Hỏi đáp / Thiết kế móng nông
    Chào chú Ngọc! Hiện nay trong tiêu chuẩn có nhiều phương pháp xác định sức" /> TN xác định SCT của móng nông ? - Tư vấn Kết cấu, BTCT, thi công xây dựng

  TN xác định SCT của móng nông ?

     Tôi có nhận được thư của bạn Hồ Mạnh Hùng nêu lên vấn đề khá hay. Xin đưa ra đây để mọi người thảo luận. Nội dung thư như sau:     Chào chú Ngọc! Hiện nay trong tiêu chuẩn có nhiều phương pháp xác định sức chịu tải (SCT) của cọc ở hiện trường nhưng chưa thấy đề cập tới việc xác định sức chịu tải móng nông, thí nghiệm bàn nén hiện trường chỉ phù hợp cho xác định mô đun biến dạng, còn xác định SCT thì không rõ ràng, vậy chú cho cháu hỏi có phương pháp nào để xác định sức chịu tải móng nông ở hiện trường? Cảm ơn chú vì sự giúp đỡ
Có 41 câu trả lời!!
Có thể bạn chưa biết:
Stevennefs
câu hỏi này hay e cũng chưa thấy công trình nào làm móng nông mà người ta xác định hay thử sức chịu tải ở hiện trg/theo e nghĩ thì với những công trình đó thường tải trọng nhỏ nên tôi k cần thiết lắm/như thế có đúng k nhỉ/
Stevennefs
Winmordbet
Thí nghiệm nén mẫu đất đá ở phòng thí nghiệm có thể biết được sức chịu tải của móng nông đó bạn!
Winmordbet
ClintomEa
- Vấn đề này đề này không tôi ko thấy có tiêu chuẩn nào riêng cho nó, trog khi việc gia cố nền móng dùng cọc tràm cọc tre và cọc đá là rất nhiều, tôi thấy các đơn vị thử tĩnh dùng tc 269-2002 để áp dụng vào việc thử tĩnh nhóm cọc hiện trường (nhóm cọc tràm...) và kết luận dựa trên biểu đồ quan hệ tải trọng - chuyển vị P-S. PS Hung.kta2006: Sao tt nhỏ lại ko cần thiết? bao nhiêu là nhỏ? có những công trình 3-4-5 tầng vẫn dùng móng nông trên nền gia cố cọc tràm đó thôi. Mong các bác có ý kiến thêm!
ClintomEa
ClintomEa Xin các bạn khi bàn luận chịu khó đọc kỹ nội dung đầu bài và các ý kiến của người khác. Đừng đọc nhanh quá dẫn đến chuyện ông nói gà, bà nói vịt. Ở đây đang bàn về sức chịu tải chứ không phải lún. Hai cái này là hai điều kiện tính toán kiểm tra khác nhau. Nếu thích xin tự mở topic khác để bàn luận chứ không nên cứ thấy topic nào cũng nhảy xô vào chém vớ chém vẩn. Nhắc bạn mynuong2003 như vậy nhé. Bạn cũng chính là minhtan2oo5.
ClintomEa
jinchan Đã là móng nông thì cần gì xác đinh SCT ở hiện trường anh Ngọc nhỉ !
jinchan
Robertbura Tiêu chí thiết kế nhà đẹp Hải Phòng là sự kết hợp hài hòa giữa công năng sử dụng các phòng, vẻ đẹp ngoại thất và chi phí xây nhà
Luckyman
Robertbura Móng nông thường được sử dụng trong các công trình nhỏ , lực tác động không đáng kể . Cái này thường nhẩm thôi cũng ra chứ đừng nói phải đặt bút tính .Cái xác định SCT ở hiện trường là những công trình lớn kìa . ps : Lần sau có hỏi thì xưng hô cho đoàng hoàng nhé cô pé !
