Hỏi đáp / Thiết kế móng cọc
Xử lý cọc có hợp lý ko? - Tư vấn Kết cấu, BTCT, thi công xây dựng

  Xử lý cọc có hợp lý ko?

     Em có vấn đề này chưa rõ nhờ các Anh chị trên diễn đàn giúp đỡ với. Vấn đề như thế này: Thiết kế kỹ thuật tính toán cọc 40x40 và có chiều dài cọc La 45m thì đủ sức chịu tải. Tuy nhiên khi thi công đóng cọc thử chiều dài cọc tầm 20-25 m thì đạt độ chối thiết kế. Để xữ lý vấn đề trên thì tư vấn thiết kế đề xuất giảm chiều dài cọc đại trà thành 25m và tăng mật độ cọc. Tuy nhiên bên đơn vị Thanh tra cho rằng cọc Đã đạt độ chối thiết kế thì việc tăng mật độ cọc là không cần thiết. Cọc của bên e Là cọc ma sát BTCT 40x40. Theo các Anh ý Kiến của Thanh tra có đúng k? Và có phương án nào để xử lý cọc ko?
Có 82 câu trả lời!!
Có thể bạn chưa biết: Chiêm ngưỡng mặt tiền nhà ống 3 tầng đẹp khiến ai cũng phải ngoái nhìn!!
delta deus
Theo tôi ý kiến của thanh tra là hoàn toàn đúng, việc tăng mật độ cọc là không có ý nghĩa.
delta deus
arthomeviet Bạn post đúng câu từ của bên Thanh tra lên xem? (mà đúng là "Thanh tra" đấy chứ?) Độ chối các bạn thiết kế là 5mm chẳng hạn, nhưng nếu đóng thử thấy chối là 2mm thì bên Thanh tra họ có lý của họ.
arthomeviet
Bernardmt
Bên e đang giải trình thôi, theo ý Kiên của Thanh tra thì khi cọc Đa đạt độ chối thiết kế nghĩa La cọc đủ Kha năng chịu tải theo thiết kế ( độ chối thiết kế Là 3mm ; độ chối cọc thử Là 1,75mm) thế phương án xử lý cọc chỉ La giảm chiều dài cọc hả các Anh?
Bernardmt
RaymondEr
Không biết công trình của bạn là dân dụng hay là cầu cảng. Vì ngoài sức chịu tải đứng có thể bên thiết kế còn xét đến khả năng chịu tải ngang nên cọc như vậy không đạt độ "ngàm" mong muốn.
RaymondEr
EduardoMn Bạn là người giải trình thì theo tôi nghĩ bạn là Tư vấn. Bạn có thể cho tôi biết một số thông tin về tải trọng đầu cọc, sức chịu tải tính toán và bạn có thể nói sơ bộ vì sao bạn chọn tăng mật độ không?
EduardoMn
suanhadthouse Kiến trúc Phương Anh có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực thiết kế nhà và xây nhà dân dụng. Trải qua nhiều năm phát triển, đến nay đã sở hữu hàng trăm mẫu thiết kế nhà Hải Phòng , thương hiệu uy tín từ năm 2003
Luckyman
suanhadthouse
Vấn đề ơ chỗ bạn là bên nào?thi công à?nếu tôi là bên đơn vị thi công thì đề nghị đơn vị thiết kế cùng lập biên bản và cùng ký vào,tôi làm TVTK 10 năm nay rồi chưa thấy thằng thiết kế nào có kiểu xử lý kỹ thuật như thế!Theo tôi bạn đề nghị tư CĐT đến đơn vị thiết kế kiểm tra lại hồ sơ tư ban đầu đi kẻo có ngày trả giá không kịp đâu bạn ạ!
suanhadthouse
profilmuoisau16
Cái này đúng ra bên tư vấn giải trình nhưng nó Liên quan đến chi Phi của bên em. Thiết kế ban đầu gồm 10 cọc đúng và 18 cọc xiên , sau khi thay đổi thì tăng thêm 9 cọc đứng . Bên tvtk nói nguyên nhân Là do phương pháp hạ cọc vào nền cát dày chưa phù hợp ( do dùng búa 3.5 tấn thay vì 4.5 tấn) tuy nhiên theo bên e thì cọc 40x40 thì búa đóng như thế ko Anh Hưởng đến độ chối . Sau khi khảo sát lại tư vấn thiết kế tính toán lại hoàn toàn trên cơ sở của địa chất khảo sát Chứ không theo độ chối cọc. Tải tính toán chỉ Là tải trọng dọc trục cọc. Đây Là cọc mố, trụ cầu các bác ak. E đọc tiêu chuẩn mà k biết bây giờ ko biết nên theo lý thuyết độ chối hay theo địa chất cọc để tính đây?
profilmuoisau16
profillink10
Lần này phụ thuộc hoàn toàn vào TVTK rồi. Nếu TVTK có lý do hợp lý và giải thích được tốt thì mới lọt. Bạn xem xem lôi TVTK vào giải trình cùng đi.
profillink10
profillinkmuoimot11 Theo tôi không việc gì phải tăng mật độ cọc cả, phương án giảm chiều dài cọc đại trà là hợp lý! Việc đóng thử cọc là để kiểm tra lại khả năng làm việc, sức chịu tải cũng như chiều dài cọc thực tế. Nếu cứ thấy chiều dài cọc thử ngắn hơn thiết kế lại đòi tăng mật độ, vậy thì thử làm quái gì, thằng thiết kế thiết kế tổng chiều dài chừng ấy thì thằng thi công phải thi công đủ chừng ấy (hoặc hơn) chứ k được ít hơn, cọc ngắn đi thì đóng dày hơn, cọc dài hơn thì đóng thưa bớt. Như vậy cho khỏe!
profillinkmuoimot11
greent
Ở đây có điểm này là bên e còn tranh Cãi cả với bên tư vấn luôn là tư vấn thiết kế bảo Là cách hạ cọc vào nền của bên e không phù hợp, trong khi thi công của bên e đúng đề cương đóng cóc thử. Chỉ khác điểm La dùng búa 3.5 tấn thay vì 4.5 tấn như thiết kế yêu cầu. Tư vấn thiết kế viện vào đó để tính lại số cọc theo nền đất khảo sát, và theo tính toán của tư vấn thì nền đó phải tăng thêm cóc mới ổn định. Như vậy thì lý thuyết độ chối và nguyên lý tính toán theo nền đất có mâu thuẫn lớn. Và nếu như mà lý do tư vấn đưa ra La do dùng búa ko đạt yêu cầu thì số cọc thử Thanh tra sẽ yêu cầu Chu đầu tư ko nghiệm thu. Nếu thế thiệt thòi cho bên e vì bên e đóng cọc thử theo đúng đề cương
greent
ClintomEa Cái dở của bên bạn là dùng búa không đúng với búa trong giai đoạn thử cọc. Nên rút kinh nghiệm lần sau. Tuy nhiên vẫn có thể làm như thế này. 1. Ở giai đoạn này thì mọi tính toán đã xem như vứt sọt rác đối khi đã có cọc thử và thử tải trên cọc thử. 2. Ở giai đoạn đại trà có thể thử thêm PDA để xác nhận sức chịu tải dọc trục. 3. Với búa 3.5 ton, với chiều cao rơi đo được, cũng vẫn có thể đạt được sức chịu tải như với việc hạ cọc bằng búa 4.5 ton. Cần tính toán mối liên hệ giữa độ chối (theo búa) với sức chịu tải bằng thử tĩnh (hoặc động) P/S: Các ông thanh tra nói đúng đấy chứ Cọc đã đạt sức chịu tải thiết kế thì sao lại phải tăng số lượng nhỉ, mà lại còn tính toán lại nữa chứ, đúng là thiết kế này trời ơi thật>
ClintomEa
Robertgomo
Cả hai bên cùng sai rồi. CHủ pic cũng không làm đúng đề cuơng đâu (thay búa rồi thì cãi lý không ăn thua đâu). Bên TVTK họ không tin tưởng, bên thi công làm sai quy trình yêu cầu. Nên bắt tay nhau mà nói chuyện với Thanh tra. Thanh tra đang nắm đằng chuôi.
