Hỏi đáp / Khảo sát địa chất, lựa chọn PA thiết kế
Xử lý số liệu thí nghiệm cắt cánh Su? - Tư vấn Kết cấu, BTCT, thi công xây dựng

  Xử lý số liệu thí nghiệm cắt cánh Su?

     em đang tính toán nền móng cọc khoan nhồi phần sức kháng bên của cọc theo giá trị Su có chút thắc mắc mong bác đóng góp ý kiến giúp tôi với: trong kết quả thí nghiệm cắt cánh bên địa chất cung cấp có 2 giá trị Su, một giá trị đối với mẫu nguyên dạng và giá trị còn lại đối với mẫu xáo trộn!! em băn khoăn ko biết dùng giá trị nào để xác định sức kháng bên cọc,các bác đóng góp ý kiến giúp em!!
Có 51 câu trả lời!!
Có thể bạn chưa biết: Kiến trúc Phương Anh là công ty xây nhà trọn gói uy tín, giá rẻ hàng đầu tại Hải Phòng!!
daohiepukb
Nó là tiếng anh hay tiếng việt. Nếu là tiếng Việt thì đó là báo cáo kém chất lượng. Nếu là tiếng anh thì có thể là hai giá trị sau: 1. Giá trị Su nguyên trạng (cắt khi chưa bị phá huỷ) 2. Giá trị Su phá huỷ (cắt sau khi đất đã bị phá huỷ và để 15 -20 phút cho hồi phục thì cắt lại)
daohiepukb
Roberter
Thưa bác, file kết quả bằng tiếng việt, file còn nhìu giá trị nữa nhưng tôi chỉ lấy 2 kết quả tôi cân thôi!! vậy khi bác tính móng cọc phần sức kháng bên bác sẽ dùng số liệu Su nào ạ?
Roberter
duong tang
Bạn có thể gửi File lên không? Có nhiều phương pháp tính nhưng bao giờ cũng phải tính theo cái anh bé nhất (nhưng phải là Su nguyên trạng).
duong tang
anhtuannguyen0904
file đây thưa bác, bác xem có gì đóng góp giúp em!!
anhtuannguyen0904
dolkihote
Cái này đúng như tôi nó: 1. Giá trị Su nguyên trạng (cắt khi chưa bị phá huỷ): là cái anh màu xanh. 2. Giá trị Su phá huỷ: là cái anh màu đỏ. Bạn lấy theo cái anh đường màu xanh.
dolkihote
AlbertDOB Đơn giá thiết kế nhà tại Hải Phòng là 80-90k/m2 xây dựng. Với nhà diện tích quá nhỏ thì đơn giá sàn là 10 triệu.
Luckyman
AlbertDOB
dạ tôi cám ơn bác!! tại tôi chưa thiết kế thực tế lần nào nên lúc đầu tôi thấy giá trị Su xáo trộn nhỏ hơn giá trị nguyên dạng nhìu,định lấy theo giá trị xáo trộn cho nó an toàn!!hihi!!
AlbertDOB
AlbertDOB
Giá trị xáo động là giá trị Su của đất sau khi bị phá huỷ, bạn dùng cái đó để tính thì tốn kém.
AlbertDOB
MichaelKl
Cái việc lựa chọn giá trị Su nguyên dang hay phá hủy là phụ thuộc vào điều kiện thực tế của bài toán. Với các trường hợp tính toán thông thường người ta chon Su nguyên dạng. Vẫn có những trường hợp người ta phải chọn Su phá hủy để tinh. Nếu không thì tiếnhnàh thí nghiệm xác định nó để làm gì cho nó mệt ra. Đố các bạn, khi nào thì người ta phải chọn Su phá hoại để tính toán ?
MichaelKl
controlledpills Chắc là sau khi bị phá hủy
controlledpills
profilmuoibay17
nhân tiện các bác cho tôi hỏi đối với tính toán nền đường thì thí nghiệm cắt cánh có cần thiết ko ạ?, tôi thấy mấy công trình đường người ta cung cấp các số liệu từ thí nghiệm cắt cánh,nén lún, cắt trực tiếp mà tôi ko biết số liệu cắt cánh dùng làm gi? các bác giải đáp giúp tôi với!!
profilmuoibay17
thanhvu
Cái cắt cánh: để tính ổn định trượt cho nền đường đắp trên đất yếu trong 2 trường hợp: 1. Khi chưa xử lý hoặc không xử lý. 2. Tính độ tăng Deta Su trong quá trình xử lý (nếu có). Giải thích thì lâu lắm. Bạn tìm đọc 22 TCN 262 - 2000 nhé. Sau đó hỏi tổng hợp luôn.
