Hỏi đáp / Thiết kế móng nông
Áp lực đất? - Tư vấn Kết cấu, BTCT, thi công xây dựng

  Áp lực đất?

     các anh cho tôi hỏi cái này với. trong tính toán áp lực đất lên tường chắn có mực nước ngầm. bài cho gama đẩy nổi thì tính áp lực đất lên tường chắn thì tính đến áp lực nước. còn nếu cho gama bão hòa thì có tính thêm áp lực nước nữa không? thank các anh
Có 23 câu trả lời!!
Có thể bạn chưa biết: Bạn được miễn phí 100% phí Thiết kế nội thất Hải Phòng khi Thi công nội thất tại Kiến trúc Phương Anh
Charlesquew còn tùy sau lưng tường nó có nước ngầm ko thì mới có nước mà tác dụng hay ko chứ bạn!
Charlesquew
noithatchangson Tính cả bạn à. Áp lực nước chủ động.
noithatchangson
Robertbura
Các ACE trong diễn đàn cho tôi hỏi thắc mắc này với. Trong tính toán áp lực đất chủ động lên tường chắn, trong trường hợp có tải trọng ngoài tác dụng trên mặt đất nhưng không kín khắp như hình vẽ. người ta căn cứ vào đâu để vẽ 2 đường thẳng KT, KS hợp với đường thẳng nằm ngang một góc phi và góc omega như hình vẽ. >
Robertbura
lightzar
Đây là sách ký hiệu tiếng Việt, bạn đọc sách tiếng Việt mà không tự trả lời được ? phi: góc ma sát trong của lớp đất bên sườn- ký hiệu chuẩn rồi. omega= 45 độ + phi/2
lightzar
suanhadthouse
em tưởng omega là góc của mặt trượt nguy hiểm nhất chứ nhẩy!
suanhadthouse
jinchan Tôi đang cần tìm công ty thiết kế nhà tại Hải Phòng uy tín và đơn giá xây rẻ một chút. Các bạn có thể cung cấp cho tôi một số công ty để tôi tham khảo.
Luckyman
jinchan Nhiều cái nó ký hiệu tùm lum, chỉ có 1 số là chuẩn thôi Vì cái ômega kia nhiều sách nó lại viết thành bê tha hay đen da. Thế nên phải đọc kỹ sách và đọc thêm nhiều sách khác nữa, nếu chỉ đọc sách tiếng Việt . Không nên...lầm tưởng . Ở trên chỉ bàn về giá trị, còn tên gọi-cách xài thì chắc là có trong sách.
jinchan
fordthudo1 AKT = 90 do - phi với lớp đất cát AKS = CBB: góc của mặt trượt nguy hiểm nhất ( mặt trượt ABC) góc omega là góc trượt nguy hiểm của khối đất khi chưa chất tải. Sau khi chát tải góc omega không thay đổi! (Tôi đọc sách Cơ đất đã chứng minh) Cách xác đinh omega? Cũng chỉ mò thôi, kẻ bừa một đường rồi tính áp lực đất chủ động. Cái đường nào cho áp lực chủ động lớn nhất thì chính là nó. ) Những cái này sách trình bày kĩ mà. Nhưng trong sách cái đoạn SS lại có bước nhảy cơ! )
fordthudo1
profilmuoisau16 Nó nhảy vì bề rộng tải ngoài trên mặt được coi là hữu hạn: có 1 đoạn, nó không nhảy vì cái này được coi là kéo dài chạy tít ra xa. Cái kí hiệu oo trên kia cũng có giá trị phết đấy . Làm bừa thì có ngày bỏ việc về...đi bừa. Làm mò thì về nhà... mò ốc- tôm .
profilmuoisau16
profiltam
hehe. Hiện tại thì tôi chưa biết cách tìm cái mặt trượt nguy hiểm nhất cả. hỏi các thầy thì cũng chỉ nói là vẽ 1 đường theo kinh nghiệm để tính. )
profiltam