Robertgomo
quyetthang122 Theo tôi biết khi bạn thi công đóng cọc với búa 3.5 tấn thì bạn phải được sự đồng ý của TVTK và chủ đầu tư. TVTK có trách nhiệm tính toán kiểm tra búa của bạn có đảm bảo khả năng đóng cọc đến cao độ thiết kế hay không và tính toán độ chối của cọc ứng với loại búa bạn dùng để có cơ sở dừng đóng cọc. Vì vậy nếu TVTK nói bạn không thi công không phù hợp là không có cơ sở và không hoàn thành trách nhiệm của một đơn vị TV.
quyetthang122
Alvarogime Làm như Bác Oanh nói và chọn lại búa 3,5 ton, cũng như tính lại độ chối xem thử hợp lý không, nếu hợp lý là vẫn còn nước. Cái sai là khi các cậu thay đổi búa là cứ im ỉm làm, bị bắt cổ là đúng rồi, chỗ bọn tôi làm, có mỗi cắt cái đầu cọc cũng phải trình công văn trước đấy
Alvarogime
kiwisoda
Đề cương cọc thử Là do tư ván giám sát lập mà các bác, bên e chỉ có búa 3.5 tấn. Tư vấn giám sát tính toán độ chối phù hợp với búa bên em. Nói chung La bên e đóng đúng đề cương, trong tkkt có chỉ dẫn là nên dùng búa 4.5 tấn. Tuy nhiên vấn đề búa theo tư vấn giám sát Là ko sao cả, vì Đa tính toán độ chối theo búa 3.5 tấn. Bây giờ bên e có tranh Cai với tư vấn thiết kế Là các bác thiết kế theo quy trình ngược . Bên tk bảo Là hô sơ khảo sát như thế , bọn tôi k tin tưởng phương pháp hạ cọc nên tính toán lại theo địa chất khảo sát bổ sung. Cãi nhau ghê lăm các bác ơi
kiwisoda
MrAn12345 Đóng cọc thử bằng búa nào? Cọc đại trà bằng búa nào? Còn cái chuyện trong thiết kế thì kệ nó đi! Thiết kế không thể qui định loại búa được. Trừ phi đã thử cọc bằng búa 4,5 ton mà đại trà lại dùng 3,5 ton thì là bậy rồi! Cái việc chọn búa chẳng liên quan đếch gì đến khảo sát hết, nếu búa 3,5 ton mà thử cọc đủ tải thì cứ thế mà mần
MrAn12345
RobertDum
Cần xem tính toán lún cho cả đài cọc. Nếu không đảm bảo cần phải xử lý.
RobertDum
Roberter Việc có tăng mật độ cọc hay ko còn tùy thuộc kết cấu của bạn thuộc dạng gì, vai trò của cọc thế nào. Ví dụ cọc chịu tải ngang của tường chắn, chiều dài cọc không đủ thì phải tăng mật độ cọc là bình thường.
Roberter
thuymo Theo quy định, Hồ sơ thử cọc sẽ do Tư vấn thiết kế lập. Tư vấn giám sát đưa ra đề cương cọc thử cũng phải dự vào Hồ sơ thử cọc của TV Thiết kế. Bạn nên hiểu rõ vai trò của TVGS là gì. Tôi hỏi Bạn thế này nhé. Sau khi có kết quả cọc thử thì chiều dài cọc đại trà là do ông TVTK quyết định hay ông TVGS quyết định?.
thuymo
Philipboxy Bác Oanh lại nhầm chỗ này rồi.. - Trong hồ sơ Thiết kế thử cọc, Tư vấn thiết kế sẽ chọn loại búa sao cho có năng lượng cần thiết tối thiểu của nhát đập theo yêu cầu để hạ cọc. Từ giá trị năng lượng tối thiểu đó sẽ chọn ra trọng lượng búa. Từ đó lại tính ra độ chối thiết kế yêu cầu. Thế nên nếu dùng búa khác để đóng thì Nhà thầu thi công phải có thư để TVTK tính toán lại độ chối. Nếu dùng búa nhỏ hơn so với yêu cầu của TVTK thì dễ gặp hiện tượng chối giả khi đóng lượt về thế nên Tư vấn không tin là đúng. - Sau khi đóng hết các cọc thử bằng búa 4,5T rồi và TVTK đã tính toán và Quyết định chiều dài cọc Đại Trà thì Nhà thầu dùng búa 3.5T đóng miễn sao đạt tới cao độ yêu cầu là Ok hết nếu Dùng búa 5T cũng Ok, đừng dùng búa quá lớn sẽ bị gãy cọc thôi.
Philipboxy
hoangphunhan
Cái này chưa ổn. Nếu nền đất dưới biến động thì bác sẽ chết!!!
hoangphunhan
MichaelKet Bác có thể nói chưa ổn ở đâu được không? Bác nói chung kiểu này thì khó quá, Nền đất biến động là biến động cái gì? Vậy tài liệu khảo sát địa chất để làm cảnh sao?
MichaelKet
anhtuannguyen0904 Nhầm là nhầm thế nào? Bọn tôi làm toàn phải chọn lại búa không à . Giả hay thật thì thế mới cần thử cọc chứ. Đọc kỹ lại ở trên xem, tôi bẩu là cọc thử và thử nghiệm mà nếu như búa khác với búa cọc thử. Còn về nguyên tắc thì nếu chưa có cọc thử thì là như nhau cả thôi! Trên kia đọc kỹ lại thì chủ topic lại không cho thấy là cọc thử đã dùng búa 4.5 ton, và đã có kết quả thử nghiệm. Mà nếu có đi nữa thì việc đổi búa cũng vẫn được, và ông thiết kế chỉ yêu cầu sức chịu tải của cọc thôi! làm quái gì can thiệp được người ta dùng biện pháp gì thi công, nhỡ thằng thầu điên điên lại dùng dàn ép thì sao?
anhtuannguyen0904
moaza12vs
Đất ở dưới là không đồng đều nên không thể ép đến độ sâu quy định là đạt yêu cầu. Theo quy định (TCVN 286:2002 hay TCVN 269 gì đó): ép cọc sao cho Lmin<=L
moaza12vs
muaxanh 1. Hạ vào lớp cát dày - ở đây dày như thế nào nhỉ? hạ vào cát thường dùng biện pháp xói nước phải không các bác nhỉ? 2. Bùa thì có ảnh hương gì đâu, miễn sao đảm bảo năng lượng của bùa là được mà, búa lớn thì hạ thập chiều rơi tự do... Đúng là bên thi công làm sai, không dùng búa 3.5t, nhưng chỉ những kẻ cố tình ngớ ngẫn mới bắt bẻ lỗi này thôi. Nếu thế thì cho công nhân ném đá vào thằng đấy là xong.>>
muaxanh
JacimtoCogy
Đất ở dưới là không đồng đều nên không thể ép đến độ sâu quy định là đạt yêu cầu. Theo quy định (TCVN 286:2002 hay TCVN 269 gì đó): ép cọc sao cho Lmin < L< Lmax và lực ép Pmin < P < Pmax thì cọc mới đạt yêu cầu. Đối với cọc đóng cũng vậy, bạn phải căn cứ vào 2 tiêu chí L và e<=eyc mới OK! Chúc bạn may mắn!