Robertbura
muadem116
Muốn xác định SCT bằng thí nghiệm thì phải định nghĩa thế nào là sct của đất nền, làm rõ trạng thái móng nông được coi là bị phá hoại là như thế nào. Theo lý thuyết thông thường vẫn được dạy cho sv thì móng nông chịu tải trọng làm cho đất nền ở 2 bên cạnh chuyển sang trạng thái linh tinh gì đấy, và khi chiều sâu của trạng thái đấy phát triển xuống 1/4B thì coi là móng bị phá hoại. Lúc đó xác định được SCT của đất nền theo kiểu linh tinh gì đấy, chà, nhậu nhiều quá chẳng nhớ được gì cả, chắc phải mua quyển giáo trình về đọc thôi
muadem116
Rolandpr Cái điều kiện phát triển vùng dẻo 1/4 của B dưới móng nông không phải là điều kiện để coi móng là phá hoại mà nó chỉ là điều kiện để móng làm việc quan hệ tuyến tính. Điều kiện sức chịu tải của móng nông lại khác, nó được xác định bằng công thức dựa trên sơ đồ phá hoại trượt của móng cơ.
Rolandpr
nguyentrungata Em nghĩ rằng có thể làm giống như cọc được. Thử full scale cho một cái móng nông kích thước đúng với kích thước thực tế. Cũng dùng cái việc chất tải. Cái này làm đơn giản chỉ việc làm mặt cái cổ cột (nhớ có chừa cái phần lap splicing cho thép, nếu không thì cũng vẫn có cách khác). Rồi chất tải, rồi gia tải từng cấp......chắc là tìm được cái tải phá hoại, làm mọi cái chắc cũng giống như làm với cọc nhỉ.
nguyentrungata
jinchan Chính xác. Giải thích thêm cái nghĩa full scale của bạn Oanh cho các bạn khác hiểu rõ hơn. Cái thí nghiệm xác định sức chịu tải của móng nông này vẫn được người ta áp dụng có điều kiện là kích thước bàn nén và độ sâu bàn nén phải đúng như kích thước và độ sâu của móng = full scale. Kết quả này chỉ có giá trị với cái móng đúng kích thước như vậy. Khác đi thì không còn đúng nữa. Cũng có những nghiên cứu tìm hệ số liên quan cho móng có kích thứoc khác nhưng độ tin cậy là rất thấp. Trình tự thí nghiệm và tính toán kết quả có được trình bày trong tiêu chuẩn thí nghiệm bàn nén. Cái thí nghiệm này ít được sử dụng và thường được sử dụng ở những nơi mà việc xác định sức chịu tải của móng nông bằng các công thức lý thuyết có những nghi ngờ ví dụ như móng đặt trên lớp bùn yếu trong các loại móng nổi. Một trong những nơi áp dụng cái anh thí nghiệm này là nơi mà hệ số an toàn khi tính toán không cao (Fs = [R]/ P) cần phải khẳng định lại bằng thực nghiệm. Cái này người Nhật dùng khá nhiều. ở ta ít dùng vì nhiều công trình không thích làm móng nông, đất hơi khó một chút là khoái dùng móng cọc hơn. Khi dùng móng nông ở ta, thường sử dụng khi mà hệ số an toàn khá lớn. Vì vậy, chẳng bao giờ thèm biết là có loại thí nghiệm này. Bọn Nhật nó nghèo hơn ta nên nó phải dùng loại thí nghiệm này.
jinchan
rtgreter vret ẻ bác không phải nghĩ đâu, mà khẳng định luôn được đấy cái full scale hẳn phải được các cụ đã làm để kiểm chứng các công thức tính toán sức chịu tải của các cụ theo các phương pháp khác nhau. Có điều làm cái này sẽ tốn kém và không thực tế nên người ta bỏ qua không mấy khi làm nữa.
rtgreter vret ẻ
test1212 vâng, nhưng sv chỉ được học cái này thôi bác ạ.
test1212
MichaelKl Tôi lại không nghĩ thế vì năm ngoái tôi vừa thấy thằng cu nhà tôi học nền móng của thầy Quân ở trường DHXD theo cái mà tôi đã nói rồi đó. Sách của thầy Quân đã nói rất rõ về cái này mà.