thanhvu
traiyo1 - tính ổn định sau khi đất đã phá hoại như bác nguyencongoanh nói - xác định độ nhạy của đất (cái này chắc cần thiết hơn>)
traiyo1
test0032
Như vậy, về vấn đề xử lý số liệu cắt cánh này có vẻ đã rõ: Kết quả thí nghiệm => xác định được Su phá hoại và Su không phá hoại = sử dụng chúng để là gì thì đã rõ. Chỉ còn lại một tí tẹo chưa rõ nữa thôi. Đó là: Đọc sách thấy tỷ lệ giữa Su phá hoại và Su không phá hoại chính là độ nhậy (? không chắc chắn lắm). Cái anh độ nhậy này có vẻ rất chi là quan trọng, nó quyết định vận mệnh của nhiều thứ. OK, ừ thì đành phải đồng ý chỉ có điều cái độ nhạy này dùng để làm gì thì nhà cháu không biết mặc dù thấy nó rất quan trọng bởi người ta bảo thế. Ai biết giải thích giùm 1 cái. ????
test0032
Stephenon Nếu khi tính toán đường mà bạn cần đến cái anh sức kháng cắt không thoát nước Cu (Su) như là tham số đầu vào thì cái kết quả cắt cánh sẽ cho thông số đáng tin cây. Nếu bạn tính toán đường mà không cần đến Cu (Su) thì không cần cắt cánh (Ví dụ như khi bạn làm đường mà nền của nó toàn cát với sỏi đá hoặc khi bạn làm đường mà lại phải đào đất đi cỡ khoảng 100 m)
Stephenon
dudung -Trong các thí nghiệm xác định SCC, Su theo thí nghiệm cắt cánh chắc là chính xác nhất (tôi không biết có thí nghiệm nào khác chính xác hơn hok ?). Lại phù hợp với công trình đường vì độ sâu cắt không sâu. -Tính cho cọc (độ sâu lớn) chắc là nên dựa vào SCC từ thí nghiệm khác. -Trước đây tôi có thấy trường hợp thiết kế đê bao cho hồ chứa: dùng Su xáo trộn vì xét đến trường hợp xấu nhất đất giảm SCC đi St lần thì vẫn an toàn (St: độ nhạy).
dudung
MrAn12345 Theo tôi nó đánh giá khả năng hồi phục của đất nền. Nó giống như cái anh sau khi bị tai nạn giao thông không chết bị nằm bệnh viện bác sỹ chăm sóc anh nào có khả năng hồi phục nhanh hơn tức là anh đó mau khoẻ. Đối với những loại đất "nhạy" với sự phá hoại kết cấu, tỉ số độ nhạy lớn và còn có thể rất lớn. Anh nào càng nhạy thì sau khi hồi phục sức khoẻ của anh đó càng yếu so với trước khi tai nạn.
MrAn12345
thanhthuonghm Cái độ nhạy này (Il) theo tôi được biết thì chủ yếu là dùng để đoán mò cái đất tôi cắt nó là loại đất gì: Sét, sét pha hay cát pha...? Nếu Il lớn => đất loại sét, nhỏ một tí => sét pha... Ngoài ra chắc chẳng cần dùng làm cái gì cả, (tôi nghĩ thế).
thanhthuonghm
chongthambamien.vn Xem mấy cái cắt cánh này thấy người cắt sử dụng loại cánh cắt 50x100mm với lớp đất yếu (sét chảy) phía trên là không hợp lý (theo tiêu chuẩn nó bảo thế), với lớp sét dẻo mềm ở dưới thì OK. Mấy cái giá trị Su = 0.04-0.05 kG/cm2 theo tôi nghĩ là quá thấp. Cái HS cánh cắt hình như đơn vị là cm3 hoặc m3 chứ không phải là cm2 phải không các bác???
chongthambamien.vn
xac suat Nó (độ nhậy hay chính xác hơn là cái Su phá hủy) còn được dùng để tính toán các tham số trong bài toán động học nền đất.
xac suat
jinchan Em cũng đồng ý là nghe có vẻ cắt cánh hiện trường phù hợp tính toán ổn định nền. Nhưng hình như là nó khá cao (dù đã hiệu chỉnh) so với UU. Nên chăng tôi kết hợp giữa UU và Su (hiệu chỉnh Ben Jum). Thực sự tôi vẫn o dùng Su hiệu chỉnh (nó khá cao), tôi dùng kết hợp Su và UU bác.. cho tôi cảm thấy an toàn tí đó mà..heheh
jinchan
thanhtinh Cao so với cái gì và thấp so với cái gì ??? Hì hì Cái cái gì đó có phải là chuẩn không để đánh giá các cái khác là cao hay thấp ???