con voi con Nhưng cái đang bàn là mới chỉ tính áp lực lên tường chắn thôi. Còn giờ thì phần mềm nhiều, nó cũng đỡ cái khoản tính tay rồi truy tìm cung trượt nguy hiểm nhất. Quan trọng là hiểu được cái gốc sau đó thì phần mềm... cho đỡ nhọc thân >. Nhiều khi cũng phải sáng tạo để cho trò vượt thầy chứ. Rất mong có nhiều bạn giỏi như vậy. Không nên cái gì cũng răm rắp theo thầy, đặc biệt là các thầy trẻ tuổi . Có như vậy, đất nước mới giàu mạnh.
con voi con
ClintomEa Hix. Do tôi đưa ra câu hỏi không ró ràng nên làm cho các ACE hiêu nhầm ý tôi mún hỏi. Trong cài hình vẽ trên: phi - góc ma sát trong của đất. omega: góc trượt của đất sau tường. ( theo kí hiệu trong sách của tác giả) Ý Tôi muốn hỏi là cách vẽ áp lực đất chủ động lên tường chắn đó. Trong trường hợp trên mặt đất chịu tải trọng phân bố đều không kín khắp thì biều đồ áp lực đất nó có dạng như hình vẽ ấy. Nhưng làm sao tác giả lại vẽ được cái biểu đồ áp lực đất chủ động ấy. Theo tác giả để vẽ áp lực đất lên tường chắn thì kẻ 2 đường thẳng KT, KS hợp với phương nằm ngang 1 góc phi và omega. khí đó áp lực đất chủ động do tải trọng ngoài gây ra chỉ ảnh hưởng từ điểm S trở xuuống. Tôi lăn tăn ở chỗ là dựa vào đâu mà tác giả vẽ 2 đường thẳng KT với KS hợp với phương nằm ngang 1 góc phi và omega. Xin mọi người chỉ giáo!
ClintomEa
ArthurGip
Sao dạo này nhiều bạn đòi biết cái gốc quá vậy Trong khi rất lười đọc sách và ngại động tay động chân. Để xác định cái cung trượt, hay hệ số ổn định chống lật của cái tường, cần xác định các lực/áp lực tác động lên cái tường . Nhưng việc xác định mấy cái lực này bằng lý thuyết cơ đất cổ điển quá phức tạp, nên người ta mới dùng mọi thủ đoạn để làm đơn giản nó đi. Thay vì cái dải lực tác động lên tường chắn có 1 vùng bị ảnh hưởng phức tạp, mà ngồi tính mãi cũng chẳng ra; thôi thì nhắm mắt bỏ qua vạch mấy cái đường thẳng ở trên để có lời giải ngay . Cái này là tương đối, muốn tuyệt đối xin mời giả bằng lý thuyết cổ điền- chổng mông mà làm lấy . Hoặc dùng pp số nó sẽ chơi tuốt . Giải ra được nhưng còn việc xác định cái lực đó đặt vào điểm nào, ôi khó quá, thôi thì cái ông sáng tạo ra cái ở trên vẫn cứ đúng hàng trăm năm nay bởi chưa xuất hiện thằng nào điên hơn ông ấy .
ArthurGip
test1212 Một số bạn lười đọc sách quá, động tý là hỏi. Bài toán áp lực đất cơ bản nhất như vậy mà không hiểu thì các bài toán khác làm sao đây?
test1212
SpencerJalf Cũng có thể các bạn đọc sách mà chưa hiểu. Hỏi vậy cũng được, nhưng trả lời thì cũng chỉ được ý chung chung thôi. Hơn nữa biết đặt câu hỏi có trọng tâm, tìm chỗ chưa rõ ràng trong sách- đấy cũng là cách học khôn ngoan- có cố gắng rồi. Chỗ này, là tôi nhắc khéo tý, cho các bạn cố gắng và chăm chỉ lên thôi. Chứ sách tiếng Việt viết nhiều chỗ tôi cũng lơ mơ lắm Mong các bạn đừng có để bụng nhé >. Tốt nhất là nên học ngoại ngữ, kiểu gì sau này cũng dùng đến, trước mắt đọc sách gốc của nó . Sách tiếng Việt đọc chỉ làm quen với khái niệm mà thôi.
SpencerJalf