MichaelKl
ao anh xa Bác Oanh có thể nói rõ thêm khi nào thì được móng được coi là phá hoại không, chắc là lún quá 8cm???
ao anh xa
con voi con Vâng thế chắc ngày xưa giáo trình tôi học chưa đề cập đến, mà bác sao lai cho tôi nó đi vào nghề này cho mệt thế.
con voi con
dolkihote Cái này thì tùy tiêu chuẩn quy định nhưng lún không quá 5 cm.
dolkihote
Robertbura Giáo trình ngày xưa bọn tôi học Đại học cũng thế, nó còn lạc hậu hơn giáo trình của các bạn rất nhiều. Thằng cu học đại học XD là con của cô tôi gái tôi.
Robertbura
RaymondEr nhà cháu đọc thấy bẩu là phá hoại dựa vào đường cong quan hệ tải trọng vs độ lún và cả độ lún giới hạn: từ đường này sẽ xác định được điểm peak tương ứng với tải trọng phá hoại nếu độ lún nhỏ hơn độ lún giới hạn. Còn giới hạn về độ lún này như thế nào thì nhà cháu không biết, vẫn nghĩ là giống như tiêu chuẩn quy định với các loại công trình khác nhau thôi. cơ mà chắc trong đời kỹ sư của nhà cháu và các cụ khó có cơ hội làm hay nhìn thấy cái thí nghiệm thử tải móng nông này nhỉ
RaymondEr
Donaldsor nhà cháu hỏi khí không phải, cái này ở đâu ra thế bác ??? PS: từ hôm nick nhà cháu chuyển màu xanh lá cây, loay hoay mãi mà vẫn chưa sửa được bài của người khác và treo được mấy cái nick huycdc, nttungbg, cả nick NGOC_IBST cũng vậy, sao vậy bác nhỉ
Donaldsor
viet toan 12 Hì hì. Cái việc này nó cũng tương tự như thí nghiệm nén tĩnh cọc thôi. Để có cơ hội làm hoặc nhìn cái thí nghiệm này thì dễ. Chi tiền đây, tôi sẽ bố trí để làm thí nghiệm. Thực ra, tôi đã làm cái thí nghiệm này rồi và cả được nhìn người khác làm nữa. Cả hai lần đều do dốt nên mới làm. Cái lần làm đó là làm một công trình ở Vĩnh tuy, Hà nội với bàn nén đường kính 60 cm trong khi móng là móng băng có bề rộng 2 m. Vậy mà cứ đinh ninh đấy là thí nghiệm xác định sức chịu tải của móng nông. Cũng tính tính toán toán, phân tích như người lớn và cũng báo cáo khoa học khoa hiếc mới kinh. Sau này mới biết là tôi dốt. Được cái mặt trơ trán bóng nên chẳng thấy ngượng một tẹo nào. Hì hì. Cũng nhờ có chuyện ngu dốt của tôi đó nên vào năm 2007 thấy người ta thí nghiệm bàn nén đường kính 1,2 m cho cái móng bè tôi mới có vẻ "não nuyện" che tay cười ruồi họ được. Như vậy, thực ra là chưa được làm và thấy cái thí nghiệm sức chịu tải của móng nông theo nghĩa thực sự của nó mà mới chỉ được làm và thấy cải tưởng là thí nghiệm đó thôi. Với các móng nông băng kích thước nhỏ, tôi có đọc được các tài liệu của bọn Nhật nó làm nhiều về cái này ở cả Việt nam đấy.
viet toan 12
Vincentpype
cái bàn nén 60cm thì nhà cháu cũng làm rồi (hồi sinh viên), ý nhà cháu là cái thí nghiệm hẳn trên móng thật cơ, nghĩa là sau khi xây móng mới chất tải nên rồi ... nén.