JacimtoCogy
arthomeviet Bên dự án tôi đúng như Bác Oanh nói. Trong bản vẽ TVTK chỉ nêu cao độ mũi cọc và sức chịu tải của cọc. Trước khi thi công Nhà thầu phải trình biện pháp thi công cho TVGS, trong đó nêu rõ các tính toán về độ chối, chọn búa đóng. Tư vấn ok thì làm cọc thử. Cọc thử ok thì làm cọc đại trà. Về sau do tiến độ gấp, bên tôi làm thêm biện pháp thi công ép cọc bằng robot. Tư vấn đồng ý phát là ép tới thôi. Trong quá trình thi công TVGS có nhiều quyền lắm. Trừ khi biện pháp thi công trái với thiết kế cơ sở thì TVTK mới nhảy vào thôi.
arthomeviet
Roberter Đọc lại thấy chủ Pic nói không rõ. Lúc đóng cọc thử có dùng búa có trọng lượng là 4,5 T như trong Hồ sơ Thiết kế không? Nếu dùng đúng lại búa cho cọc thử rồi thì khi đóng cọc đại trà thì việc dùng búa 3.5 T chẳng ảnh hưởng gì. Hồ sơ thiết kế cọc có chiều dài là 45m, sau khi có kết quả thử cọc thì chiều dài cọc là 25m và nếu TVTK lại bổ sung thêm cọc để tăng mật độ cọc lên thì Tư vấn này lởm khởm quá.
Roberter
Alegowasea Bạn này nói quá lý thuyết. Bạn nên lần lượt đọc hết các comment.>
Alegowasea
cameralenguyen Tui không lý thuyết mà là thực tế đấy. Bác làm gì cũng phải theo quy trình tiêu chuẩn thi công cọc 286-2003. Đất có chổ mềm chổ cứng, lồi lõm sao bạn biết được mà cho nó xuống 1 đoạn L nào đó là đạt được. Rủi may bạn để cọc ở túi bùn cục bộ thì toi!
cameralenguyen
240315 Vậy tôi hỏi Bác tại sao phải tiến hành trước công tác đóng thử cọc? Tại sao từ kết quả công tác thử cọc mà TVTK quyết định được chiều dài cọc Đại Trà. Tài liệu khảo sát địa chất để làm cảnh sao?
240315
MrAn12345 Vậy tôi hỏi Bác tại sao phải tiến hành trước công tác đóng thử cọc? Tại sao từ kết quả công tác thử cọc mà TVTK quyết định được chiều dài cọc Đại Trà. Tài liệu khảo sát địa chất để làm cảnh sao?
MrAn12345
dacbiet
Gặp phải chủ pic mỗi hôm cho 1 thông tin rồi lặn sâu. Làm mọi người tranh luận nát như tương. Ở VN hầu hết các dự án TVTK chọn độ nặng của búa kèm chiều cao rơi, độ chối. Theo tôi TVTK chỉ nên dừng ở mức độ: chọn khả năng chịu lực của cọc, chọn biện pháp thi công đóng/ép là đủ.
dacbiet
hyutars
TVTK phải chọn búa mới ra dự toán được. Trong thiết kế thì thế, khi mời thầu và đấu thầu nhà thầu có quyền chọn loại búa khác và phải nêu tính toán giải trình chọn búa. Theo tôi thì đóng qua lớp cát dễ bị chối giả, nên để thêm ít ngày rồi kiểm tra lại, nếu muốn chắc ăn thì kiếm búa 4,5T về phang vài nhát để kiểm tra độ chối cho yên tâm.
hyutars
tungch46 Khoan khảo sát địa chất dùng để dự kiến chiều dài cọc và độ lún của đài cọc, dự kiến lực ép (độ chối cọc) cho ép vào đất để thí nghiệm. Sau khi có kq thí nghiệm (Pgh = pp thí nghiệm tỉnh hoặc độ chối = pp đóng....) thì thiết kế phải quy định lực ép cọc (nằm trong khoảng Pmin, Pmax) hoặc độ chối yêu cầu (ứng với loại búa thi công cọc thử, có lưu ý đến độ chối giả) và chiều sâu ép cọc ( trong khoảng Lmin, Lmax). Căn cứ vào quy định của đv thiết kế được chủ đầu tư phê duyệt mà đơn vị thi công, giám sát tiến hành thi công cọc. Quy định thi công cọc còn tuân thủ tiêu chuẩn 286:2003. Còn vấn đề bạn nói thí nghiệm địa chất: chỉ khảo sát một vài lỗ khoan thôi, bạn có cách nào độn thổ mà kiểm tra độ lồi lõm, cứng mềm của nền đất đặt mũi cọc trên toàn công trình đâu. Do vậy, 100% công trình đều không thể có cọc đều bằng nhau cả mà phải dài ngắn khác nhau. Chắc bạn mới bắt đầu tiếp xúc với thi cọc hay sao vậy!
tungch46
Enriquecem Nếu làm khảo sát chuẩn sẽ vẽ được đường phân lớp địa chất khá chính xác đấy. Tư vấn sẽ biết mũi cọc cần đặt ở lớp đất nào, chiều sâu ngàm vào lớp đất tốt tối thiểu là bao nhiêu. Chưa bao giờ nói chiều dài cọc Đại Trà là như nhau, phân đoạn này khác, phân đoạn kia khác là đương nhiên.>
Enriquecem
test1212
Không ai tài giỏi gì mà phân đoạn chính xác được. Ngay cả cọc trong 1 đài mà cọc cũng phải cắm sâu khác nhau. Số liệu địa chất chưa hẵn đã chắc chắn cho sức chịu tải của cọc vì: giá trị cơ lý lấy bình quân, sai số do thí nghiệm, lấy mẫu, máy móc, trình độ thí nghiệm viên, sức kháng thành và mũi cọc cũng chỉ là bảng thống kê sát xuất. Nói chung đóng cọc xuống cũng phải dò từng cọc 1 (căn cứ độ chối yêu cầu, Lmin, Lmax mà quyết định dừng đóng). Nếu không quan tâm đến độ chối khi dừng cọc là hơi mạo hiểm (bác nói chỉ cần đóng cọc xuống độ sâu tk quy định là dừng mà không cần quan tâm đến búa mấy tấn, độ chối ra sao). Theo tôi là cần dùng búa thi công đại trà giống với búa thí nghiệm để kiểm soát chất lượng cọc theo yêu cầu của tiêu chuẩn thi công đóng/ ép cọc 286-2003
test1212
53caugiay Bác nói thế này thì tất cả các cọc của Bác trong đài đều là cọc thử hết. Bác toàn vác sách vở ra không ah, đọc rách hết rồi.. Tôi đang làm công trình thưc tế luôn và ngay nhé. Chẳng qua Bác chưa gặp nên nghĩ vậy thôi. P/S: Những gì Bác biết không phải là tất cả.
53caugiay
AlbertDOB
Bạn xem điều 5.9 TCVN 286-2003 để rõ hơn nhé. Thêm cả phụ lục A về biểu ghi nhật ký đóng cọc nữa để nắm bắt quy trình thi công đóng cọc nhé. Khi sự cố xảy ra thì vấn đề tuân thủ tiêu chuẩn là có ý nghĩa đấy! Thử độ chối phải chờ mấy ngày (sau khi đóng xong cọc) mới ra được độ chối thực. Còn độ chối khi đóng cọc là độ chối giả. Trên cơ sở đóng các cọc thử mới lượng định được độ chối giả bao nhiêu thì cọc đạt yêu cầu. Chúc bạn luôn may mắn trong công việc!