dutrieu Theo tôi hiểu thì bạn muốn biết là tại sao lại kẻ 2 cái đường KT KS? 1. Đường KS Để chính xác hơn thì việc tính toán ứng suất trên tải trọng ngoài chuyển thành bài toán xác định ứng suất đứng tại đường thẳng mặt tường gây ra bởi tải trọng ngoài rồi nhân với hệ số áp lực đất chủ động. Nó ra đường cong đẹp lắm Việc kẻ đường thẳng này chỉ là gần đúng dựa trên việc mặt trượt nguy hiểm không thay đổi sau khi chất tải. KS của khối AKS và CB của khối ABC. Cách vẽ KS nhanh gọn nhẹ, tiện lợi nên được nhiều người dùng trong đó có tôi . Chỉ dùng để làm bài tập thôi. 2. Đường KT Theo ý kiến của tôi thì cái đường thẳng này là đường để xác định tải trọng quy ước nhưng góc phi là góc giữa KT đường thẳng vuông góc với mặt đất cơ. Vẽ đường này để xác định vùng ảnh hưởng của tải trọng một cách gần đúng (gần đúng = sai) Cái đường này để tính lún khối móng quy ước của móng cọc hay để xác định sức chịu tải móng nông của lớp đất dưới đáy móng.
dutrieu
Freddievaw Tôi tưởng cái ông nghĩ ra cách tính ổn định tường kia không phải quốc tịch Nga. Còn cái tính móng khối là quan niệm của Nga chứ ? Cái góc phi II mở rộng khi tính móng khối qui ước cho móng cọc thì chả liên quan đên cái tường chắn.
Freddievaw
Danielpr
trong cái mô hình tính toán tường vây này tôi chưa thấy ai kẻ cái đường KT cả mà thay vào đó Tại SS sẽ có bước nhảy bằng Kd.q. Cái này chắc ai đưa thêm vào đấy chứ vì vậy cái đường KT tôi mới nói là THEO Ý KIẾN CỦA MÌNH. cái góc phi thì không liên quan đến tường chắn nhưng lại liên quan đến việc xác định phần ảnh hưởng tải trọng quy ước (tải trọng ngoài) đó.
Danielpr
michaelyork Chém thêm lần cuối này, đọc lại cái bài ở trên của tớ; nó có bước nhảy vì ở trong bài toán này, tải phân bố là hữu hạn, tức là nó chỉ rộng 1 đoạn là b; và phần ảnh hưởng của tải ngoài nó chỉ có 1 đoạn ở trên; cái đoạn nhảy ấy chính là độ chênh lệch giữa ứng suất của tải ngoài tác dụng với bề rộng là b và trọng lượng bản thân đất. Còn cái hình ở trên kia cái tải nó chạy ra tít vô cùng, vô tận thì nhảy đi đâu được . Ở đây chỉ xét đến cân bằng khi cái tường nó cố định, không đi đâu được, còn khi xảy ra chuyển vị đối với tường vây thì nó không còn đúng đâu đấy. Đọc kỹ lại các giả thiết của nó đi. Hiểu chửa ?
michaelyork
inetryconydot ý Mrshoo là đường áp lực đất sẽ chạy từ A đến S hay là tới S mới giật lên S? nếu biểu đồ chạy từ A đến S mà không qua T thì cũng bình thường, càng thiên về an toàn.
inetryconydot
nongdan
Nó chạy ra vô cùng thì bước nhảy thế này! > Ban đầu là màu đen. Tải chạy ra ngoài theo màu đỏ thì áp lực thêm phần đỏ.
nongdan
anhtuannguyen0904
Cho tôi hỏi 1 vấn đề liên quan tới áp lực đất nữa. Tường chắn đất của tôi có bề rộng đất tác dụng vào tường chỉ có bề rộng là 1.5m. Như vậy áp lực đất của tôi dưới chân tường chắn không còn là kxgamaxh nữa mà nhỏ hơn. Vậy tôi tính toán trường hợp này như thế nào.
anhtuannguyen0904
noithatap tham khảo cách tính có xét tới arching effects của Aubertin
noithatap