Vincentpype
noithatchangson Thực ra người ta đâu cần làm thí nghiệm xác định sức chịu tải của móng nông trên móng thật đâu mà người ta có thể thực hiện cái loại thí nghiệm đấy trên bàn nén có kích thước và độ sâu bằng với kích thước và độ sâu của móng. Vì vậy, cái kết quả thí nghiệm bàn nén đường kính 60 cm mà bạn đã làm vẫn có thể coi là thí nghiệm xác định sức chịu tải cho cái móng có đường kính 60 cm. Tất nhiên là tải thí nghiệm phải nhiều hơn.
noithatchangson
quyetthang122 Hì hì. Cái này là quy định dừng thí nghiệm trong tiêu chuẩn thí nghiệm bàn nén cho cả trường hợp xác định mô đun E của đất và thí nghiệm xác định sức chịu tải. Nó còn có một vài quy định khác nữa ngoài cái quy định này. Thực ra, hình như họ quy định là 40 mm nhưng tôi cứ đưa ra là 5 cm cho nó an toàn. Bởi vậy tôi đâu có dám khẳng định là 5 cm mà chỉ nói là không quá 5 cm. Vả lại đưa ra con số khác khác một chút thì sẽ có người sẽ thắc mắc và sẽ hỏi cho nó vui.
quyetthang122
williamcuong
tại từ đầu nhà cháu đọc bên hòm thư của hội ĐKT, vẫn hiểu là thí nghiệm kiểm tra sức chịu tải của móng chứ không phải xác định hay tính toán rồi mới thi công. kiểu kiểm tra nghiệm thu ý ạ
williamcuong
MrAn12345 Cái này hình như là 1 inch thì phải bác ạ.
MrAn12345
RobertDum Chắc không đúng trong TC của ta. Nếu có thì người ta sẽ viết là 2,5 cm chứ không viết 1 ing chờ. Dù là 1 ing chờ đi nữa thì vẫn đúng với phát biểu của tôi là không quá 5 cm. Công nhận tôi giỏi thật.
RobertDum
EduardoMn
Giả sử bàn nén hiện trường không phải trên đất nguyên thổ mà là đất mới được đắp vài tháng thì sao nhỉ? và nếu nền đất khu vực đó không ổn định như gần bờ sông, đất ở nền thấp dễ tụ nước vào mùa mưa vvv. mà trong thí nghiệm bàn nén chỉ ở thời điểm thuận lợi, còn ở những thời điểm nền đất biến động nó ko thí nghiệm thì phải chăng thí nghiệm bàn nén là vô dụng.
EduardoMn
levantrai Ừ nhỉ. Có khi phải bổ sung thêm điều kiện là phải đổ nước ngập vào trong hố thí nghiệm bàn nén trong quá trình làm thí nghiệm.
levantrai
GeorgeEr Bẩm cụ. Khi cụ thiết kế cái đề cương thử thì cụ phải thử ở cái điều kiện thế này ạ. 1. Đúng với điều kiện móng thực tế sẽ nằm 2. Trong điều kiện bão hòa nước nếu có. 3. Và một loạt thứ khác chưa kịp nghĩ ra
GeorgeEr
fordthudo1
Theo các giao kèo trong đề cương mà anh đưa ra thì có sai xót vì rằng: đã nói giả sử nền đất chỗ này phức tạp và luôn biến động thế thì: 1/"Đúng với điều kiện móng thực tế sẽ nằm" thực tế ở thời điểm này nó như vầy, nhưng ở thời điểm khác nền sẽ thay đổi, vậy thì bàn nén hiện trường đó có chạy theo thời gian ở mỗi thời điểm được ko 2/ Trong điều kiện bão hòa nước thì ý 1 đã nói nghĩa là lúc có nước, lúc không 3/ Ráng nghĩ ra thêm đi để là đề cương cho sát khỏi bị vướng Tôi đưa ra vậy để thấy rằng có thí nghiệm để mua sự an tâm nhưng chưa chắc thí nghiệm là đúng hết, mời chặt chém tiếp
fordthudo1
michaelyork Cái lo lắng này của bạn thì chẳng cứ cho thí nghiệm này mà nó đúng cho các thí nghiệm khác nữa. Vậy thì các thí nghiệm khác người ta đã giải quyết ra sao nhỉ ???
michaelyork
EduardoMn Giải quyết cũng chỉ bằng "thời gian" sẽ trả lời thí nghiệm là đúng đến mức nào nhưng không đảm bảo là tuyệt đối, chỉ ở mức chấp nhận được cho đến khi tôi die là khỏi phải quan tâm.