thanhtinh
Williamon Bác chém quả này hơi khó cho tôi đỡ nhỉ... Nhưng vẫn nhào vô..> VST theo tôi khá cao và khá over-estimate cho việc chọn số liệu tính ổn định. (dĩ nhiên cao so với số liệu thực tế nên dùng) Còn UU thì khá thấp cũng so với số liệu thực tế nên dùng. Chính vì cái " CÁI GÌ" (số liệu thực tế nên dùng) khá mơ hồ và khó có thể xác định nên tôi vẫn giữ ý kiến chọn 1 cách khá an toàn (kết hợp VST và UU)..
Williamon
DonaldMi Cái lập luận này của Vinh là có vấn đề nên xem xét lại. Ở đây, bạn đã đưa ra cái gọi là "số liệu thực tế nên dùng" để xem xét đánh giá các số liệu thí nghiệm là cao hay thấp. Và rồi lại đi đến kết luận để an toàn thì lại nên dùng nó vì nó đã được chọn. . Đây hơi giống cái logic của nhà độc tài trong vỏ bọc dân chủ: Nhà độc tài đưa ra một ý kiến đề nghị mọi người góp ý. Người thì bảo tốt, người thì bảo xấu. Kết luận: Để dung hòa ý kiến của mọi người, Nhà độc tài giữ nguyên ý kiến của chính tôi. Bao giờ thì Vinh chuyển sang làm lãnh đạo ???
DonaldMi
con voi con Theo định nghĩa thì Cu~2kPa at w=LL, Cu~200kPa at w=PL Định nghĩa IL=(W-WP)/(WL-WP) = (W-WP)/IP Nếu biểu thị quan hệ Cu và IL trên trục hoành (log scale) và tung thì nó gần bằng 1 đường thẳng (Mitchell, 1976) vì thế người ta suy ra công thức Cu=2*100^(1-IL) kPa Theo ông Terzaghi định nghĩ thì IL được dùng cho đất đã bị phá hoại (remoulded soil). Tuy nhiên đất trên hiện trường thì không phải là remoulded soil vì thế nếu làm thí nghiệm cắt cánh để đo Cu thì Cu này thường lớn hơn Cu=2*100^(1-IL) Để tính IL thì cần biết độ ẩm W. Cái này thì có thể đo được bằng thí nghiệm hiện trường. IL còn có thể giúp tính nhẩm được nhiều thứ khác (phi, sigma vân vân) Độ nhạy (sensitivity index) St=Cu/Cur (tỷ số giữa Cu của đất nguyên dạng và Cu của đất đã bị phá hoại). St thường bị ảnh hưởng bởi độ mặn của đất. Thường thì độ nhạy St sẽ tăng nếu IL tăng. Quan hệ giữa 2 thông số này là St=e^(k*IL) (theo Bjerrum 1954), k mang giá trị khác nhau cho từng loại đất. Nếu kết hợp công thức trên với công thức Cu=2*100^(1-IL) cho đất đã bị phá hoại thì sẽ có công thức tính Cu cho đất nguyên dạng Theo các cụ trong ngành thì khi đất có độ nhạy cao (k>2), không nên dùng Cu để thiết kế
con voi con
noithatap Hahah, bác chém kiểu này tôi hơi mệt nha..heheh. EM không có quyết định lúc nào cũng lấy trung bình hay gì gì đó của VST hay UU, tùy trường hợp tôi sẽ chọn giá trị nằm trong khoảng này theo nhiều yếu tố khác nhau (nhiều khi có khía cạnh Không -Kĩ thuật hehe). Tôi chỉ thấy không nên dùng trực tiếp VST hay UU để tính ổn định. hehe Vậy đợi nghe ý kiến của Đao Thủ Pro đây...> Còn lãnh đạo hả bác...nếu khi nào mơ mà thấy tôi gọi bác.. P/S: Nghe anh tôi râm ran chuyện OFF lần 2 tháng 8, bác nhào vô cho vài ý kiến đi..heheh
noithatap
casinomkw Cái việc lựa chọn bât kể cái gì trong đó có giá trị nào của Cu để tính là quyền của con người trong đó có anh thiết kế. Quyết định lựa chọn cái gì sẽ dựa vào kinh nghiệm và kiến thức của người lựa chọn. Việc lựa chọn chính xác, hợp lý sẽ cho kết quả tốt và ngược lại. Do tính chủ quan của việc lựa chọn nên không thể coi cái đã được lựa chọn như là thước đo để đánh giá các giá trị khác là cao hay thấp được bởi lẽ cái thước đo này sẽ thay đổi lung tung tùy theo tình hình thời tiết. Tôi có biết một ông lãnh đạo đã coi việc hút thuốc lá trong phòng họp là có thể chấp nhận được vì ông ấy nghiện thuốc. Sau khi bị vợ đánh phải cai nghiện thuốc là và đã thành công thì ông ấy lại đưa thêm mục có nghiện thuốc lá hay không vào trong bản kiểm điểm hàng năm của các cán bộ dưới quyền ông ấy. Nếu ai nghiện thuốc thì được đánh giá là lao động kém, tư cách đạo đức thấp.
