phi)+c *cách 2: tính Su thông qua qu và Su=qu/2. Theo quan điểm của tôi, phải lấy các giá trị C, phi trong thí nghiệm 3 trục tính mới chuẩn chứ. Với đất sét nếu tính sức kháng thành bên thì dùng Cuu và phi_uu (Thí nghiệm UU) còn sức kháng mũi thì dùng Ccu và phi_cu (thí nghiệm CU) (đúng như tinh thần trong tiêu chuẩn 194-2006). Nhưng ở đây, tôi băng khoăng không rõ rằng khi dùng các giá trị trong TN 3 trục thì giá trị Su=C hay vẫn phải tính Su=sigma*tg(phi)+C.??? Tóm lại Có thể đưa ra các biểu thức tính Su sau: 1. Su =sigma*tg(phi_uu)+Cuu 2. Su =sigma*tg(phi_cu)+Ccu 3. Su =sigma*tg(phi_cu)+Ccu 4. Su =sigma*tg(phi)+C 5. Su=Cuu 6. Su=Ccu 7. Su=Ccu 8. Su=qu/2 Vậy Xin hỏi cả nhà ketcau.com các biểu thức trên biểu thức nào đúng cho việc tính Su trong việc tính sức chịu tải của cọc. Mong đc đóng góp sớm!
Donaldsor
Arshes
Em cũng đồng ý với quan điểm bác Xquang, có lẽ phải hỏi thầy Nguyễn Viết Trung mới được?!
Arshes
Robertbura Vấn đề này cũng đã có rất nhiều diễn đàn trao đổi rồi. Dân cầu đường nói chung là nghe nói đến anh chàng Su này thì ai cũng băn khoăn roài.> Vấn đề này có khi bác Ngọc cho ý kiến xem thế nào chứ cứ mỗi ông dùng mỗi kiểu công thức tính Su nhiều khi loạn cả lên. Với mỗi công thức lại cho một kết quả khác nhau. Nhiều khi lệch nhau rất lớn. Ví dụ ngay như 2 công thức được đề cập đến trong cuốn Móng cọc-Phân tích thiết kế của GS.Vũ Công Ngữ cũng đã khác nhau rất nhiều. Mặc dù tính toán cọc trong ngành cầu đường cũng nhiều và tiêu chuẩn của Mỹ thì nổi tiếng là chặt chẽ và khoa học nhưng có một điều tôi vẫn thấy hơi lăn tăn là: Khi tính sức chịu tải trong đất sét cứng hoặc rất cứng thì liệu tính theo Su có phù hợp với sự làm việc thực tế của cọc không?? Vì với loại đất này không thể xác định Su theo thí nghiệm cắt cánh được mà phải theo thí nghiệm nén 3 trục. Vài trao đổi với các bạn. Nhờ các bạn lý giải giúp. Thanhk
Robertbura
Bernardmt
Tính toán móng cọc co chịu tải động đất ai biết chỉ minh với. thanhk!
Bernardmt
dacbiet
tôi hok biết lấy số liệu địa chất lỗ khoan 13 ở đâu vậy??thank nhìu
dacbiet

CÁC CÂU HỎI KHÁC CÙNG CHUYÊN MỤC:


       Áp lực gây lún tại móng khối quy ước    (có 16 câu trả lời)
       các loại cọc cho nhà cao tầng ở Việt Nam    (có 14 câu trả lời)
       Đài móng gồm 1 cọc khoan nhồi    (có 9 câu trả lời)
       Quy trình thiết kế móng cọc    (có 19 câu trả lời)
       các chỉ tiêu cơ lý của đất    (có 22 câu trả lời)
       [Help] Cách tính toán chọc thủng cho bè cọc    (có 27 câu trả lời)
       tính trọng lượng cọc    (có 6 câu trả lời)
       Đồ án Nền & Móng!    (có 12 câu trả lời)
       Ma sát bên cọc -Sét cứng    (có 14 câu trả lời)
       Giằng mong nối từ đài cột sang đang đài vách    (có 8 câu trả lời)
       Nối thép cho cọc bê tông cốt thép    (có 5 câu trả lời)
       PIT: làm mềm kết quả thí nghiệm    (có 7 câu trả lời)
       Cốt đai cọc bê tông cốt thép?    (có 5 câu trả lời)
       Cọc vuông - Cọc tròn    (có 25 câu trả lời)
       Chọn Q búa đóng cọc?    (có 80 câu trả lời)
       Nhờ các bạn tư vấn về ép cọc bê tông khu vực xã Kim Chung - Hoài Đức    (có 7 câu trả lời)
       Hệ số làm việc nhóm khi bố trí cọc theo dạng tam giác ??    (có 17 câu trả lời)
       Bàn về cọc ép sau cho nhà dân !    (có 6 câu trả lời)
       Khoảng cách cọc    (có 13 câu trả lời)
       Cọc tam giác    (có 25 câu trả lời)
       Cho hỏi cách TK móng cọc dưới vách cứng    (có 8 câu trả lời)
       Hỏi sức chịu tải của cọc nhồi có phụ thuộc chiều sâu ngàm vào đá    (có 9 câu trả lời)
       Cách tính sức kháng cắt không thoát nước trung bình    (có 10 câu trả lời)
       Cách tính toán Thép trong cọc khoan nhồi.    (có 8 câu trả lời)
       BÊ TÔNG CỌC M80v TCVN 3118-93 là gì ?    (có 6 câu trả lời)
       được phép tăng 20% sct của cọc    (có 11 câu trả lời)
       Tiêu chuẩn TCVN 10304:2014 Móng cọc - Tiêu chuẩn thiết kế    (có 19 câu trả lời)
       Ống siêu âm trong cọc khoan nhồi?    (có 24 câu trả lời)
       Tiêu chuẩn Snip 2.02.03.85 Nga về Móng cọc    (có 11 câu trả lời)
       Chiều dài cọc khoan nhồi bao nhiêu là hợp lý    (có 5 câu trả lời)
       Cọc ly tâm?    (có 34 câu trả lời)
       Chỉ dẫn Cho hỏi cách TK dầm móng theo TCXDVN375:2006 (Eurocode 8)!    (có 78 câu trả lời)
       Bơm vữa bít ống siêu âm cọc khoan nhồi?    (có 16 câu trả lời)
       Phương pháp tính toán và thiết kế cọc khoan nhồi?    (có 53 câu trả lời)
       Làm ơn cho tớ ý kiến về móng cọc nhà 5 tầng    (có 16 câu trả lời)
       TT TK móng cọc, mỗi đài có 1 hoặc 2 cọc đỡ cột?    (có 45 câu trả lời)
       Allowable axial load or Material axial load?    (có 6 câu trả lời)
       Tải trọng tiêu chuẩn phân phối lên cọc?    (có 6 câu trả lời)
       Móng cọc đóng, ép hay khoan nhồi    (có 39 câu trả lời)
       Gia cường móng cọc    (có 9 câu trả lời)
       Sự cố khi thi công và thiết kế cọc ép-lỗi do ai?    (có 11 câu trả lời)
       Cắt cọc bê tông ly tâm UST?    (có 57 câu trả lời)
       Ép cọc như thế nào là đúng    (có 9 câu trả lời)
       Cho hỏi kết cấu móng này    (có 8 câu trả lời)
       PIT cọc khi đã có đài    (có 22 câu trả lời)
       Về máy ép cọc thủy lực 2 xi lanh.    (có 8 câu trả lời)
       Hướng tới thiết kế đài móng tối ưu    (có 17 câu trả lời)
       Quan niệm lấy tổ hợp Tiêu chuẩn tính số lượng cọc !    (có 8 câu trả lời)
       Độ mảnh của cọc và cốt thép cọc?    (có 8 câu trả lời)
       xử lí đầu cọc khi cốt cắt đầu cọc thấp    (có 9 câu trả lời)
        ... Xem thêm



     "Công ty TNHH Xây dựng và nội thất Phương Vinh, và Văn phòng Kiến trúc Phương Anh là doanh nghiệp hàng đầu về lĩnh vực thiết kế kiến trúc, thiết kế nội thất và thi công tại Hải Phòng. Chất lượng các công trình do chúng tôi thiết kế đã mang lại uy tín và sự tin tưởng của khách hàng hơn 15 năm qua. Sự hài lòng của gia chủ là niềm vui của đội ngũ kiến trúc sư chúng tôi."

Công ty TNHH Xây dựng và Nội thất Phương Vinh

Văn phòng Kiến trúc Phương Anh

Địa chỉ: Số 2A phố Phụng Pháp - Đằng Giang - Ngô Quyền - Hải Phòng
Hotline:
       KTS. Mr.Tuấn Anh 0901.291.666
       KTS. Mrs.Phương 085.88.355.88
       KTS. Mr.Thành 0912.308.118
Fanpage: facebook.com/maukientrucdep/



back to top