EduardoMn
Danielpr
Về thí nghiệm xác định sức chịu tải móng nông tôi có ý kiến như thế này mọi người xem có hợp lý không nhé: Theo công thức xác định sức chịu tải theo terzaghi thì tải trọng giới hạn dưới đáy móng được xác định như sau Nb + Nq . q + Nc . c Trong đó các hệ số N phụ thuộc vào góc ma sát. Tuy nhiên khi góc ma sát nhỏ hơn 15o (đất loại sét và sét pha) thì giá trị N rất nhỏ và gần như không đổi. Như vậy nếu đất nền là đất sét, ta hoàn toàn có thể xem xét tiến hành thí nghiệm hiện trường kiểm tra sức chịu tải của móng nông được.
Danielpr
traiyo1 Dưới đáy móng người ta thường lót cái gì ?? Đất sét à ???
traiyo1
Arshes
Bê tông lót chú a
Arshes
hiepsitayto Hình như BT lót có phi > 15 độ.
hiepsitayto
muaxanh
Đấy là chú coi bê tông lót như là 1 lớp đất và kiểm tra sức chịu tải tại lớp này, nhưng theo cháu nó là 1 bộ phận của kết cấu móng, phần nền bao gồm các lớp đất dưới nó cơ.
muaxanh
StevenKl Cũng được nhưng cái công thức tính sức chịu tải của móng nông nó coi móng là cứng để tạo ra mặt trượt. Vả lại, công thức tính sức chịu tải của móng nông có nhiều loại công thứ lắm, thử xem thêm các tác giả khác xem khi phi < 15 độ cái giá trị của Nb đó nó như thế nào. Cái việc thí nghiệm bàn nén để xác định cường độ vốn đã từng được sử dụng, gần đây tự nhiên bị bỏ. Chắc là có vấn đề gì đó chứ nhỉ.
StevenKl
profiltam
Bác hỏi câu này làm tôi nhớ lại quả móng cọc có công thức kiểm tra khối móng quy ước của móng nông. Tính lún, tính SCT của khối móng dưới chân cọc. Nếu có thí nghiệm móng nông kiểm tra SCT thì thí nghiệm tôi này thế nào đây bác ơi.
profiltam

CÁC CÂU HỎI KHÁC CÙNG CHUYÊN MỤC:


       Cách tính toán móng tời điện 10 tấn    (có 6 câu trả lời)
       Cho em hỏi công thức thiết kế móng nông?    (có 12 câu trả lời)
       Mọi người cho em hỏi về sức chịu tải    (có 29 câu trả lời)
       Xử lý mối nối bê tông cũ - mới ??    (có 7 câu trả lời)
       Thép trên, thép dưới đặt sai có nghiêm trọng?    (có 18 câu trả lời)
       sức chịu tải nền    (có 16 câu trả lời)
       thiết kế móng đệm cát    (có 9 câu trả lời)
       Cọc tím để làm gì ???    (có 49 câu trả lời)
       Giúp giúp giúp với!!!!    (có 6 câu trả lời)
       hệ số nền móng băng    (có 6 câu trả lời)
       "heo mi" móng nông chịu mô men lớn    (có 11 câu trả lời)
       cach bo tri thep cho mong nong    (có 15 câu trả lời)
       Công thức tính hệ số nền    (có 10 câu trả lời)
       Quả đắng ngắt.    (có 111 câu trả lời)
       Thắc mắc về thống kê số liệu địa chất    (có 25 câu trả lời)
       trọng lượng riêng đẩy nổi    (có 5 câu trả lời)
       Cách tính toán toán móng đơn và móng băng?    (có 6 câu trả lời)
       Các anh biết nhiều vê địa chất ở Vĩnh Long giúp em với!!!    (có 6 câu trả lời)