casinomkw
opera
Xin góp vài chữ: Về lý thuyết: - Thí nghiệm UU: cho ta giá trị Cuu, tuy nhiên do bỏ bớt thành phần PHI (coi Phi-0 - Thực ra cái này là do khi thí nghiệm có bão hoà được 100% hay không, nếu làm được chuẩn như lý thuyết thì PHI=0) nên Cuu là nhỏ nhất (Ứng suất cắt là nhỏ nhất). - Thí nghiệm VST (Vane Shear Test): Ở đây do cắt đất trong điều kiện có áp lực hông và ngoài lực dính C còn có sự tham dự của Góc nội ma sát do đó kết quả cắt cánh bao giờ cũng cho kết quả Su (C+PHI) cao hơn thí nghiệm ba trục theo sơ đồ UU. Về thực tế: - Việc sử dụng Cuu hay C cắt cánh đưa vào thiết kế là do người kỹ sư thiết kế lựa chọn (cái này còn phụ thuộc vào nhiều chỉ tiêu cơ lý khác của đất) nếu làm nền đường nên làm với Su của cắt cánh (có thể hiệu chỉnh hoặc không hiệu chỉnh). - Việc nhân hệ số điều chỉnh Benjum mọi người cần chú ý thí nghiệm độ ẩm (chảy - dẻo) là phải làm theo casagrand (Bàng hiệu chỉnh Benjum trong tiêu chuẩn 22TCN 262 - 2000), nếu làm theo Vaseliep thì bạn sẽ thấy không phù hợp với bảng hiệu chỉnh đó.
opera
casinomkw
vậy thưa các bác nếu tôi ko có giá trị Su từ thí nghiệm nén 3 trục, đơn trục, cắt cánh mà chỉ có số liệu SPT thì theo kinh nghiệm của các bác có thể xác lập mối tưong quan giữa chỉ số SPT và Su gần đúng nhất ko ạ? tôi có tham khảo mấy công thức cuaHara(1974), Teaghi và Peck( 1967) nhưng ko chắc chắn lắm vì tính theo mổi pp khác nhau thì kết quả khác nhau!!
casinomkw
nguyentrungata
Cái đó dùng cũng được nhưng trong các giai đoạn lập dự án thôi. Sang bước cao hơn buộc phải bổ sung các thí nghiệm khác như: Cắt cánh, xuyện, nén 1 trục nở hông, 3 trục....
nguyentrungata
chongthambamien.vn thưa bác trong thí nghiệm nén 3 trục xác định giá trị sức chống cắt gốm có 3 pp thí nghiệm : CD, CU, UU. VẬy bác có thể giúp tôi phân loại phạm vi trừong hợp sử dụng của từng loại đựoc ko ạ? tại sao trong tính toán móng coc thì ngta sử dụng UU mà ko dung Cu ạ?