AlbertDOB
Stephenon Thôi bạn ạ, ai lại nói thế này bao giờ. Chắc bạn mới làm thiết kế. Bạn xem tại điều 1.9 TCXD 190 : 1996 để biết độ chối giả là gì. >
Stephenon
53caugiay
1.Thế bác thi công cọc không ghi nhật ký về độ chối của cọc à! 2. Độ chối giả: lần đầu tiên tôi thấy cái TC này nói như vậy (cái định nghĩa này có vẻ mơ hồ hay sao nhỉ). Hồi cách đây 10 năm tôi có theo dõi 1 công trình thi công cọc đóng. Khi đóng cọc để thí nghiệm thì e=3.5cm. Chờ 7 ngày sau kiểm tra lại độ chối là 1.2 cm. Thế đây là chối gì các bác nhỉ. Thế cái búa tui chọn đóng cọc sâu thêm không được ư?
53caugiay
DanielEi Màu đỏ: Đúng là thua Bác này, vãi thật>
DanielEi
Robertgomo
Tóm lại, việc bác không quan tâm đến độ chối khi dừng đóng cọc vẫn sai tiêu chuẩn
Robertgomo
Alewohabee Đọc mấy cái bài viết của bạn Cương Còng này thì cóc ở trong hang cũng phải nhảy ra. Bạn CongCuong đã hiểu các khái niệm về độ chối theo kiểu riêng của bạn mà không giống với nhiều người khác. E rằng chỉ duy nhất bạn hiểu như vậy, nhất là cái khái niệm độ chối giả. Phải nói rằng cái khái niệm độ chối tại điều 1.9 TCXD 190 : 1996 cũng chẳng chuẩn. Đội chối vốn có nguyên gốc là "độ chối". Nghĩa là nó ngược lại với cái độ đâm xuyên (penetration). Đơn vị đo gốc của độ chối vốn là nhát đập/ mm (blow per mm). Còn độ đâm xuyên là mm/nhát đập (mm per blow). Tuy nhiên, ở ta do ban đầu nhầm lẫn theo bọn Tàu thế rồi quen đi nên gọi độ đâm xuyên là độ chối. Cứ ngồi ngẫm mà xem, theo cái kiểu của ta hiện nay thì cọc càng chối khi đóng lại là cọc có giá trị độ chối ...bé. tức là càng to thì càng ...bé, càng nhiều thì càng ...ít. Như vậy là theo cách quy định của tiêu chuẩn hiện nay thì cái giá trị đâm xuống theo nhát búa đều gọi là độ chối cả. Có nhiều loại độ chối. Có độ chối khi đóng cọc và có cả độ chối khi thí nghiệm động. Cái độ chối khi đóng cọc là cái cần theo dõi để làm điều kiện dừng đóng còn cái độ chối khi thí nghiệm động được thực hiện sau vài ngày là cái để đánh giá sức chịu tải của cọc theo phương pháp động. Cả hai cái này đều không phải là độ chối giả. Cái độ chối giả là một khái niệm được đưa ra khi mà giá trị độ chối đo được không phản ánh đúng bản chất tương ứng với sức chịu tải của cọc. Ví dụ khi cho cọc nghỉ hơi lâu để hàn nối cọc hoặc để đi nhậu rồi tiếp tục đóng thì sẽ thấy cọc bị rất chối (e bé) mặc dù trước khi nghỉ thì cọc nó vẫn đi phăm phăm. Cái độ chối đo được lúc này là độ chối giả. Để khắc phục thì người ta đóng dứ vài phát thì sau đó cọc nó lại đi phăm phăm. Cái độ chối bé đo được này được gọi là độ chối giả bởi vì nếu theo nó thì cho sức chịu tải của cọc sai là lớn trong khi thực chất nó lại có sức chiu tải của cọc bé vì sau đó nó đi phăm phăm. Bản chất của hiện tượng chối giả là do có liên quan đến áp lực nước lỗ rỗng động. Nó tăng lên hoặc giảm đi tùy từng trường hợp làm cho cái anh độ chối nó ...luyên thuyên, chém gió đến nỗi chẳng ai biết cái độ chối thật nó là như thế nào. .
Alewohabee
Renatosymn
Cam on bac Ngoc. Cai khai niem do choi gia ma tôi tiep thu chi theo cac sach giao trinh giang day o truong DH thoi. Tôi chi biet la khi dong xuong gap cat:do choi giam, va nguoc lai khi dong vao dat set. Do do, de danh gia suc chiu tai cua coc thi phai do do choi cua coc sau do may ngay moi dung. Tôi rat hang hai khi bac hoanui cho rang chi dong coc den do sau ma TK quy dinh la du, khong quan tam den bua dong va do choi. thuc kien thuc cua tôi chua du do sau ve cai choi gia nay. Xin loi moi nguoi, cai may bi loi nen go telex khong duoc
Renatosymn
Stephenon
Cam on bac Ngoc. Cai khai niem do choi gia ma tôi tiep thu chi theo cac sach giao trinh giang day o truong DH thoi. Tôi chi biet la khi dong xuong gap cat:do choi giam, va nguoc lai khi dong vao dat set. Do do, de danh gia suc chiu tai cua coc thi phai do do choi cua coc sau do may ngay moi dung. Tôi rat hang hai khi bac hoanui cho rang chi dong coc den do sau ma TK quy dinh la du, khong quan tam den bua dong va do choi. thuc su kien thuc cua tôi chua du do sau ve cai choi gia nay. Xin loi moi nguoi, cai may bi loi nen go telex khong duoc
Stephenon
suanhadthouse
Các bác ak, đề cương thử cọc bên e dùng búa 3.5 tấn. Vân đầu bên e nghĩ La do chối giả, nhưng sau 6 ngày gõ lại cọc thử thì thấy độ chối vẩn như thế. Có đóng thêm một số vị trí khác để kiểm chứng thì không bị chối giả. Nói chung bên tv giám sát Đã OK rồi mà. Chỉ có điều có mâu thuẫn như thế, bây giờ ko biết bên e hay tvtk chịu đây??
suanhadthouse
moaza12vs Bạn cho biết trong Hồ sơ Thiết kế bản vẽ thi công Dự án mà Bạn đang thi công thì TVTK có lập Thuyết minh thiết kế thử cọc không? Và trong Hồ sơ Thiết kế thử cọc đó TVTK chọn búa 4,5T đúng không?. Không biết vai trò TVGS của bên Bác như thế nào đối với Dự án này mà duyệt Đề cương thử cọc dùng búa 3.5T, trong khi TVTK khuyến nghị dùng búa 4.5T.
moaza12vs
DonaldMi Bạn nên đọc kỹ lại từ đầu các comment của tôi. Tôi nói khi có kết quả thử cọc thì TVTK sẽ quyết định chiều dài cọc Đại Trà. Và khi đóng cọc Đại Trà thì cứ thế mà đóng, sao cho đầu cọc đạt đến cao độ thiết kế thì dừng là OK, tuy nhiên có những cọc khi dừng thì đầu cọc có thể cao hơn cao độ đầu cọc thiết kế yêu cầu.