CÁC CÂU HỎI KHÁC CÙNG CHUYÊN MỤC:


       Phương pháp làm đồ án nền móng?    (có 27 câu trả lời)
       Móng cho cầu thang ngoài và bể phốt?    (có 11 câu trả lời)
       Tăng độ cứng EI của móng băng    (có 84 câu trả lời)
       Sức chịu tải của nền dưới đáy bể chứa    (có 33 câu trả lời)
       Về sức chịu tải R của nền đất    (có 36 câu trả lời)
       Cách tính toán toán móng đơn?    (có 45 câu trả lời)
       Công thức tính sức chịu tải của nền móng    (có 20 câu trả lời)
       Độ mở rộng của lớp lót bê tông lót móng    (có 11 câu trả lời)
       Móng chân vịt trong nhà xây chen    (có 78 câu trả lời)
       Cách tính toán móng băng giao thoa?    (có 26 câu trả lời)
       Móng đơn, băng và bè thì cái nào lún nhiều hơn?    (có 68 câu trả lời)
       Đồ án mẫu Nền Móng?    (có 47 câu trả lời)
       Nội lực tính móng?    (có 48 câu trả lời)
       Thuyết minh tính toán móng bè?    (có 20 câu trả lời)
       Cho hỏi cách TK móng đơn cho nhà 3.5 tầng    (có 13 câu trả lời)
       giằng móng    (có 12 câu trả lời)
       Cách tính toán lún móng đơn?    (có 10 câu trả lời)
       Cho hỏi cách TK móng cho hàng rào?    (có 56 câu trả lời)
       Vấn đề về móng băng khi giải SAFE????    (có 41 câu trả lời)
       Sức chịu tải của nền?    (có 24 câu trả lời)
       Cách tính toán toán móng băng?    (có 95 câu trả lời)
       Cho hỏi cách TK móng đơn?    (có 98 câu trả lời)
       Cách tính toán toán móng bè?    (có 102 câu trả lời)
       Cách tính toán hệ số nền theo công thức Bowles?    (có 42 câu trả lời)
       Bản vẽ móng băng nhà phố?    (có 67 câu trả lời)
       Đã đến lúc Hà Nội cần tcó các Quy định chặt chẽ hơn về khảo s    (có 24 câu trả lời)
       Thi công khoan cấy thép.    (có 15 câu trả lời)
       Bố trí thép cho móng?    (có 15 câu trả lời)
       Nội suy trên đường cong e - p?    (có 18 câu trả lời)
       ứng suất gây lún dưới lớp đáy đệm cát    (có 15 câu trả lời)
       tính toán móng dưới tường bằng đá, gạch    (có 13 câu trả lời)
       Bố trí thép móng băng    (có 33 câu trả lời)
       Móng đá hộc?    (có 14 câu trả lời)
       Thí nghiệm sức chịu tải của nền?    (có 16 câu trả lời)
       Phương pháp giảm lún cho móng nông ?    (có 68 câu trả lời)
       Độ lệch tâm trong tính toán móng đơn?    (có 52 câu trả lời)
       Cách tính toán móng bè cho cột điện?    (có 27 câu trả lời)
       Móng gạch cho nhà dân?    (có 52 câu trả lời)
       Móng băng hay móng bè?    (có 46 câu trả lời)
       Xác định kích thước móng nông theo sức chịu tải của đất nền    (có 90 câu trả lời)
       Móng máy dây chuyền sản xuất?    (có 8 câu trả lời)
       Giá trị của góc ma sát trong của đất ?    (có 8 câu trả lời)
       Áp lực tiêu chuẩn nền đất?    (có 8 câu trả lời)
       Khi thi công sắt móng có nên hàn sắt ?    (có 8 câu trả lời)
       Tăng sức chịu tải móng nông với lực nghiêng    (có 8 câu trả lời)
       Chuyển vị đứng của đất do ảnh hưởng của cọc - Móng bè trên cọc    (có 8 câu trả lời)
       Cường độ đất thịt chắc theo kinh nghiệm    (có 11 câu trả lời)
       Công ty Xây nhà trọn gói uy tín, giá rẻ ở Hải Phòng?    (có 33 câu trả lời)
       tinh lun co y nghia gi?    (có 14 câu trả lời)
       thắc mắc hệ số nền    (có 15 câu trả lời)
        ... Xem thêm



     "Công ty TNHH Xây dựng và nội thất Phương Vinh, và Văn phòng Kiến trúc Phương Anh là doanh nghiệp hàng đầu về lĩnh vực thiết kế kiến trúc, thiết kế nội thất và thi công tại Hải Phòng. Chất lượng các công trình do chúng tôi thiết kế đã mang lại uy tín và sự tin tưởng của khách hàng hơn 15 năm qua. Sự hài lòng của gia chủ là niềm vui của đội ngũ kiến trúc sư chúng tôi."

Công ty TNHH Xây dựng và Nội thất Phương Vinh

Văn phòng Kiến trúc Phương Anh

Địa chỉ: Số 2A phố Phụng Pháp - Đằng Giang - Ngô Quyền - Hải Phòng
Hotline:
       KTS. Mr.Tuấn Anh 0901.291.666
       KTS. Mrs.Phương 085.88.355.88
       KTS. Mr.Thành 0912.308.118
Fanpage: facebook.com/maukientrucdep/



back to top