chongthambamien.vn
Enriquecem
Ba sơ đồ đó tương ứng với 3 điều kiện (sơ đồ) làm việc của đất nền. Ba cái tên của thí nghiệm 3 trục cũng nói rõ điều đó: 1. Thí nghiệm 3 trục theo sơ đồ UU (Undrained unconsolidated-Không cố kết không thoát nước): với sơ đồ thí nghiệm này khi chưa kịp thoát nước lỗ rộng và không cố kết. 2. Thí nghiệm 3 trục theo sơ đồ CU(Consolidated Undrained-Cố kết, không thoát nước): Với sơ đồ này đất được cố kết (cho thoát nước lỗ rỗng hoặc theo dõi sự thay đổi thể tích của mẫu đất - xác định xem đất đã cố kết hoàn toàn chưa), trước khi bị phá hoại nhanh (giống như sơ đồ UU). 3. Thí nghiệm 3 trục theo sơ đồ CD (Consolidated Drained-Cố kết, thoát nước): Ban đầu đất được làm cho cố kết hoàn toàn (giống giai đoạn đầu của sơ đồ CU), sau khi mẫu đất đã cố kết mang mẫu đi cắt chậm sao cho áp lực nước lỗ rỗng phát sinh là đủ nhỏ Deta u-->0. Như vậy: giá trị sức kháng cắt của đất gồm góc PHI và lực dính C thu được ở 3 sơ đồ là khác nhau: Sơ đồ UU: PHI=0 và C=Cuu. Sơ đồ CU: cho ta PHI và Ccu các giá trị này tuỳ thuộc vào quá trình cố kết. Sơ đồ CD: Cho ta PHI và Ccd (nhỏ). Dựa trên các đặc điểm nêu trên bạn thử phân tích xem tại sao móng cọc nó lại tính theo sơ đồ UU nhé.
Enriquecem
thanhthanh
Dạ tôi cám ơn bác nhìu!! h tôi hiểu vấn đề rồi ạ!!!
thanhthanh
Enriquecem quả over-estimate có lẽ còn do thực tế thí nghiệm hay cắt phải những chỗ lẫn cát, kẹp cát, xen cát... mà khi thí nghiệm ko nhìn thấy được, dẫn đến kq đo được cao hơn so với giá trị trung bình của toàn lớp sét. cái UU trong phòng under estimate thì có lẽ chủ yếu do sai số thí nghiệm, nhiều khi là do sử lý số liệu ông kỹ thuật viên áp cái chủ quan của tôi vào
Enriquecem
RaymondEr
Su của UU có thể under estimate do mẫu đất "nguyên dạng" đã bị phá hoại từ lâu rồi.
RaymondEr
noithatap
Các bác cho tôi hỏi là: Có cách nào liên hệ giữa Cuu của thí nghiệm trong phòng với Su cắt cánh không ạ?
noithatap
MichelPurn Có cách tốt nhất là bạn làm cả Su cắt cánh và Cuu trên cùng 1 loại đất rồi lập quan hệ so sánh. Còn muốn tìm hiểu nữa thì bạn có thể đọc lại topic từ đầu, hình như các bác cũng nói lên cái liên hệ bạn đang muốn hỏi>>
MichelPurn
GeraldKr Đơn giản. Với mỗi một loại đất thí nghiệm thì bạn lấy cái sợi dây chun nối cái Cuu vào với cái Su. Tập hợp tất cả các sợi dây chun này sẽ chính là mối liên hệ giữa chúng. Hình như các cụ chúng nó cũng đã làm theo cách này và đã có được các ...bó dây chun rồi đấy. Cái này được các cụ chúng nó gọi một cách văn vẻ là tìm hàm tương quan (là loại tương được làm từ các quan chứ không phải là tương ớt, tương cà mà)
GeraldKr
RobertDum Cuu và Su bản chất là một phải hok ta ?
RobertDum
duong tang Có lúc là 1 có lúc lại không phải là 1.
duong tang
mucangchai theo tôi thì khi cắt nhanh không thoát nước đối với sét thì lực kháng Cuu có bản chất giống với Su (cũng cắt nhanh không thoát nước) nhưng tại hiện trường. Em đọc trong quyển "short course..." của tác giả Simon: so sánh các pp xác định sức kháng cắt không thoát nước thì pp xác định bằng cắt cánh cho kết quả tốt nhất vì nó không bị ảnh hưởng nhiều. Thầy có thể nói rỏ hơn khi nào Cuu và Su khác nhau và khi nào nó có thể coi như giống nhau.>
mucangchai
Rolandpr Cắt nhanh không thoát nước của ....cát và á cát thì nó được kí hiêuk và tính toán như thế nào nhỉ. Mình quên mất rồi
Rolandpr
duong tang có trong thực tế đâu mà thầy quên --> già rồi đâm lẩn thẩn
duong tang
viet toan 12 ít làm ko có nghĩa là ko có trong thực tế, bác NGOC_IBST ko quên đâu. Còn chuyện bác ấy già và lẩn thẩn thì .... khỏi phải nói Tôi còn thấy người ta làm cả thí nghiệm nén 3 trục cho đất cuội sỏi, thế mới tài. Tin không??? khà khà Về câu hỏi của bạn tranvantuan567 thì hẳn cu và su là khác nhau nên họ mới phải gọi như vậy thay vì đánh đồng làm một. Khi cắt cánh, trường hợp đất pha cát hoặc đất cát thì cái pp cắt cánh nó ko đủ trình để tách riêng thành phần ma sát ra khỏi sức kháng cắt như thí nghiệm 3 trục nên cứ gọi là Su như vậy.