DonaldMi
taolaai
Thì vấn đề bây giờ Là tvtk viện lý do bọn e không dùng búa 4.5 như khuyến nghị của họ nên họ tính toán lại thiết kế. Tuy nhiên thì theo tiêu chuẩn thiết kế và hồ sơ mời thầu có nói rõ ràng Là " tư vấn giám sát dựa theo điều Kiện máy móc và thiết bị hiện có của nhà thầu để phê duyệt đề cương đóng cọc" mà trong hồ sơ mời thầu phần năng lực nhà thầu ko nói về vấn đề thiết bị nhà thầu. Bên e chỉ có búa 3.5 tấn, thì việc tvgs phê duyệt đề cương vs búa 3.5 tấn và tính toán độ chối đúng vs búa 3.5 tấn thì có Ảnh Hưởng j đâu bác bác nhỉ?
taolaai
taolaai
Cũng có ảnh hưởng đấy. Thông thường TVTK tính toán là đã chọn trọng lượng búa và chiều cao rơi để có Năng lượng tối thiểu để hạ cọc. Búa nhỏ sẽ không đủ năng lượng để đóng cọc tới cao độ thiết kế để phục vụ việc kiểm tra sức chịu tải chính xác được. P/S: Mà Bạn chưa trả lời là Tư vấn thiết kế có lập Hồ sơ Thiết kế thử cọc không đây?. Nếu có thì phải tuân theo và TVGS không thể phê duyệt Đề cương của Bạn theo búa 3.5T.
taolaai
MrAn12345
Tvtk ko lập bác ak. Năng lượng tôi thiểu ở đây bác nói là ntn hả bác?
MrAn12345
dutrieu Cái vấn đề này của bạn thì có nhiều vấn đề. 1. Khi thiết kế thường thì người ta đã tính toán để xác định lựa chọn búa có vẻ thích hợp. Cọc thử nghiệm là cọc ngoài việc dùng để xác định sức chịu tải thì còn dùng để kiểm tra công nghệ đóng cọc trong đó có kiểm tra sự thích hợp của loại búa. Ở đây, TVTK đã kiến nghị là búa 4,5 T thì bạn nên tiến hành thí nghiệm theo họ. Khi thay đổi loại búa thì cần có sự giải trình lý do và sự thích hợp của loại búa được chọn để thay đổi và cần có sự đồng ý của thiết kế. Không thể nói lý do chỉ vì chỉ có búa 3,5 T nên phải thay đổi. Việc chọn búa là có tính toán hẳn hoi đấy. 2. Khi chiều dài cọc thay đổi lớn trên toàn bộ công trình thì có nghĩa là đã thay đổi thiết kế. Lúc này cần phải làm các thủ tục thay đổi thiết kế. Nghĩa là chủ đầu tư hoặc Tư vấn quản lý dự án thay mặt cho chủ đầu tư phải đứng ra làm các thủ tục này. Tuy nhiên thường thì chúng nó kệ để cho nhà thầu chết mặc dù trách nhiệm thuộcvề chúng nó. 3. Việc thay đổi trọng lượng búa từ 4,5 ton sang thành 3,5 ton sẽ dễ làm cho các cọc bị nứt ở đầu cọc hơn bởi dễ sinh ứng suất kéo. Ở đây, do chiều dài cọc đã ngắn lại nên không bị vấn đề này. 4. Trong thiết kế ban đầu thì cái cọc đã quá dài L/B > 100. Ngay cả với búa 4,5 ton hoặc lớn hơn là 7 ton cũng chẳng đóng nổi qua lớp cát dày này nếu không có các biện pháp thích hợp bổ sung thêm. Với tiết diện 40x40 thì chiều dài 25 m hoặc 30 m là hợp lý hơn 45 m. Chắc chú thiết kế hơi ếch. 5. Vấn đề cần giải quyết bây giờ sẽ là giải quyết vấn đề kỹ thuật và chống chọi với thanh tra. Về vấn đề kỹ thuật thì cần tính toán kiểm tra lại tất cả về mặt chịu lực và lún của móng công trình. Thiếu đâu đóng bù đấy. Còn về thanh tra thì tìm các tiêu chuẩn quy phạm để biểu dương và dọa chúng rồi thì chúng sẽ cho qua. 6. Lỗi lớn nhất ở đây là chủ đầu tư đã làm chủ công trình như là ...thằng gác cổng. Tư vấn thiết kế thì thơ ơ (Chắc bị quỵt tiền). Tư vấn giám sát thì không biết việc của tôi phải làm cái gì theo đúng quy định quản lý chất lượng còn nhà thầu thì...liều, thích là làm. Lẽ ra những điều bạn đang suy nghĩ trăn trở hiện nay nên được thực hiện trước khi quyết định thi công. Nghĩ kỹ rồi hãy làm sẽ tốt hơn là làm xong rồi mới nghĩ cách ...gói gém.
dutrieu
thanhthuonghm Bác Ngọc vui lòng cho tôi thêm một vài thắc mắc nữa là: 1. Độ chối yêu cầu khi dừng cọc được đem so sánh với độ chối khi đóng cọc hay độ chối khi thí nghiệm động. 2. Độ chối khi đóng cọc và độ chối khi thí nghiệm động (nếu giả thuyết độ cao nâng búa, trọng lượng búa như nhau) có giá trị khác nhau không? Tại sao với đất sét dẽo khi đang đóng thì có độ chối lớn. Sau đó cho nghỉ khoảng 7 ngày thì đem đóng lại, độ chối lại bé hơn nhiều? 3. Tại sao công thức xác định độ chối yêu cầu lại không phụ thuộc vào loại đất hạ cọc.
thanhthuonghm
thanhthanh Nếu bạn cho dừng ở cao độ cao hơn cao độ đầu cọc thiết kế yêu cầu thì không đạt đến cao độ thiết kế. Thế căn cứ vào đâu mà bạn cho dừng?
thanhthanh
Winmordbet 2. Đất thuộc loại sét có tính đàn hồi dẻo lớn, biến dạng đàn hồi ít, biến dạng dẻo nhiều, tính chất thoát nước lỗ rỗng chậm của đất loại sét làm cho nó chậm phản ứng để đưa đến trạng thái cuối cùng. Câu này của bạn hợp lý hơn với đất ít hạt sét bụi, hạt thô nhiều. 3. Khi bạn thật là khỏe rồi thì không cần dựa vào bệnh nó nặng bao nhiêu nữa, vì bệnh nào bạn cũng vượt qua được rồi.
Winmordbet
DanielEi Khi đóng cọc Đại Trà rồi thì cứ thế mà phang sao cho cao độ đầu cọc đạt cao độ thiết kế. Trường hợp đóng cọc không xuống hoặc xuống rất ít thì tiến hành đo độ chối, nếu thấy đạt yêu cầu thì dừng lại, khi đó đầu cọc dừng sẽ cao hơn đầu cọc thiết kế yêu cầu nhưng sức chịu tải vẩn đảm bảo. Đó chính là điều bạn nói mặt đất không bằng phẳng nhưng yêu cầu phần mũi cọc phải ngàm sâu vào lớp đất tốt một giá trị tối thiểu do Chủ nhiệm thiết kế đặt ra vẫn đảm bảo.