       [PA]Xem xét phương án móng    (có 33 câu trả lời)
       Về địa chất nền móng    (có 6 câu trả lời)
       Cách tính toán hệ số nền theo công thức Bowles?    (có 42 câu trả lời)
       Đã đến lúc Hà Nội cần tcó các Quy định chặt chẽ hơn về khảo s    (có 24 câu trả lời)
       Thí nghiệm sức chịu tải của nền?    (có 16 câu trả lời)
       Móng băng hay móng bè?    (có 46 câu trả lời)
       Móng đá hộc?    (có 14 câu trả lời)
       Móng gạch cho nhà dân?    (có 52 câu trả lời)
       Bản vẽ móng băng nhà phố?    (có 67 câu trả lời)
       Cách tính toán toán móng bè?    (có 102 câu trả lời)
       Nội suy trên đường cong e - p?    (có 18 câu trả lời)
       tính toán móng dưới tường bằng đá, gạch    (có 13 câu trả lời)
       Bố trí thép cho móng?    (có 15 câu trả lời)
       Thi công khoan cấy thép.    (có 15 câu trả lời)
       Phương pháp giảm lún cho móng nông ?    (có 68 câu trả lời)
       ứng suất gây lún dưới lớp đáy đệm cát    (có 15 câu trả lời)
       Bố trí thép móng băng    (có 33 câu trả lời)
       Cách tính toán móng bè cho cột điện?    (có 27 câu trả lời)
       Cách tính toán toán móng băng?    (có 95 câu trả lời)
       Độ lệch tâm trong tính toán móng đơn?    (có 52 câu trả lời)
       Cho hỏi cách TK móng đơn?    (có 98 câu trả lời)
       Móng nhà trên nền cát    (có 11 câu trả lời)
       Móng máy dây chuyền sản xuất?    (có 8 câu trả lời)
       Giá trị của góc ma sát trong của đất ?    (có 8 câu trả lời)
       Áp lực tiêu chuẩn nền đất?    (có 8 câu trả lời)
       Khi thi công sắt móng có nên hàn sắt ?    (có 8 câu trả lời)
       Tăng sức chịu tải móng nông với lực nghiêng    (có 8 câu trả lời)
       Chuyển vị đứng của đất do ảnh hưởng của cọc - Móng bè trên cọc    (có 8 câu trả lời)
       Cường độ đất thịt chắc theo kinh nghiệm    (có 11 câu trả lời)
       Công ty Xây nhà trọn gói uy tín, giá rẻ ở Hải Phòng?    (có 33 câu trả lời)
       tinh lun co y nghia gi?    (có 14 câu trả lời)
       thắc mắc hệ số nền    (có 15 câu trả lời)
        ... Xem thêm



     "Công ty TNHH Xây dựng và nội thất Phương Vinh, và Văn phòng Kiến trúc Phương Anh là doanh nghiệp hàng đầu về lĩnh vực thiết kế kiến trúc, thiết kế nội thất và thi công tại Hải Phòng. Chất lượng các công trình do chúng tôi thiết kế đã mang lại uy tín và sự tin tưởng của khách hàng hơn 15 năm qua. Sự hài lòng của gia chủ là niềm vui của đội ngũ kiến trúc sư chúng tôi."

Công ty TNHH Xây dựng và Nội thất Phương Vinh

Văn phòng Kiến trúc Phương Anh

Địa chỉ: Số 2A phố Phụng Pháp - Đằng Giang - Ngô Quyền - Hải Phòng
Hotline:
       KTS. Mr.Tuấn Anh 0901.291.666
       KTS. Mrs.Phương 085.88.355.88
       KTS. Mr.Thành 0912.308.118
Fanpage: facebook.com/maukientrucdep/



back to top