viet toan 12
PrikoliSsSSdda Vẫn có cắt nhanh không thoát nước của cát đấy chứ ạ Tôi hóng hớt thấy người ta bẩu thế mà
PrikoliSsSSdda
CharlesEn E hèm. Không nên phát biểu như thế này ngay cả khi ...đúng như vậy. Các bí mật quốc gia là không được tiết lộ. Về mặt tổng quát, trong Cơ đất thì sức kháng cắt nói chung và sức kháng cắt không thoát nước nói riêng được chia ra thành hai thành phần, trong đó có một thành phần được cho là phụ thuộc vào ứng suất hữu hiệu của đất và một thành phần được cho là không phụ thuộc vào ứng suất hữu hiệu của đất. Khi sức kháng cắt của đất vắng đi cái thành phần được cho là phụ thuộc vào ứng suất hữu hiệu của đất thì chúng nó gọi đó là Cu. Cái này thường áp dụng cho sét nguyên chất. Khi sét không được nguyên chất thì có tồn tại cái thành phần phụ thuộc vào ứng suất hữu hiệu của đất thì ngoài cái Cu ra thì nó cần phải có thêm cái gì đó nữa và tổng của nó sẽ là Su. Su = Cu + cái gì đó nữa. Vì thế tớ mới bẩu là Cu và Su lúc thì là 1 và lúc không phải là 1. Lúc là 1 ấy là khi "cái gì đó nữa" nó bằng Ò ó o. Cái việc phân ra đất là cát hay là sét là cái chuyện của con người. Thiên nhiên nó cóc cần quan tâm đến cái này. Sẽ rất là vô lý tại cái vùng ranh giới phân định giữa sét và cát (0.005) thì tính chất cơ lý của đất lại đột nhiên thay đổi hự một cái từ sét nguyên chất sang cát nguyên chất. Thực tế thì chúng có sự chuyển đổi quyền lực một cách từ từ. Vì vậy, chỉ khi là đất sét yếu, hạt rất nhỏ thì sức kháng cắt của đất mới thuần là Cu. Còn khi hạt của chúng bắt đầu tăng lên thì nó sẽ phải thêm một lưởng nhỏ hoặc lớn tuỳ theo cái độ lớn của kích thước hạt có trong đất. Nếu kích thước hạt càng lớn thì sẽ phải thêm nhiều "cái gì đó nữa". Tiện thể kể luôn chuyện vào năm 1984. Chúng tớ tiến hành xuyên và cắt cánh 1 lớp cát mịn rời bão hoà nước ở nhà ga sân bay nội bài. Làm ngon. Với kinh nghiệm ngày đó thì chúng tớ đã kết luận sai rằng đó là lớp đất sét yếu. Điều này đi đến kết luận là cái bọn khảo sát trước đó là bố láo. Sau khi khoan lấy mẫu kéo đất lên thì hoá ra bọn tớ lại là ...bố láo. Như vậy là người ta vẫn làm được cắt cánh ở trong cát. Vấn đề chỉ còn lại là xử lý cái số liệu đo được như thế nào mà thôi.
CharlesEn
JacimtoCogy Chắc cái cánh và cần của các bác lúc đó làm từ thép chế kiếm Nhật nó mới cứng thế nhỉ? Ấn cánh vào cát mịn thì hơi phê đây, có khi cái cần nó vặn mà cứ tưởng là su thì phiền lắm đây Cũng có thể lớp đó chỉ là sét pha cát không chừng, thì vẫn cắt được phà phà, nhưng sẽ lớn đấy chứ ạ Hơn nữa lúc đó xuyên lại chỉ mỗi qc và fs nên nhầm cũng dễ hiểu thôi bác nhỉ Ai lại bẩu là bố láo
JacimtoCogy
deptrainhatnha Đã có lần tôi trao đổi về công tác chế tác cần cắt cánh. Nếu bác Oanh có nhu cầu tôi có thể làm cho bác. Rất cứng để xuyên qua nhưng cũng đủ dẻo để chống bị gãy, có thể xuyên qua được lớp cát mịn có chiều dày không lớn. Tuy nhiên cái gì cũng có mặt trái của nó! Giá 1 cần khá đắt rẻ nhất khoảng 2T/1chiếc/m.
deptrainhatnha
Đính chính lại cái tô đỏ ở trên là very rời, very loãng thay cho chữ rời. Thế mới chết chứ nếu mà ấn khó và cắt cánh khó thì chết thế cóc nào được. Tớ gặp hai nơi có loại cát quái quỷ như thế này đó là khu vực trạm ICAO tại sân bay Nội bài và Xi măng Thăng long ở Hoành bồ, Quảng ninh.