DanielEi
plantandzombi Trả lời: Câu 1: Câu hỏi này hơi buồn cười. Cái độ chối yêu cầu khi dừng cọc là được dùng khi đóng cọc chứ khi thí nghiệm thì đâu có dừng cọc. Vì vậy phải so sánh nó với cái độ chối khi đóng cọc. Câu 2: Đương nhiên là độ chối khi đóng cọc và độ chối khi thí nghiệm động (nếu giả thuyết độ cao nâng búa, trọng lượng búa như nhau) là có giá trị khác nhau. Bởi nếu giống nhau thì việc quái gì phải vẽ ra cái chuyện nghỉ mấy ngày rồi mới đo. Đo béng luôn khi đóng cho nó ...nhanh. Câu hỏi này cũng hơi buồn cười. Về cái câu hỏi đất sét cho độ chối lớn nhỏ khác nhau khi đóng và khi thí nghiệm thì bạn thử nêu rõ cái giá trị độ chối e của cả hai trường hợp là lớn nhỏ hay là độ chối lớn nhỏ. Xin cho một ví dụ minh họa về cái giá trị độ chối e này lớn nhỏ ra sao tương ứng với cái gọi là độ chối nhỏ lớn đang xét. 3. Công thức xác định độ chối yêu cầu hiện nay được thành lập từ bài toán va chạm động của thanh trong nền đàn nhớt. Trong bài toán đó thì người ta đã giả thiết rất nhiều thứ trong đó có giả thiết nền đàn nhớt là nền đàn nhớt mà không quan tâm nhiều lắm đến cái đàn nhớt đó là cát hay sét. Cũng có thể sau này sẽ có công thức khác xét đến sự khác nhau của sét và cát nhưng chắc là nó sẽ phức tạp hơn. Vả lại, kiểu quái gì rồi cũng sai cả ấy mà bởi có nhiều giả thiết quá. Bây giờ, để chính xác hơn thì người ta bắt đầu xác định độ chối yêu cầu qua thí nghiệm PDA.
plantandzombi
puma12 43
Thế ngược lại độ sâu của cọc đạt cao độ thiết kế mà độ chối quá lớn thì sao? Nếu bạn dùng búa đóng cọc đại trà khác với búa đóng thí nghiệm thì cơ sở nào để bạn so sánh độ chối là đạt hay chưa đạt.
puma12 43
delta deus Cái việc cứ phang đến cao độ thiết kế khi đóng cọc đại trà thì thường được áp dụng trong cầu, cảng. Hình như là bởi ở các công trình này thì hệ số an toàn khi xác định sức chịu tải của cọc được áp dụng giá trị cao và cọc chịu lực ngang là chính. Với các công trình dân dụng thông thường thì không phang đại như thế được đâu. Nếu đã đạt độ sâu thiết kế mà vẫn chưa đạt độ chối yêu cầu thì nhiều trường hợp phải nối cọc đóng tiếp đấy. Điều kiện dừng đóng trong các công trình dân dụng với cọc chịu lực đứng là chính và hệ số an toàn không lớn thì nên lấy theo điều kiện độ chối cho phép dừng đóng.
delta deus
PrikoliSsSSdda Khi đóng cọc đại trà xử dụng búa khác với khi đóng thí nghiệm thì người ta chuyển đổi độ chối cho phép theo các công thức động. Tuy nhiên, việc thay đổi búa chỉ nên thay đổi theo hướng tăng trọng lượng búa. Nếu thay đổi giảm trọng lượng búa thì phải tính toán nhằm đảm bảo không sinh ra ứng suất kéo nguy hiểm trong cọc trong quá trình đóng cọc quá dài, nhiều mối nối.
PrikoliSsSSdda
nguyentrungata Không riêng gì bên dân dụng đâu Bác ah! Khi thử cọc trong Cầu hay Cảng thì khi đạt độ sâu thiết kế mà chưa đạt độ chối yêu cầu thì vẫn phải nối tiếp cọc để đóng tiếp đấy ah.. Trường hợp khi đóng cọc đại trà cao độ đầu cọc đạt cao độ thiết kế mà cọc vẫn xuống phà phà thì vẫn phải nối thêm cọc ah.
nguyentrungata
thanhtinh Cứ định nghĩa độ chối là độ dịch chuyển xuống của cọc / 1 nhát búa. Tôi có 1 công trình thế này: Khi đóng cọc đến cao độ thiết kế (dự kiến ban đầu) có độ chối e1. E này khá lớn, nó không thỏa mãn eyc. Sau đó 7 ngày đem búa đóng lại, có độ chối e2,e2 bé hơn eyc. Đơn vị tư vấn bảo là do chối giả nên khẳng định cọc đạt yêu cầu. Tôi thì hay hạ cọc bằng phương pháp ép. Tôi thấy hiện tượng trên cũng tương tự. Khi ép qua đất sét thấy ép rất dễ xuống. Mặt dù tải ép đôi khi chỉ bằng 1.5 đến 1.7 Ptk nhưng khi thí nghiệm nén tĩnh cho thấy Pgh còn lớn hơn 2 lần Ptk. Như vậy sức làm việc của cọc tăng lên khi đất sét phục hồi lực dính vào thành cọc. Ngược lại, khi ép cọc qua đất cát: mặt dù lực ép đã lên đến 2.5 - 3 lần Ptk nhưng sau đó tiến hành thí nghiệm nén tỉnh, Pgh chỉ còn lại 1.8 Ptk (Ptk dự kiến ban đầu). Nếu theo quan niệm chối thực của cọc là độ chối khi đóng thì quả thực với 1 sức chịu tải như nhau, búa dóng như nhau, nếu cọc xuyên qua đất sét và đất cát sẽ có độ chối khác nhau (ở đất cát có độ chối nhỏ hơn - ở đây xét độ chối khi đóng). Xin các bác giải thích giúp!
thanhtinh
Roberter
Xin các bác giúp cho thắc mắc của tôi với. Nếu quả thật sự hiểu biết về chối giả của tôi sai thì đúng là tôi rất cám ơn các bác rằng từ nay sẽ không sai nữa trong nghề nghiệp của tôi. Mặc dù bác Ngọc trao đổi như vậy nhưng tôi vẫn còn trăn trở quá.
Roberter
rtgreter vret ẻ Màu đỏ: Bảo với mấy thằng TVTK là bố ra công trường mà cãi với TVGS. Hỏi bác Oanh coi ở công trường thằng TVTK hay TVGS thằng nào quyết định trực tiếp cho mấy ông thi công. Biên bản nghiệm thu, hồ sơ quản lý chất lượng, bản vẽ hoàn công, ... mấy ông TVTK chạy tới ký hả! Mấy thằng TVTK tinh tướng!>>>>
rtgreter vret ẻ
checkerso1 Bác không thể nói thế này được đâu. Bác xem lại vai trò của TVGS theo Luật định quy định thế nào?. Làm không đúng với yêu cầu TK là ăn đòn là đúng. Nhẹ nhàng mềm mỏng khó mấy cũng giải quyết được. Mà Bác nói ông TVGS quyết định cái gì. Kết quả thử cọc hiện trường phải gửi về cho TVTK để họ tính toán quyết định chiều dài cọc Đại Trà đấy.
checkerso1
anhtuannguyen0904 Thấy bác cmengenie và bác Ngọc ra tay rồi thì tôi cũng co vòi luôn. Lâu nay tôi làm bên dân dụng nên chỉ tiếp xúc nhiều với cọc ép nên khi thảo luận về cọc đóng có thể chưa lành lắm. Mấy hôm nay xem lại tài liệu nền móng và các tiêu chuẩn mới dám đưa vòi dò lại. Xin anh tôi và các bác cho ý kiến nhé. Cái TCXD 286:2003 thay thế cho cái TCXD 190:1996 đã bỏ luôn cái chối giả trên luôn rồi (hình như nó không đúng thì phải). Trong TC 286 nó có nói là: khi độ chối lớn hơn 1mm thì P=f(e): ở đây e là độ chối, P là sức chịu tải của cọc; Khi e<1mm thì P=f1(ed+c): ở đây ed là độ chối dư, c là độ chối đàn hồi. Như vây độ chối cuối cùng khi chọn búa đóng có TL nhỏ thì không phải so sánh độ chối dư với eyc mà phải đo cho được độ chối đàn hồi nữa. Điều 5.9 tc 286 có nói: Sau khi đóng cọc đến độ sâu quy định mà không đạt độ chối yêu cầu thì cho cọc nghỉ theo quy định (đất cát 3 nagyf, đất sét 7 ngày) sau đó đóng bù để kiểm tra lại độ chối. Nếu vẫn chưa đạt thì nên cho thử tĩnh cọc lại và có thể hiểu chỉnh lại 1 phần hoặc toàn bộ cọc. Như vậy: đối chiếu với nguyên nhân gây chối giả của các tài liệu nền móng, ta có thể hiểu chối giả là do nền đất tác dụng lên cọc không đúng với thực chất làm việc lâu dài giữa nền và cọc. Do đó, việc nghỉ 3-7 ngày rồi cho đóng kiểm tra lại là để khắc phục cái bất cấp này. Ý này khác với ý kiến của bác Ngọc. Thật sự mà nói hạ cọc bằng pp ép kiểm soát sức chịu tải của cọc tốt hơn, Nếu làm chặc che thì khả năng làm việc của cọc không bị bỏ phí nhiều như pp đóng.
anhtuannguyen0904
AlbertDOB Chán. Rất chán.
AlbertDOB
tungch46
Em cũng chẳng biết hỏi ai nữa. Hỏi mấy bác bên cầu đường họ cũng nói đại loại như vậy. Một số họ cũng chưa rõ lắm
tungch46
PrikoliSsSSdda Câu này các anh Thi công phải lưu ý. Các anh đi thi công là cái gì cũng biết, nhưng có mỗi điều không biết........
PrikoliSsSSdda
MichaelKet
Đọc qua các bài viết của các bạn, anh ở đây. Tôi đã đi làm 1 số dự án trong, ngoài nước cầu đường. Dự án 2, 3 bước. Tôi có 1 số ý kiến như sau. 1 - Với những dự án 2 bước (TKCS, TKBVTC) thì TVTK sẽ quyết định tất cả, từ việc đưa ra Sức chịu tải cọc và loại Búa sử dụng (sẽ thể hiện trong bản vẽ Biện pháp thi công chủ đạo, và còn áp giá theo định mức nữa chứ) đúng ko các bạn? Đề cương cọc thử sẽ do Nhà Thầu làm và trình TVTK duyệt. Khi đóng cọc thử các bạn cũng có thư mời TVTK xuống công trường đóng, vổ lại, và quyết luôn mà. Trách nhiệm cụ thể là TVTK chịu, nhà thầu chỉ nghe sự "phán" của họ rồi làm theo ở bước đại trà thôi. 2- Với các dự án 3 bước (TKCS, TKKT, TKBVTC) ngay như bên tôi, là dự án nước ngoài, TVTK Tedi chỉ đưa ra SCT cọc, còn việc chọn loại Búa như thế nào là do Nhà thầu lập đề cương đóng cọc thử (đính kèm kiểm định búa ...) và TVGS duyệt. Trong tình huống này, Nếu dự án bên bạn, việc quyết chọn búa nào là TVGS thì họ sẽ giải trình. Búa 3.5T, cọc 40x40 thì ok rồi. Ko cần búa 4.5T làm gì. Còn đây là cách bạn ứng phó với TVTK nè. Cho tới giờ, khi áp giá định mức cho hạng mục cọc BTCT, chưa có mã cho búa 4.5T. Chỉ 3.5T là tối đa. Bạn hảy hỏi là khi tk, búa 4.5T mấy ông áp mã nào cho Nhà Thầu? Xem tk họ sẽ nói gì. Tình huống này, TVTK sai hoàn toàn rồi.!
MichaelKet
profillink10
Em hỏi các bác 1 câu cuối thôi,nhờ các bác trả lời và phân tích dùm tôi với. Cọc thử đạt độ chối thiết kế thì đã đủ sức chịu tải chưa?
profillink10
ngoctrinh Nếu đã luôn chắc chắn là đủ sức chịu tải thì người ta còn làm thí nghiệm nén tĩnh để làm gì ???
ngoctrinh
Robertvove
bác Ngọc cho cháu hỏi tý,sct của cọc ép = 120t thì có được ko ạ,thầy hd cháu bảo nên 90t trở lại,nếu được thì Pép=3P=360T thì có việc gì ko ạ,khi thiết kế và thi công có cần chú ý gì ko ạ?
Robertvove
quyetthang122 Cọc thử đạt độ chối rồi thì quyết định chiều dài cọc, rồi tiến hành đóng cọc đại trà. Bạn ko hiểu ah.? Có Ptk tính ra -> độ chối, giờ độ chối đạt, có nghĩa là -> Ptk đã đạt.
quyetthang122
Stevennefs
Việc lực chọn búa giống 1 bài toán tối ưu sao cho đóng mũi cọc xuống cao độ thiết kế nhanh đảm bảo độ ổn định của cọc. Việc thay đổi búa đóng cọc trong thi công là chuyện bình thường. Tôi có gặp trường hợp : yêu cầu đóng cọc bằng búa nổ, nhà thầu cho đóng cọc bằng búa rung 1 hồi rồi mới chuyển sang búa nổ. Độ chối cọc thường được kiểm tra sau khi búa đóng đến độ chối tạm thời vài ngày. Nghĩa là sau khi đóng cọc xuống thấy nó ì ạch không xuống nữa thì cho nó đứng đó mấy ngày, rồi đóng cho nó tầm 10 phát, lấy chuyển vị chia cho số búa ta ra được cái độ chối thực tế. Các anh nhà thầu khéo lắm. Với kinh nghiệm các anh ý, quan sát 1 hồi là sẽ biết độ chối đó có đạt không, nhưng cứ cho đóng sâu thêm, do cọc được thanh toán theo chiều dài thực tế. Cọc đạt độ chối rồi, vẫn phải kiểm tra lại sức chịu tại cọc. Các công trình chịu tải lớn như cầu, cảng có hệ số chịu tải lớn, có thể lên tới 200%
Stevennefs
terrydoa
Bạn này nói hay thật! việc thay đổi búa đóng cọc nó liên quan đến bài toán kinh tế đấy và chẳng tốt một tý nào. Đối với nhà thầu Việt Nam, do tính chuyên nghiệp kém, ít thiết bị, thiết bị lạc hậu nhưng lại tham, công trình nào cũng muốn tôi được làm nên sử dụng thiết bị rất linh tinh. Nếu gặp Dự án đầu từ bằng vốn nước ngoài và bên nước ngoài nó quản lý thì nó phạt cho vỡ mặt, đi ăn mày luôn. Việc xác định độ chối cọc được thực hiện cho các cọc thử.
terrydoa
profilmuoinam15 Đóng thêm thì mất tiền dầu với mất thời gian chứ được cái gì nữa đâu >
profilmuoinam15
thuymo
Hì. Mình mới thấy giới hạn độ chối tối thiểu, chưa có tối đa. Ở dự án mình làm nó cho 8mm. Nhà cứ đóng lến 2-3mm, như vậy chiều dài cọc lên nhiều. Thêm vài m cọc là cũng được cả mớ rồi
thuymo
trannguyen1602
Mình cũng làm cho dự án nước ngoài quản lý, đầu tư. Nhưng chưa thấy phạt vỡ mặt bạn ơi. "Nhà thầu Việt Nam, do tính chuyên nghiệp kém, ít thiết bị, thiết bị lạc hậu nhưng lại tham, công trình nào cũng muốn tôi được làm nên sử dụng thiết bị rất linh tinh" Vì nghèo, vì lạc hậu, nêm mới tham lam tham gia để có cơ hội học hỏi để khỏi lạc hậu và nâng cao tính chuyên nghiệp chứ. Có ai chuyên nghiệp từ đầu được đâu.