Stephenon Chắc cái cánh và cần của các bác lúc đó làm từ thép chế kiếm Nhật nó mới cứng thế nhỉ? Ấn cánh vào cát mịn thì hơi phê đây, có khi cái cần nó vặn mà cứ tưởng là su thì phiền lắm đây Cũng có thể lớp đó chỉ là sét pha cát không chừng, thì vẫn cắt được phà phà, nhưng sẽ lớn đấy chứ ạ Hơn nữa lúc đó xuyên lại chỉ mỗi qc và fs nên nhầm cũng dễ hiểu thôi bác nhỉ Ai lại bẩu là bố láo
Stephenon
profilmuoibon14 Tô đen: tôi có thấy 1 vài bài báo nói về quan hệ của thành phần ma sát với ưs hữu hiệu. Tô đỏ: đồng ý. Ví dụ cho trường hợp cầu Mỹ Thuận ở Tiền Giang. Khi tính sức kháng cắt cho lớp sét (thứ 1 và thứ 2), người ta xem Su bằng Cu mặt dù nó có thể nó không thuần. Thông tin có thể tham khảo cách tính trong bài báo của cty khảo sát (Mitchell et al...)
profilmuoibon14
Alewohabee Bác Ngọc ơi, cháu hiểu như thế này để diễn giải cái ý của bác như thế này có đúng không ạ? Theo cháu hiểu thì "cái gì đó nữa" là cái lực ma sát mà khi chịu lực, các hạt đất cọ sát lên nhau, bởi thế nên khi chỉ là đất sét yếu hạt rất nhỏ thì các hạt chuyển động khá "trơn" trên nhau, còn khi hạt bắt đầu lớn lên thì nó sinh ra "cái gì đó nữa" là do các hạt đã đủ lớn để bắt đầu cản nhau lại. Tuy nhiên khi kích thước hạt đã đủ lớn thì "cái gì đó nữa" kia cũng còn phải phụ thuộc vào cái ứng suất hữu hiệu nữa, khi ứng suất hữu hiệu lớn thì cái gì đó nữa sẽ lớn và ngược lại (Cái này có thể hiểu được là ma sát thì phụ thuộc vào hệ số ma sát và thành phần ứng suất pháp) Vậy nếu xét trong công thức: tô = sích ma x tang phi + Cu thì có phải là tô = Su (là cái sức kháng cắt tổng). Khi mà đất chỉ là đất sét yếu thì cái phi kia dường như = 0, vì thế mặc dù vẫn có cái áp lực hữu hiệu (sích ma) thì khi đó tô= Su = Cu. Còn khi kích thước hạt bắt đầu tăng lên rồi, thì khi đó cái phi kia bắt đầu > 0, nó kết hợp với ứng suất hữu hiệu (sích ma) rồi sinh ra "Cái gì đó nữa" và kết quả là lúc này làm cho tô = Su = Sích ma x tang phi + Cu = "Cái gì đó nữa" + Cu.
Alewohabee

CÁC CÂU HỎI KHÁC CÙNG CHUYÊN MỤC:


       Mô đun đàn hồi của đất lấy như thế nào??    (có 48 câu trả lời)
       Cách gọi tên lớp đất tổng hợp theo TCVN    (có 33 câu trả lời)
       Tài liệu kết quả thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn cpt?    (có 22 câu trả lời)
       Động đất kích thích?    (có 37 câu trả lời)
       từ điển địa chất!    (có 30 câu trả lời)
       Thống nhất ký hiệu-đơn vị    (có 20 câu trả lời)
       Xác định các hố khoan?    (có 12 câu trả lời)
       Chọn kết quả thí nghiệm nào cho phù hợp khi tính ổn định    (có 26 câu trả lời)
       TK Cải tạo mở rộng móng cọc?    (có 12 câu trả lời)
       Kiểm tra mực nước ngầm trong lỗ khoan?    (có 19 câu trả lời)
       Các điều kiện địa chất công trình ?    (có 20 câu trả lời)
       Làm ơn cho tớ chuyên đề tính toán tường chắn trọng lực theo tiêu chuẩn 22TCN272-05    (có 5 câu trả lời)
       Khảo sát Địa vật lý - Geophysical Methods!    (có 43 câu trả lời)
       Tìm hiểu "Báo cáo khảo sát địa chất"    (có 7 câu trả lời)
       Đơn giá khoan khảo sát!    (có 9 câu trả lời)
       Robertson Soil Classification Charts    (có 9 câu trả lời)
       Kết quả thí nghiệm trậng thái của đất khác so với hiện trường.    (có 31 câu trả lời)
       Góc ma sát trong của đất?    (có 93 câu trả lời)
       Thí nghiệm mẫu đât?    (có 37 câu trả lời)
       Các tiêu chuẩn, quy phạm ngành địa chất CT-Địa kỹ thuật!    (có 13 câu trả lời)
       Tai nạn nghề nghiệp đây, không biết đơn vị nào?    (có 11 câu trả lời)
       công thức địa chất???    (có 9 câu trả lời)
       Làm ơn cho tớ công thức kinh nghiệm (hay bảng tra nội suy) xác định Cv thông qua Wl?    (có 9 câu trả lời)
       Mọi người làm ơn cho hỏi nền đất?    (có 11 câu trả lời)
       Các tiêu chuẩn, quy phạm ngành địa chất CT-Địa kỹ thuật!    (có 13 câu trả lời)
       Khoan khảo sát Địa Chất Công Trình?    (có 18 câu trả lời)
       Phòng Las?    (có 17 câu trả lời)
       Đơn giá khoan khảo sát!    (có 9 câu trả lời)
       Ứng dụng ngôn ngữ VBA trong Excel để giải 1 số bài toán trong ĐKT    (có 29 câu trả lời)
       Tìm hiểu "Báo cáo khảo sát địa chất"    (có 7 câu trả lời)
       Robertson Soil Classification Charts    (có 9 câu trả lời)
       Kết quả thí nghiệm trậng thái của đất khác so với hiện trường.    (có 31 câu trả lời)
       Thí nghiệm mẫu đât?    (có 37 câu trả lời)
       Đất không thuận lợi cho việc XD    (có 50 câu trả lời)
       Góc ma sát trong của đất?    (có 93 câu trả lời)
       Làm ơn cho tớ chuyên đề tính toán tường chắn trọng lực theo tiêu chuẩn 22TCN272-05    (có 5 câu trả lời)
       Các điều kiện địa chất công trình ?    (có 20 câu trả lời)
       Chọn kết quả thí nghiệm nào cho phù hợp khi tính ổn định    (có 26 câu trả lời)
       từ điển địa chất!    (có 30 câu trả lời)
       TK Cải tạo mở rộng móng cọc?    (có 12 câu trả lời)
       Địa kỹ thuật    (có 15 câu trả lời)
       Xác định Hệ số cố kết Cv và hệ số thấm Kv?    (có 10 câu trả lời)
       Có thể thay thế WATERSTOP bằng nhôm    (có 15 câu trả lời)
       Phương pháp lựa chọn mảnh chìa khóa trong nghiên cứu ĐCCT    (có 12 câu trả lời)
       Áp lực tiền cố kết- đất Bình Dương    (có 82 câu trả lời)
       TN Đất sai hết cả ???    (có 71 câu trả lời)
       Thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn SPT    (có 16 câu trả lời)
       Đề xuất giải pháp móng và độ sâu dừng khoan trong khảo sát XD?    (có 29 câu trả lời)
       Việc làm ngành Địa chất công trình năm 2021?    (có 55 câu trả lời)
       Cho hỏi cách TK móng?    (có 28 câu trả lời)
        ... Xem thêm



     "Công ty TNHH Xây dựng và nội thất Phương Vinh, và Văn phòng Kiến trúc Phương Anh là doanh nghiệp hàng đầu về lĩnh vực thiết kế kiến trúc, thiết kế nội thất và thi công tại Hải Phòng. Chất lượng các công trình do chúng tôi thiết kế đã mang lại uy tín và sự tin tưởng của khách hàng hơn 15 năm qua. Sự hài lòng của gia chủ là niềm vui của đội ngũ kiến trúc sư chúng tôi."

Công ty TNHH Xây dựng và Nội thất Phương Vinh

Văn phòng Kiến trúc Phương Anh

Địa chỉ: Số 2A phố Phụng Pháp - Đằng Giang - Ngô Quyền - Hải Phòng
Hotline:
       KTS. Mr.Tuấn Anh 0901.291.666
       KTS. Mrs.Phương 085.88.355.88
       KTS. Mr.Thành 0912.308.118
Fanpage: facebook.com/maukientrucdep/



back to top