trannguyen1602
hiepsitayto
Em có vấn đề này chưa rõ nhờ các Anh chị trên diễn đàn giúp đỡ với. Vấn đề như thế này: Thiết kế kỹ thuật tính toán cọc 40x40 và có chiều dài cọc La 45m thì đủ sức chịu tải. Tuy nhiên khi thi công đóng cọc thử chiều dài cọc tầm 20-25 m thì đạt độ chối thiết kế. Để xữ lý vấn đề trên thì tư vấn thiết kế đề xuất giảm chiều dài cọc đại trà thành 25m và tăng mật độ cọc. Tuy nhiên bên đơn vị Thanh tra cho rằng cọc Đã đạt độ chối thiết kế thì việc tăng mật độ cọc là không cần thiết. Cọc của bên e Là cọc ma sát BTCT 40x40. Theo các Anh ý Kiến của Thanh tra có đúng k? Và có phương án nào để xử lý cọc ko? => Theo kinh nghiệm của tôi đã xử lý việc này nhiều rồi vì ở đơn vị tư vấn, khi chiều dài cọc thay đổi thì sự làm việc của hệ cọc thay đổi => cần phải kiểm toán lại theo chiều dài cọc thử đạt được và độ chối thực tế, nếu đảm bảo chịu lực thì OK, nếu không đạt thì phải tăng số lượng cọc và kiểm toán đến khi đạt thì thôi. Việc này theo tôi phải chứng minh bằng bản tính chi tiết chứ cãi nhau suông thế này thì khó. Hồi xưa có lần tranh cãi với thanh tra chính phủ việc giống thế này rồi, cũng giảm chiều dài, tăng mật độ cọc, thanh tra cũng bắt bẻ, sau cùng nhau tính lại thì OK, thanh tra đồng ý phương án của tư vấn đưa ra.
hiepsitayto

CÁC CÂU HỎI KHÁC CÙNG CHUYÊN MỤC:


       cách xác định hệ số tỷ lệ của các lớp đất tương ứng trong phần chiều sâu ảnh hưởng    (có 6 câu trả lời)
       TT cọc chịu tải ngang ???    (có 12 câu trả lời)
       Ko hiểu vì sao cọc ko nên có > 2 mối nối ???    (có 27 câu trả lời)
       Cách xác định điểm hợp lực của cột và vách trong Etabs như thế nào?    (có 7 câu trả lời)
       Cách tính toán sức chịu tải cọc khoan nhồi theo vật liệu !    (có 13 câu trả lời)
       Hệ số nhóm cọc    (có 33 câu trả lời)
       Tư vấn thiết kế móng Top Base!    (có 96 câu trả lời)
       Cách tính toán móng đôi cho cọc khoan nhồi?    (có 8 câu trả lời)
       Cách tính toán toán cọc đa giác    (có 18 câu trả lời)
       Hỏi cách tính chiều dài cọc khoan nhồi?    (có 6 câu trả lời)
       Lực Dọc Thiết Kế Móng?    (có 14 câu trả lời)
       cốt thép cọc nhồi    (có 21 câu trả lời)
       Cọc ULT D600 chịu tải 600t?    (có 5 câu trả lời)
       Giáo trình Móng bè cọc.    (có 9 câu trả lời)
       Làm ơn cho tớ đồ án thi công ép cọc + phần ngầm    (có 5 câu trả lời)
       2 (trong nhiều) hiện tượng xảy ra khi đóng cọc    (có 9 câu trả lời)
       Cách tính toán toán cẩu lắp cọc đúc sẵn bê tông cốt thép?    (có 29 câu trả lời)
       Xác định cường độ chịu tải của đất dưới mũi cọc    (có 12 câu trả lời)
       Cùng trao đổi về độ chối e    (có 40 câu trả lời)
       Bảng tính excel SCT của cọc đóng bê tông cốt thép theo TC 22TCN272-05!    (có 24 câu trả lời)
       Cho hỏi cách TK móng cọc dưới vách cứng    (có 8 câu trả lời)
       Hỏi sức chịu tải của cọc nhồi có phụ thuộc chiều sâu ngàm vào đá    (có 9 câu trả lời)
       Cách tính sức kháng cắt không thoát nước trung bình    (có 10 câu trả lời)
       Cách tính toán Thép trong cọc khoan nhồi.    (có 8 câu trả lời)
       BÊ TÔNG CỌC M80v TCVN 3118-93 là gì ?    (có 6 câu trả lời)
       được phép tăng 20% sct của cọc    (có 11 câu trả lời)
       Tiêu chuẩn TCVN 10304:2014 Móng cọc - Tiêu chuẩn thiết kế    (có 19 câu trả lời)
       Ống siêu âm trong cọc khoan nhồi?    (có 24 câu trả lời)
       Tiêu chuẩn Snip 2.02.03.85 Nga về Móng cọc    (có 11 câu trả lời)
       Chiều dài cọc khoan nhồi bao nhiêu là hợp lý    (có 5 câu trả lời)
       Cọc ly tâm?    (có 34 câu trả lời)
       Chỉ dẫn Cho hỏi cách TK dầm móng theo TCXDVN375:2006 (Eurocode 8)!    (có 78 câu trả lời)
       Bơm vữa bít ống siêu âm cọc khoan nhồi?    (có 16 câu trả lời)
       Phương pháp tính toán và thiết kế cọc khoan nhồi?    (có 53 câu trả lời)
       Làm ơn cho tớ ý kiến về móng cọc nhà 5 tầng    (có 16 câu trả lời)
       TT TK móng cọc, mỗi đài có 1 hoặc 2 cọc đỡ cột?    (có 45 câu trả lời)
       Allowable axial load or Material axial load?    (có 6 câu trả lời)
       Tải trọng tiêu chuẩn phân phối lên cọc?    (có 6 câu trả lời)
       Móng cọc đóng, ép hay khoan nhồi    (có 39 câu trả lời)
       Gia cường móng cọc    (có 9 câu trả lời)
       Sự cố khi thi công và thiết kế cọc ép-lỗi do ai?    (có 11 câu trả lời)
       Cắt cọc bê tông ly tâm UST?    (có 57 câu trả lời)
       Ép cọc như thế nào là đúng    (có 9 câu trả lời)
       Cho hỏi kết cấu móng này    (có 8 câu trả lời)
       PIT cọc khi đã có đài    (có 22 câu trả lời)
       Về máy ép cọc thủy lực 2 xi lanh.    (có 8 câu trả lời)
       Hướng tới thiết kế đài móng tối ưu    (có 17 câu trả lời)
       Quan niệm lấy tổ hợp Tiêu chuẩn tính số lượng cọc !    (có 8 câu trả lời)
       Độ mảnh của cọc và cốt thép cọc?    (có 8 câu trả lời)
       xử lí đầu cọc khi cốt cắt đầu cọc thấp    (có 9 câu trả lời)
        ... Xem thêm



     "Công ty TNHH Xây dựng và nội thất Phương Vinh, và Văn phòng Kiến trúc Phương Anh là doanh nghiệp hàng đầu về lĩnh vực thiết kế kiến trúc, thiết kế nội thất và thi công tại Hải Phòng. Chất lượng các công trình do chúng tôi thiết kế đã mang lại uy tín và sự tin tưởng của khách hàng hơn 15 năm qua. Sự hài lòng của gia chủ là niềm vui của đội ngũ kiến trúc sư chúng tôi."

Công ty TNHH Xây dựng và Nội thất Phương Vinh

Văn phòng Kiến trúc Phương Anh

Địa chỉ: Số 2A phố Phụng Pháp - Đằng Giang - Ngô Quyền - Hải Phòng
Hotline:
       KTS. Mr.Tuấn Anh 0901.291.666
       KTS. Mrs.Phương 085.88.355.88
       KTS. Mr.Thành 0912.308.118
Fanpage: facebook.com/maukientrucdep/



back to top